Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên năm học 2009- 2010 môn: hoá học

CâuI(2,25đ)

 1.Khi nung hoàn toàn chất A thì thu được chất rắn B màu trắng và khí C không màu. Chất B phản ứng mãnh liệt với nước tạo thành chất D, dung dịch D làm đỏ phenolphtalein. Khí C làm vẫn đục dung dịch D. Khi cho chất rắn B tác dụng với cacbon ở nhiệt độ cao thì thu được chất E và giải phóng khí F. Cho E tác dụng với nước thì thu được dung dịch D và khí không màu G. Khí G tác dụng lần lượt với các dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch nước Br2/CCl4dư. Xác định các chất A,B,C,D,E,F,G và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên năm học 2009- 2010 môn: hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
 QUẢNG NAM. Năm học 2009- 2010
ĐỀ CHÍNH THỨC
 MÔN: HOÁ HỌC
 Thời gian 120 phút (không kể thời gian giao đề)
CâuI(2,25đ) 
 1.Khi nung hoàn toàn chất A thì thu được chất rắn B màu trắng và khí C không màu. Chất B phản ứng mãnh liệt với nước tạo thành chất D, dung dịch D làm đỏ phenolphtalein. Khí C làm vẫn đục dung dịch D. Khi cho chất rắn B tác dụng với cacbon ở nhiệt độ cao thì thu được chất E và giải phóng khí F. Cho E tác dụng với nước thì thu được dung dịch D và khí không màu G. Khí G tác dụng lần lượt với các dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch nước Br2/CCl4dư. Xác định các chất A,B,C,D,E,F,G và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
 2.Cho A là oxit, B là muối, C và D là các kim loại. Hãy chọn chất thích hợp với A,B,C,D và hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
 a) A + HCl → 2 muối + H2O b) B + NaOH → 2 muối + H2O
 c) C + muối → 1 muối d) D + muối → 2 muối
Câu II(2đ)
 1.Cho 30,3 gam dung dịch rượu etylic trong nước tác dụng với Natri dư thu được 8,4 lít khí ở (đktc). Xác định độ rượu, biết rằng khối lượng riêng của rượu etylic tinh khiết là 0,8g/ml, của nước bằng 1 gam/ml.
 2. Một hỗn hợp gồm 2 hydrocacbon mạch hở CxH2x và CxH2y . Cho 9,1 gam X làm mất màu vừa hết 40gam Br2 trong dung dịch. Hãy xác định công thức phân tử của 2 hydrocacbon; biết rằng trong X thành phần thể tích của chất có phân tử khối nhỏ hơn nằm trong khoảng từ 65% đến 75%.
Câu III(2đ)
 1.Sau khi làm thí nghiệm,có những khí thải độc hại sau: H2S, SO2,NO2, Cl2.Người ta sử dụng dung dịch nước vôi trong dư để loại bỏ các khí trên.Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra để giải thích.
 2.Có 3 mẫu phân bón hoá học không ghi nhãn là: phân KNO3, phân NH4NO3 và phân (NH4)3PO4.. 
Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết mỗi mẫu phân trên và cho biết mẫu nào là phân bón đơn,mẫu nào là phân bón kép.
Câu IV(2đ)
 1 Người ta nấu xà phòng từ một loại chất béo có công thức(C15H31COO)3C3H5.Viết phương trình phản ứng và tính lượng xà phòng Natri tạo thành từ 200kg chất béo có chứa 19,4% tạp chất không phản ứng, biết sự hao hụt trong sản xuất là 15%.
 2.Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam hợp chất hữu cơ mạch hở A cho toàn bộ sản phẩm cháy là (CO2 và H2O) vào bình dung dịch nước vôi trong dư. Kết thúc phản ứng thấy khối lượng bình nước vôi tăng 2,48 gam, trong bình thu được 4 gam kết tủa.
a)Viết các phản ứng xảy ra và tìm công thức phân tử của A, biết tỉ khối của A so với H2 bằng 30.
b)X là axit hữu cơ và Y là este đều có cùng công thức phân tử với A .Viết phương trình phản ứng khi cho X,Y lần lượt tác dụng với các chất sau đây (nếu có): NaOH, NaHCO3, H2O (xúc tác axit, t0).
Câu V(1,75đ)
 Hoà tan hoàn toàn 5,94 gam bột Al vào dung dịch NaOH dư được khí A..Cho 1,896 gam KMnO4 tác dụng hết với axit HCl đặc dư, được khí B. Nhiệt phân hoàn toàn 12,25 gam KClO3 có xúc tác, thu được khí C. Cho toàn bộ lượng các khí điều chế ở trên vào một bình kín rồi đốt cháy để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau đó làm lạnh bình để cho hơi nước ngưng tụ hết và giả thiết các chất tan hết vào nước thu được dung dịch E. Viết các phương trình phản ứng và tính nồng độ C% của dung dịch E
Cho biết:H=1,C=12,O=16,Al=27,Fe=56,Mn=55,Br=80,K=39,Cl=35,5,Na=23,Ca=40.
Thí sinh không được sử dụng bảng HTTH
Họ và tên thí sinhsố báo danh ...
Câu I
(2,25)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Điểm
1
Xác định các chất: A : CaCO3 , B : CaO , C : CO2 , D : Ca(OH)2 ,
E : CaC2 , F : CO . G : C2H2 
0,25
Các phương trình hoá học :
CaCO3 CaO + 2CO2 (1)
CaO + H2O → Ca(OH)2 (2)
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O (3)
CaO + 3C CaC2 + 2CO (4)
CaC2 + 2 H2O → Ca(OH)2 + C2H2 (5)
C2H2 + Ag2O → C2Ag2 + H2O (6)
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4 (7)
1đ/7pt
2
Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O (1)
Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O (2)
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 (3)
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2 (4)
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu II
(2đ)
Điểm
1
Các phản ứng xảy ra
Na + H2O → NaOH + 1/2H2 (1)
Na + C2H5OH → C2H5ONa + 1/2 H2 (2)
Gọi x, y là số mol của H2O và C2H5OH. Ta có hệ pt:
 18x + 46y = 30,3
 1/2x + 1/2 y = 8,4/22.4 = 0,375 x = 0,15 ; y = 0,6
Độ rượu =
0,25
0,25
0,5
2
Đặt công thức chung của 2 hydrocacbon là CnH2n. đk: (x ‹ n ‹ y )
 CnH2n + Br2 CnH2nBr2 (1)
Từ (1): 
M = 9,1/0,25 = 36,4 14n = 36,4 n = 2,6.
Suy ra trong X có 1 chất là C2H4 . Vậy CxH2x là C2H4 chiếm từ 65% đến 75%. Chất còn lại CyH2y có y 2,6 chiếm từ 25% đến 35%
Đặt a là %V của CyH2y
 (1 – a ) là %V của C2H4
Ta có: 14ya + 28(1 – a) = 36,4a =
Mà: 0,25 a 0,35 0,25 0,35 3,7 ‹ y ‹ 4,4.
Chọn y = 4 . Vậy CyH2y là C4H8
0,25
0,25
0,5
CâuIII
(2đ)
Điểm
1
Các phương trình phản ứng xảy ra:
H2S + Ca(OH)2 → CaS + H2O (1)
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O (2)
NO2 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + H2O (3)
Cl2 + Ca(OH)2 → CaCl2 + Ca(ClO)2 + H2O (4)
0,25
0,25
0,25
0,25
2
+ Trích 3 mẫu thử cho tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 , đun nhẹ
Mẫu có khí mùi khai là NH4NO3, mẫu nào có kết tủa trắng và khí mùi khai là (NH4)3PO4, mẫu không có hiện tượng là KNO3
Pt: 2NH4NO3 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O (1) 
2 (NH4)3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + 6NH3 + 6H2O (2)
+ Phân bón đơn: NH4NO3
Phân bón kép: KNO3 và (NH4)3PO4 
0,25
0,25
0,25
0,25
CâuIV
(2đ)
Điểm
1
Pt: (C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH → 3 C15H31COONa + C3H5 (OH)3 (1)
Lượng xà phòng natri: 
0,25
0,5
2
a) Khối lượng của bình nước vôi tăng sau phản ứng là:
m(CO2 + H2O) = 2,48 gam
nCO2 = nCaCO3 = 4/100 = 0,04mol mCO2 = 0,04. 44 = 1,76gam
 mH2O = 2,48 – 1,76 = 0,72gam
mC = 0,04x12= 0,48gam; mH = 0,72x2/18 = 0,08gam
mO = 1,2 – (0,48+0,08)= 0,64gam
Gọi CTTQ của A là CxHyOz
Pt: CxHyOz + O2 → xCO2 + H2O (1)
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O (2)
Ta có: 
 CTPT của A là : C2H4O2.
b)CTCT của X: CH3COOH, CTCT của Y là: HCOOCH3
Các phản ứng xảy ra:
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O (1)
CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + CO2 + H2O (2)
HCOOCH3 + NaOH HCOONa + CH3OH (3)
HCOOCH3 + H2O HCOOH + CH3OH (4)
0,25/2pt
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
CâuV
(1,25đ)
1
Ta có các phản ứng:
2 Al + 2 NaOH + 2H2O → 3 H2 (1)
2 KMnO4 + 16HCl → 2 KCl + 2MnCl2 + 5 H2O + 8 H2O (2)
2 KClO3 → 2KCl + 3 O2 (3)
Theo từng phương trình ta có: nH2 =
 nCl2 =
 nO2 =
H2 + Cl2 → 2 HCl (4)
2 H2 + O2 → 2 H2O (5)
Các khí phản ứng với nhau vừa đủ tạo ra lượng HCl = 0.06mol
Và 0,3 mol H2O
C% HCl = 
0,25
0,25
0,25
0,25/2pt
0,25
Ghi chú: thí sinh giải bài toán theo các cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

File đính kèm:

  • docTS 10 THPT CHUYÊN.doc