Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 39: Sơ lược về bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học (Tiết 1)

1 - Mục tiêu:

a. Kiến thức:

 Biết được:

- Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tính hạt nhân nguyên tử. Lấy ví dụ minh hoạ.

- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kì, nhóm. Lấy ví dụ minh hoạ.

b. Kỹ năng:

- Quan sát bảng tuần hoàn, ô nguyên tố cụ thể, nhóm I và VII, chu kì 2, 3 và rút ra nhận xét về ô nguyên tố, về chu kỳ và nhóm.

c. Thái độ.

- HS có thái độ nghiêm túc trong học tập, có lòng yêu thích môn học.

2 - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Giáo viên

1. Bảng tuần hoàn (lớp 9) phóng to để treo trước lớp, gần bảng.

2. Ô nguyên tố phóng to

3. Chu kì 2, 3 phóng to

4. Nhóm I, nhóm VII phóng to.

5. Sơ đồ cấu tạo nguyên tử (phóng to) của một số nguyên tố.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 39: Sơ lược về bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
2/01/2012
Ngày giảng:
Hóa
9
A
Hóa
9
B
Hóa
9
C
Hóa
9
D
Hóa
9
E
Tiết 39 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN 
CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
(Tiết 1 T)
1 - Mục tiêu:
a. Kiến thức: 
	Biết được: 
- Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tính hạt nhân nguyên tử. Lấy ví dụ minh hoạ.
- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kì, nhóm. Lấy ví dụ minh hoạ.
b. Kỹ năng:
- Quan sát bảng tuần hoàn, ô nguyên tố cụ thể, nhóm I và VII, chu kì 2, 3 và rút ra nhận xét về ô nguyên tố, về chu kỳ và nhóm.
c. Thái độ.
- HS có thái độ nghiêm túc trong học tập, có lòng yêu thích môn học.
2 - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
a. Giáo viên
Bảng tuần hoàn (lớp 9) phóng to để treo trước lớp, gần bảng.
Ô nguyên tố phóng to
Chu kì 2, 3 phóng to
Nhóm I, nhóm VII phóng to.
Sơ đồ cấu tạo nguyên tử (phóng to) của một số nguyên tố.
b. Học sinh
- Yêu cầu HS ôn lại KT về cấu tạo nguyên tử ở lớp 8.
3. Tiến trình bài giảng:
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi
Đáp án
Silic đioxit có các TCHH nào? Viết các PTPƯ minh hoạ?
- Tác dụng với kiềm:
SiO2 (r) + 2NaOH(dd)
Na2SiO3(dd) + H2O(h)
- Tác dụng với oxit bazơ:
SiO2 (r)+CaO(r) CaSiO3 (r)
- Không phản ứng với nước
b. Giảng bài mới: 
 * Đặt vấn đề vào bài mới: Hiện nay chúng ta đã biết được trên 110 nguyên tố hoá học. Các nguyên tố này được sắp xếp vào một bảng gọi là bảng tuần hoàn các nguyên tố HH. Vậy các nguyên tố được sắp xếp trong bảng theo nguyên tắc nào? Bảng tuần hoàn có cấu tạo ntn?. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được các thắc mắc trên?
Hoạt động 1: (5’)
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần nhớ
-?: Ai đã sáng lập ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học? 
-?: Lúc đầu bảng THNTHH được sắp xếp theo nguyên tắc nào?
-GV:(Gi) Nếu sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử thì không đúng ở một số nguyên tố.
-?: Hiện nay, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo nguyên tắc nào?
-HS: Mendeleep
-HS: Theo khối lượng nguyên tử
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
-HS: TL→
I/ Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố HH được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử.
Hoạt động 2: (26’)
Cấu tạo bảng tuần hoàn:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần nhớ
- GV nêu vấn đề: Mỗi một nguyên tố được sắp xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn gọi là một ô nguyên tố. Vậy nhìn vào môt ô nguyên tố ta biết được các thông tin gì về nguyên tố? Chúng ta cùng nhau xét ô thứ 12
-?: Nhìn vào ô số 12, ta hiểu được thông tin gì về nguyên tố?
-?: Tương tự, nhìn vào ô số 11, ta hiểu được gì về nguyên tố này?
-?: Số hiệu nguyên tử cho em hiểu thông tin gì về nguyên tố?
-?: Vậy ô nguyên tố cho ta biết những thông tin gì về nguyên tố đó?
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
-HS: Nghiên cứu các thông tin ở ô nguyên tử số 12:
 + Tên nguyên tố: Magie
 + Kí hiệu hoá học: Mg 
 + Số hiệu nguyên tử: 12
 + Nguyên tử khối: 24.
-HS: Ô số 11:
 + Tên nguyên tố: Natri
 + Kí hiệu hoá học: Na
 + Số hiệu nguyên tử: 11
 + Nguyên tử khối: 23.
- Số hiệu nguyên tử cho hiểu số điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử.
-HS: TL→
1. Ô nguyên tố:
-Ô nguyên tố cho biết: 
+ Số hiệu nguyên tử
+ Kí hiệu hoá học
+ Tên nguyên tố
+ Nguyên tử khối của nguyên tố.
- Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử. Số hiệu nguyên tử trùng với số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
-GV:(Gi) Các nguyên tố sắp xếp trong cùng một hàng (Trong bảng dạng dài) được gọi là một chu kỳ
-?: Các nguyên tố được xếp cùng một chu kì có đặc điểm như thế nào?
-GV: Các nguyên tố ở chu kì 2 có 2 lớp e. Các nguyên tố ở chu kì 3 có 3 lớp e.
-?: Số thứ tự của chu kỳ và số lớp e có mối quan hệ với nhau ntn?
-?: Trong một chu kỳ khi đi từ trái sang phải số điện tích hạt nhân nguyên tử sẽ thay đổi ntn?
-?: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố HH có bao nhiêu chu kỳ?
-?: Hãy so sánh số lượng nguyên tố của chu kỳ 1,2,3, so với chu kỳ 4,5,6,7?
-GV: Chu kỳ 1 có 2 nguyên tố, chu kỳ 2,3, có 8 nguyên tố gọi là chu kỳ nhỏ. Chu kỳ 4,5,6,7 ; gọi là chu kỳ lớn.
-HS: TL→
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
-HS: TL→
-HS: TL→
-HS: 7 chu kỳ
-HS: Các chu kỳ 4,5,6,7 có số lượng nguyên tố nhiều hơn các chu kỳ 1,2,3,
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
2. Chu kì:
- Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp e được xếp vào 1 chu kỳ
- Số thứ tự của chu kỳ chính là số lớp 
- Khi đi từ trái sang phải điện tích hạt nhân tăng dần
-GV: Các nguyên tố được xếp vào cùng một cột được gọi là một nhóm.
-?: Các nguyên tố được xếp cùng một nhóm nguyên tử có đặc điểm ntn ?
-?: Số thứ tự của nhóm và số e lớp ngoài cùng của nguyên tử có mối quan hệ với nhau ntn ?
-?: Khi đi từ trên xuống dưới điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố thay đổi ntn?
-?: Trong bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm ?
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
-HS: Nghiên cứu SGK để trả lời
-HS: TL→
-HS: TL→
-HS: 8 nhóm
3. Nhóm:
-Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số e lớp ngoài cùng bằng nhau 
- Số thứ tự của nhóm bằng số e lớp ngoài cùng của nguyên tử.
- Trong một nhóm khi đi từ trên xuống dưới điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố tăng dần.
c. Củng cố -Luyện tập: (8’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-GV: Cho HS nghiên cứu nội dung bài tập 1
-GV: Hướng dẫn HS 
+Dựa vào đặc điểm của nhóm và chu kì để xác định được số nhóm và số chu kì →Xác định được tên nguyên tố và số e của nguyên tử
-HS: Tự nghiên cứu bài tập 1
-HS: Tự hoàn thành vào vở. Sau đó HS báo cáo kết quả HS khác nhận xét bổ sung hoàn thiện.
Bài tập 1 : Một nguyên tố có 3 lớp e và có 5 e lớp ngoài cùng. Nguyên tử của nguyên tố trên có bao nhiêu e, là nguyên tố nào ?, ở chu kỳ mấy ? nhóm mấy ?
Giải
- Nguyên tố nằm ở chu kỳ 3 nhóm 5. Là nguyên tố Phôtpho (P). Nguyên tử có 15 e
d. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau: (1’)
	Y/c học các KT trong bài và làm BT số 3.
* RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian giảng toàn bài: 
- Thời gian dành cho từng phần: 
.
.........................................................................................................................- Phương pháp giảng dạy: .
- Nội dung: .

File đính kèm:

  • docCopy (39) of T37.doc
Giáo án liên quan