Giáo án Hóa học lớp 9 Bài 7: tính chất hoá học của bazơ

I. MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức : Biết được:

- Tính chất hoá học chung của bazơ (tác dụng với chất chỉ thị màu, và với axit); tính chất hoá học riêng của bazơ tan (kiềm) (tác dụng với oxit axit và với dung dịch muối); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước(bị nhiệt phân huỷ).

2. Kỹ năng :

- Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không tan.

- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan.

3. Thái độ :

- Giáo dục tính cẩn thận trong thao tác, khả năng duy vật biện chứng .

4. Trọng tâm:

- Tính chất hóa học của bazơ.

5. Năng lực cần hướng đến:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4752 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 9 Bài 7: tính chất hoá học của bazơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 6 Ngày soạn: 19/09/2014
Tiết : 11 Ngày dạy: 22/09/2014
Bài 7: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BAZƠ
I. MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức : Biết được:
- Tính chất hoá học chung của bazơ (tác dụng với chất chỉ thị màu, và với axit); tính chất hoá học riêng của bazơ tan (kiềm) (tác dụng với oxit axit và với dung dịch muối); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước(bị nhiệt phân huỷ).
2. Kỹ năng : 
- Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không tan.
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan. 
3. Thái độ : 
- Giáo dục tính cẩn thận trong thao tác, khả năng duy vật biện chứng .
4. Trọng tâm:
- Tính chất hóa học của bazơ.
5. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên và học sinh
a. Giáo viên: 
- Hóa chất : Dd NaOH, CuSO4, phenolphtalein, quỳ tím.
- Dụng cụ : Giá ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, ống nghiệm , đèn cồn. 
b. Học sinh: Xem trước nội dung bài mới.
2. Phương pháp:Thí nghiệm nghiên cứu – Trực quan – Vấn đáp – Thảo luận nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp (1’): 
Lớp
Tên HS vắng học
Lớp
Tên HS vắng học
9A1
9A4
9A2
9A5
9A3
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu về TCHH của oxit, axit . Vậy bazơ có những TCHH giống hay khác tính chất hóa học của oxit, axit. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1. Tác dụng của bazơ với chất chỉ thị(5’) . 
-GV:Hướng dẫn thí nghiệm: 
+ Nhỏ 1 giọt dd NaOH 10% vào mẩu giấy quì tím, quan sát hiện tượng ? Giải thích ? + Nhỏ 1 giọt dd phenolphtalein ( không màu ) vào ống nghiệm dd NaOH, quan sát hiện tượng ? Giải thích ? 
-GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã được học làm bài tập nhận biết sau: Em hãy trình bày cách nhận biết 3 lọ mất nhãn, không màu H2SO4, Ba(OH)2, HCl bằng phương pháp hóa học.
-HS: Quan sát theo sự hướng dẫn của giáo viên:
+ Quỳ tím hóa xanh.
+ Phenolphtalein hóa đỏ.
-HS: Dựa vào kiến thức bài axit và bài mới để trả lời.
1. Tác dụng với chất chỉ thị :
+ Làm quỳ tím hóa xanh .
+Làm phenolphtalin không màu thành đỏ .
Hoạt động 2. Tác dụng với oxit axit(5’). 
-GV: Yêu cầu HS nhắc lại TCHH của oxit axit .Từ đó chốt TCHH thứ 2 của bazơ.
-GV: Yêu cầu học sinh lên bảng viết PTHH .
-GV: Kết luận.
-HS: Nhắc lại TCHH .
-HS: Lên bảng viết PTHH 
2KOH + CO2 K2CO3 + H2O 
Ba(OH)2 + SO3 BaSO4 + H2O.
-HS: Ghi vở.
2. Tác dụng với oxit axit 
Muối + nước .
Ca(OH)2+SO2CaSO3+ H2O 
6KOH+P2O52K3PO4+3H2O 
Hoạt động 3. Tác dụng với axit(8’).
-GV: Yêu cầu HS nhắc lại TCHH của axit . Từ đó chốt TCHH thứ 3 của bazơ.
-GV: Yêu cầu HS viết PTHH minh họa.
-GV hỏi: Phản ứng giữa axit và bazơ gọi là phản ứng gì ?
-GV: Kết luận .
-HS: Nhắc lại.
-HS: Viết PTHH:
Cu(OH)2 + H2SO4 CuSO4 + H2O .
Ca(OH)2 + 2HCl CaCl2 + 2H2O
-HS: Phản ứng trung hòa.
-HS: Ghi vở.
3. Tác dụng với axit : muối + nước. 
Fe(OH)3+3HClFeCl3+3H2O 
Ba(OH)2+2HNO3 Ba(NO3)2 + 2H2O 
Hoạt động 4. Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ(7’) . 
-GV: Hướng dẫn thí nghiệm
Cho vào bát sứ Cu(OH)2 và nung nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra.
- GV: Nhận xét hiện tượng (màu sắc của chất rắn trước khi đun và sau khi đun ) .
- GV: Ngoài ra dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch muối. Chúng ta sẽ được tìm hiểu sau. 
-HS: Quan sát tiến trính thí nghiệm mẫu của giáo viên .
-HS: Chất rắn màu xanh chuyển sang màu đen.
- HS: Lắng nghe. 
4. Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ : oxit + nước.
Cu(OH)2 CuO + H2O.
Màu xanh Màu đen 
3.Củng cố(17’ ) :
- GV: Yêu cầu HS làm bài tập củng cố sau: Cho các chất sau: MgO ; Fe(OH)3 ; NaOH ;.	
a) Gọi tên, phân loại các chất trên.
b)Trong các chất trên, chất nào tác dụng được với : dd H2SO4 loãng ; Khí CO2 ; Chất nào bị nhiệt phân huỷ ? Viết phương trình hóa học xảy ra.
4. Nhận xét – Dặn dò (2’):
- Đánh giá nhận xét tinh thần thái độ của HS trong tiết học.
- Học bài, làm các bài tập 1, 2, 3, 5 SGK/ 25.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • dochoa 9 tuan 6 tiet 11.doc