Kinh nghiệm BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH 9

Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển với tốc độ cao. Cùng với sự phát triển đó, đất nước ta ngày càng đổi mới và chuyển sang nền kinh tế thị trường - mở cửa , giao lưu hội nhập cùng các quốc gia khác trên thế giới.

 Song song với xu thế trên, thì sự lựa chọn số một về ngoại ngữ hiện nay là tiếng Anh, nó được xem như là ngôn ngữ quốc tế trong việc giao lưu, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Chính vì vậy, ngay từ khi tiến hành công cuộc đổi mới Đảng ta đã quan tâm đến ngành giáo dục và đã chọn bộ môn tiếng Anh là môn học bắt buộc để giảng dạy trong các trường phổ thông cũng như cao đẳng và đại học.

Hơn nữa, một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta đối với giáo dục trong thời kỳ đổi mới là: nâng cao nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Muốn làm được việc này thật không dễ. Nó đòi hỏi một sự nỗ lực và sáng tạo không biết mệt mỏi của những người làm công tác giáo dục nói chung và toàn thể đội ngũ giáo viên chúng ta nói riêng. Nhằm tạo ra nguồn nhân tài trong tương lai cho đất nước thì ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải theo dõi, phát hiện và tiến hành bồi dưỡng các em nhằm giúp các em phát huy hết khả năng của mình.

 Là một giáo viên phụ trách giảng dạy môn tiếng Anh ở trường Trung học cơ sở, song song với công tác giảng dạy trên lớp theo chuyên môn thì tôi còn tham gia công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Anh của trường. Với một ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nay tôi xin trình bày cho bạn bè đồng nghiệp tham khảo cũng như chia sẻ cho tôi thêm những kinh nghiệm về công tác này nhằm cùng nhau đưa phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi tiến thêm những bước mới .

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11076 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mua rất nhiều sách .	 
 Trước những tình hình như đã được phân tích trên, muốn đạt được kết quả tốt thì người giáo viên tham gia dạy bồi giỏi phải thường xuyên học hỏi, tự trau dồi nâng cao trình độ, phải liên tục cập nhật nâng cao kiến thức để theo kịp những đổi mới về phương pháp giảng dạy cũng như các yêu cầu của các kỳ thi học sinh giỏi huyện, tỉnh .
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN : 
1. Đối với giáo viên :
	Qua nhiều năm giảng dạy bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm mà theo tôi nghĩ nó có hiệu quả trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi như sau:
a. Thái độ trong công tác :
Mặc dù công tác bồi học sinh giỏi là một việc rất vất vả, nó chiếm rất nhiều thời gian công sức và cả tiền bạc. Nhưng không vì thế mà bản thân tôi nhụt chí, hầu như năm nào tôi cũng tham gia công tác này. Tôi thường quan niệm rằng : sự thành công của học sinh chính là sự thành công của bản thân tôi . Hằng năm khi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, tôi thường soạn lại kế hoạch bồi dưỡng, sao cho phù hợp với đối tượng học sinh năm đó , xác định lượng kiến thức cần cho các em, từ đó có hướng soạn giáo án bồi giỏi thích hợp . 
b. Phối hợp trong công việc :
Luôn phối hợp tốt với các giáo viên và đoàn thể khác ở nhà trường trong quá trình bồi dưỡng . 
- Với giáo viên bộ môn trong tổ : luôn trao đổi học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt tình hình của học sinh qua các năm trước , để tìm ra mặt mạnh và những hạn chế của từng em trong đội tuyển, thường xuyên trao đổi để có được các dạng bài tập hay - mới cho công tác bồi dưỡng .
- Với các đoàn thể khác trong và ngoài nhà trường : thường xuyên phối hợp và tham mưu với các tổ chức đoàn thể để tạo điều kiện tốt cho các em trong đội tuyển ôn tập . Nhờ giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở nề nếp học tập của các em , phối hợp với phụ huynh học sinh để thông báo thời gian ôn luyện cũng như những nhu cầu cần thiết của các em trong quá trình ôn luyện .
c. Xác định tư tưởng cho học sinh:
Việc tham gia ôn thi học sinh giỏi khiến học sinh phải bỏ ra rất nhiều thời gian cho môn học này, do đó ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các môn học khác. Đã không ít học sinh có ý định bỏ cuộc giữa chừng khi các em đang tham gia ôn tập. Để các em có thái độ tích cực, tôi thường phân tích cho các em hiểu về lợi ích sau này của việc ôn thi học sinh giỏi chứ không đơn thuần là ôn tập để thi là xong. Môn tiếng Anh sẽ còn theo các em rất lâu trong quá trình học tập, cũng như lợi ích của nó trong công việc ở tương lai của các em sau này. Từ đó các em thấy được tầm quan trọng của môn học và có thái độ tích cực hơn khi ôn tập. Ngoài ra để tạo điều kiện cho các em tham gia các môn học khác được tốt, tôi thường bố trí thời gian học tập , ôn tập phù hợp cho các em tránh sự quá tải về thời gian, cũng như việc nhồi nhét kiến thức. 
d. Tài liệu tham khảo :
Việc ôn tập bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi cần phải cho học sinh thực hành làm thật nhiều các dạng bài tập nâng cao khác nhau, do vậy bản thân tôi đã sưu tầm rất nhiều loại sách nâng cao qua từng năm học. Các loại sách thường sử dụng :
1. Sách bài tập tiếng Anh 9 ( Mai Lan Hương – Nguyễn Thanh Loan )
2. Bài tập bổ sung tiếng Anh 9 ( Võ Thị Thúy Anh – Tôn nữ phương Chi )
3. 30 bài kiểm tra tiếng Anh 9 ( Nguyễn Bá – Thảo Nguyên )
4. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm TA9 ( Nguyễn Thị Minh Hương )
5. Nâng cao các dạng bài tập trắc nghiệm TA9 ( Nguyễn Thị Tường Phước )
6. 35 đề tiếng Anh thi vào lớp 10 ( Mai Lan Hương – Hà Thanh Uyên )
7. Thực hành tiếng Ạnh 9 ( Tôn Nữ Cẩm Tú )
…..
Ngoài các loại sách tham khảo trên, bản thân tôi còn thường xuyên sưu tầm bài tập trên mạng Internet, đồng thời cũng giới thiệu và hướng dẫn các em lên mạng để làm quen với các đề thi . Điều này cũng giúp các em thực hành được nhiều hơn và cũng gây nhiều hứng thú để các em học tập . 
2. Đối với học sinh :
- Tập vở phải ghi chép cẩn thận .
- Ôn luyện theo hướng dẫn của giáo viên .
- Có tinh thần tự giác học tập nâng cao ở trường cũng như ở nhà .
	3. Nội dung khi dạy vòng sơ tuyển ( vòng Huyện )
	- Thời lượng : 10-11 tuần ( giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 )
- Giới thiệu cho các em một số sách tham khảo và các dạng đề thi vòng sơ tuyển 
- Củng cố kiến thức cũ, trang bị kiến thức mới ( HKI lớp 9 ) 
	+ Tenses.
           	+ Active-Passive Forms.
            	+ Reported speech ( Statements & Questions).
            	+ Conditions ( Type 1 & 2 )
            	+ Wishes.         
            	+ Tag-questions.
            	+ Prepositions of time / place.
                      	+ Adjectives ( comparison )
            	+ Adverbs of time / place / frequency / manner.
            	+ Gerunds.
            	+ Modals ( may, might, must, can, should, ought to, have to…)
            	+ Adverb Clauses of Reason/ Result/ Purpose .
            	+ Word form
	* Cách tiến hành :
- Mỗi tuần tiến hành ôn luyện từng chủ điểm ngữ pháp, từng dạng bài tập .
	- Cuối mỗi tuần cho các em làm một bài Test ( thường tổng hợp đủ các dạng bài tập có trong đề thi )
	- Hướng dẫn các em cách làm từng dạng bài trong đề ,
	Ví dụ : 
@ Cách làm phần nghe :
- Trước khi nghe : suy nghĩ về chủ đề sắp được nghe , chuẩn bị trước từ vựng theo chủ đề đó sẽ dễ dàng khi nghe .
- Trong khi nghe : tập trung cao độ, cố gắng không để bị xao nhãng, không nên đặt mục tiêu quá cao là phải nghe và hiểu hết tất cả nội dung. Hãy cố gắng nghe các từ chính rồi sau đó đoán ý của bài nghe. Thông thường những từ chính này, người nói cũng thường phát âm rõ, to ,lên cao để gây chú ý cho người nghe , nếu bình tĩnh để ý thì sẽ thấy các ý chính luôn luôn được người nói lặp đi lặp lại 2,3 lần hoặc có thể là rất nhiều lần . Một điều chú ý nữa là dựa vào văn cảnh để đoán nghĩa của từ . 
@ Cách làm phần ngữ âm 
- Chú ý hai dạng : phát âm và nhấn âm 
	+ Phát âm : ôn lại cách phát âm danh từ số nhiều , động từ bất qui tắc, một số qui tắt đơn giản về nguyên âm trong từ ,…
	+ Nhấn âm ( trọng âm ) : yêu cầu học sinh chú ý vị trí trọng âm của từ khi giáo viên dạy từ vựng trên lớp . Ngoài ra giới thiệu thêm một số qui tắt đơn giản: 
	@ Thông thường nhấn trước các vần sau : cion, tion, sion, cial, tial 
	Ví dụ : reputátion 
	@ Thông thường những động từ đều nhấn sau 
	Ví dụ : compléte, depénd ,
@ Cách làm bài tập từ vựng : được phân ra thành 2 loại word form và word choice 
	+ Word form : là dạng bài tập cho 4 phương án là từ cùng gia đình . Ta phải xác định chổ trống cần có loại từ nào : động từ , tính từ hay trạng từ, … và không quên dịch nghĩa cả câu .
	Ví dụ : There’s a …match between Leeds United and Manchester United next week.
	A. friendship 	B. friendless	C. friendly 	D. friendliness
	+ Word choice : là dạng 4 phương án đưa ra khác nhau . Ta phải dịch nghĩa cả câu . Ngoài ra cần phải thuộc lòng một số thành ngữ hoặc cấu trúc câu thông thường . 
	Ví dụ : ……… attention to all the traffic sign when you are traveling in the street
	A. Make 	B. Pay	C. Keep	D. Take 
	( Pay attention : chú ý ) 
	@ Cách làm bài tập trắc nghiệm ngữ pháp :
	- Đọc và cân nhắc tất cả các sự lựa chọn, ngay cả khi mình cảm thấy đáp án đúng ở ngay lựa chọn đầu tiên .
	- Nếu chưa tìm được lựa chọn đúng ngay thì hãy cố gắng giải đáp bằng phương pháp loại trừ . Một phương pháp loại trừ phổ biến là tìm 2 sự lựa chọn không đúng và loại bỏ chúng trước, tiếp tục cân nhắc 2 lựa chọn còn lại .
	- Chú ý sự hoà hợp giữa chủ ngữ và động từ , giữa chủ ngữ trong câu hỏi và chủ ngữ trong câu trả lời, giữa động từ thường và động từ tobe, giữa câu khẳng định và câu phủ định. Xác định động từ chính của câu, tìm xem cái gì hoặc ai thực hiện hành động đó ( câu chủ động hay bị động ).
	Ví dụ : My father stopped ………two years ago .
	a. smoke 	b. to smoke 	c. smoking 	d. smoked 
	Nếu các em nắm vững lý thuyết ngữ pháp thì sẽ dễ dàng loại ngay 2 phương án a,d . Vì : stop + to Vinf ( dừng lại để làm gì ) và stop + V-ing ( thôi làm gì ) 
	@ Cách làm bài tập sửa lỗi sai :
	- Chú ý sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ .
	- Cách dùng tính từ và trạng từ , giới từ .
	- Cách sử dụng danh từ số ít, số nhiều , đếm được , không đếm được 
	- Điều quan trọng là phải thuộc tất cả các cấu trúc ngữ pháp đã học .
	Ví dụ : She spoke so quick that I didn’t understand what she meant. 
	 quickly
Nếu nắm được trật tự từ trong câu, thì sẽ dễ dàng nhận ra sau động từ thường phải sử dụng trạng từ . 
 @ Cách làm bài dạng đọc hiểu điền từ ( điền từ tự do - trắc nghiệm ):
	- Đọc lướt qua cả đoạn thật nhanh, không tập trung vào bất kì một từ nào cả. Mục đích là hiểu chung cả đoạn . 
- Nhìn vào từng chỗ trống cố gắng tưởng tượng xem ý nghĩa của từ cần điền, loại từ cần điền, chú ý sự hòa hợp trong ngữ cảnh tức là phù hợp với các câu khác ở trong đoạn văn về ý nghĩa và về cấu trúc ngữ pháp . 
- Nêu là dạng có phương án gợi ý , không nên lựa chọn phương án trả lời ngay lần đọc đầu tiên, cũng nên xem lại ý nghĩa , từ loại của từ, lần này lựa chọn một đáp án trong số những đáp án được gợi ý, chú ý các sự lựa chọn cần phải phù hợp với ngữ cảnh .
Ví dụ : 
We don’t only choose clothes to make us look (1) ……, we also use them to tell the world (2)…… our personality . The clothes we wear and our appearance as a whole give other people useful information about what we think and how we feel … 
	1.a. attract 	b. attractive 	c. attractively 	d. attraction 
	2.a. of 	b. with 	c. by	d. about 
Nếu như hướng dẫn các em cách phân tích đề tốt, thì các em dễ dàng nhận ra ở chổ trống số 1 là một tiếng tính từ vì nằm sau look ( look + adj à trông có vẻ ), còn ở chổ trống số 2 là giới từ about ( vì tell …about à nói về …)
 @ Cách làm bài dạng đọc đoạn văn chọn câu trả lời 
 - Đọc kỹ câu hỏi trước , không nên đọc và dịch cả đoạn trước . Vì hiểu được nội dung câu hỏi, câu hỏi muốn chúng ta trả lời cái gì ,… Chính câu hỏi đó cung cấp cho ta một phần câu trả lời . 
Ví dụ :
An increasing number of people are now going on holiday to Egypt . Last year, for example , about one and half million tourists visited Egypt . The population of Egypt is about fifty million and the capital is El Qahira ( Cair

File đính kèm:

  • docskkn tieng anh.doc