SÁng kiến kinh nghiệm Khai thác hiệu quả kênh hình SGK trong dạy học Địa lí 11 Ban cơ bản

Kênh hình trong SGK Địa lí THPT nói chung bao gồm các bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ và các hình ảnh. Bản thân các kênh hình đó không chỉ có tác dụng minh hoạ làm cho sách sinh động hơn, trực quan hơn, mà nó còn nhằm tái tạo, bổ sung, khắc sâu nội dung cho kênh chữ, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn. Ngoài ra, kênh hình còn là một trong những phương tiện quan trọng nhằm tạo biểu tượng, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, nó là một kênh khai thác kiến thức Địa lí rất hữu ích.

Tuy nhiên, thực tế giảng dạy ở trường THPT qua nhiều năm cho tôi thấy hầu hết giáo viên đã có hướng khai thác các kênh hình trong sách giáo khoa vào dạy học Địa lí, nhưng hiệu quả nhìn chung còn nhiều hạn chế. Giáo viên chưa khai thác hết kiến thức tiềm ẩn trong các kênh hình đó. Chính vì vậy mà khả năng đạt hiệu quả cao trong 1 tiết giảng dạy còn hạn chế.

Mặt khác, do điều kiện thực tế của Nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ các nước, châu lục phục vụ cho dạy học Địa lí 11 chưa có nhiều. Do đó, để nâng cao hiệu quả giảng dạy và khắc phục những khó khăn của Nhà trường, bản thân tôi đã nghiên cứu rút ra kinh nhiệm cho bản thân để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên Địa lí trong Trường có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn.

Thực tế, qua một năm triển khai đề tài cho các giáo viên trong bộ môn địa lí ở trường chúng tôi đã đạt được hiệu quả nhất định. Việc vận dụng đề tài vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả cũng như khắc phục được những khó khăn chung của Nhà trường khi mà thiết bị dạy học còn hạn chế.

 

doc22 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4569 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SÁng kiến kinh nghiệm Khai thác hiệu quả kênh hình SGK trong dạy học Địa lí 11 Ban cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ đó rút ra thuận lợi, khó khăn gì đối với phát triển kinh tế. 
Ví dụ: với hình 8.4. phân bố dân cư của Liên Bang Nga theo các bước sau:
+ Quan sát hình 8.4 hãy nhận xét sự phân bố dân cư LB Nga?
+ GV hướng dẫn học sinh quan sát bảng chú giải, điều đầu tiên dễ nhận ra là LB Nga có mật độ dân số thấp. 
+ Sau khi học sinh nhận xét được dân số LB Nga phân bố chủ yếu ở phía Tây (đồng bằng Đông Âu) với mật độ trên 10 người/km2 và trên 25 người/km2 , dải p phía Nam của Xibia dân cư cũng tương đối đông hơn. Còn phần lớn lãnh thổ ở phía đông (Bắc Á) kể cả đồng bằng Tây Xia bia có mật độ dân số rât thấp (dưới 1 người/km2). Nguyên nhân chủ yếu là do phần phía Tây và phía Nam có khí hậu ấm hơn còn phần phía Đông (từ dãy U ran về phía đông) dân số thưa thớt vì khí hậu ôn đới lục địa và cận cực lạnh giá, khắc nghiệt.
+ Từ đó, học sinh rút ra được những khó khăn trong khai thác tài nguyên đặc biệt là vùng phía đông thiếu lao động...
Tương tự với hình 10.4 về sự phân bố dân cư Trung Quốc cũng khai thác theo các bước như vậy: Dân cư cũng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở phía Đông với mật độ rất cao từ phổ biến từ 51-100 người/km2 và trên 100 người/km2, còn phía Tây thì mật độ dưới 1 người/km2. 
- Với các bản đồ về kinh tế: thể hiện sự phân bố theo không gian các ngành nông nghiệp, công nghiệp. Để khai thác các bản đồ này, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các kí hiệu (tượng hình) và màu sắc trên bản đồ nông nghiệp và các vòng tròn thể hiện các trung tâm công nghiệp để xác định được cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghiệp của mỗi quốc gia, sự phân bố sản xuất của các ngành. Dựa vào kiến thức đã học (về tự nhiên, dân cư) để giải thích nguyên nhân sự phân bố đó.
Ví dụ: Hình 10.8 và 10.9 về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp, nông nghiệp Trung Quốc, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi:
+ Dựa vào hình 10.8 hãy xác định các trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn và lớn? Cơ cấu ngành của mỗi trung tâm? Các trung tâm công nghiệp phân bố củ yếu ở miền nào? Tại sao có sự phân hóa rõ rệt giữa miền Đông với miền Tây như vậy?
+ Dựa vào hình 10.9 hãy trình bàu các vùng nông nghiệp chính của Trung Quốc? Vì sao có sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây?
Như vậy hệ thống bản đồ trong Địa lí 11 có những đặc điểm giống nhau về cách trình bày về các quốc gia, giáo viên cần khai thác tốt từng bản đồ ở mỗi bài, đặc biệt là các bản đồ bắt đầu từ các quốc gia đầu tiên như Hoa Kì, LB Nga từ đó giáo viên sẽ tạo được thói quen và trình tự khai thác bản đồ khi học về các nước sau như Nhật Bản, Trung Quôc, khu vực Đông Nam Á và Ôxtrâylia.
3.2. Khai thác kiến thức từ các biểu đồ
Địa lí 11 có chỉ có 10 biểu đồ trong đó nhiều nhất là biều đồ cột gồm biểu đồ (cột đơn, cột gộp nhóm, thanh ngang dạng tháp tuổi...), biểu đồ tròn, biểu đồ miền. Đây là các dạng biểu đồ quen thuộc của chương trình Địa lí THPT, mỗi loại biểu đồ có chức năng thể hiện nhưng do đặc tính riêng của mình mỗi loại biểu đồ có khả năng biểu hiện một đặc điểm nào đó của đối tượng như:
Biều đồ cột có nhiều ưu điểm trong việc thể hiện so sánh các sự vật, hiện tượng, biểu hiện số lượng, tình hình phát triển của sự vật, hiện tượng.
Với biểu đồ tròn thể hiện rõ về quy mô và cơ cấu của sự vật hiện tượng.
Để thể hiện tốt nhất sự chuyển dịch cơ cấu thì biểu đồ miền là dạng biểu đồ tối ưu...
Dù dưới dạng biểu đồ nào thì giáo viên cũng cần tập trung vào việc giúp học sinh rút ra được những kiến thức chứa đựng trong biểu đồ. Từ đó hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng biểu đồ cũng như cách xây dựng các biều đồ đó.
- Để khai thác tốt các kiến thức từ các biểu đồ cần lưu ý:
+ Nhận xét biểu đồ từ cái tổng quát đến cụ thể.
+ Nhận xét phải có số liệu chứng minh (kèm theo năm).
+ Có thể tính số lần tăng (số sau chia số trước) hoặc số lần giảm (trước chia sau) hoặc giá trị tăng (sau trừ trước) hoặc giá trị giảm (trước trừ sau) để đưa ra nhận xét được rõ ràng.
+ Cần chú ý đến các giá trị tăng hay giảm đột ngột và dựa vào các mốc thời gian để giải thích sự thay đổi đó.
+ Nhận xét thường đi kèm với giải thích nguyên nhân, do đó giáo viên phải định hướng cho học sinh dựa vào những kiến thức nào, những hiểu biết của bản thân như thế nào để giải thích được.
Ví dụ 1: Dựa vào hình 5.4 hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinh trong giai đoạn 1985-2004.
Đây là biểu đồ cột nên giáo viên cho học sinh quan sát hình với giá trị trên trục tung, so sánh độ cao các cột để nhận xét giai đoạn 1985-2004 các nước Mĩ La tinh có tốc độ tăng trưởng năm nào cao, năm nào thấp, có thể chia làm những giai đoạn nào hay không?
Học sinh làm việc và rút ra được khu vực Mĩ La tinh có tốc độ tăng trưởng không ổn định. Giáo viên cần định hướng cho học sinh không nhận xét là tốc độ tăng GDP ngày càng tăng, tăng từ 2,3% lên 2,9% và 6,0% mà xen kẽ giữa các năm có tốc độ cao lại có những năm rất thấp (0,5%). Điều đó chứng tỏ kinh tế tăng trưởng không ổn định.
Giáo viên nêu câu hỏi: dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích nguyên nhân?
Học sinh dựa vào phần kênh chữ để trả lời câu hỏi này.
Ví dụ 2: Hình 5.8.
- Dựa vào hình 5.8, hãy tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của từng khu vực.
- Nhận xét về khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á.
Đối với biểu đồ hình 5.8, giáo viên phải cho học sinh nhận xét về các khu vực khai thác dầu thô nhiều, các khu vực tiêu dùng dầu thô lớn.
Hướng dẫn học sinh tính: sự chênh lệch giữa dầu thô khai thác và tiêu dùng = lượng dầu khai thác - lượng dầu thô tiêu dùng. Gv có thể lập thành bảng như sau:
Sản lượng dầu khai thác và tiêu dùng và chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng một số khu vực trên thế giới năm 2003 (nghìn thùng/ngày).
Khu vực
Đông Á
Đông Nam Á
Trung Á
Tây Nam Á
Đông Âu
Tây Âu
Bắc Mĩ
Lượng dầu khai thác
3414.8
2584.4
1172.8
21356.6
8413.2
161.2
7986.4
Lượng dầu tiêu dùng
14520.5
3749.7
503
6117.2
4573.9
6882.2
22226.8
Chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng
-11106
-1165.3
669.8
15239.4
3839.3
-6721
-14240
Sau khi học sinh tính được chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng dầu thô của mỗi khu vực, giáo viên cho học sinh nhận xét các nước có chênh lệch lớn, từ đó nhận xét được khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á.
Qua bảng trên GV thấy được Tây Nam Á có sản lượng khai thác lớn nhất (21356.6 nghìn thùng/ngày), trong khí tiêu dùng thấp (6117.2 nghìn thùng/ngày) do đó, khu vực Tây Nam Á có khả năng cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho thế giới (15239.4 nghìn thùng/ngày). 
Ví dụ 3: Khai thác hình 7.5: Vai trò của EU trên thế giới - năm 2004.
Đối với hình 7.5, nội dung kiến thức thể hiện tỉ trọng của EU trong nền kinh tế thế giới, SGK đưa ra hình chứ không yêu cầu trả lời các câu hỏi kèm theo, nó nằm giữa mục 1 và mục 2 của mục II-Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới. Trong quá trình dạy mục 1, giáo viên cần khai thác hình 7.5 kết hợp với bảng 7.1 để chứng minh được EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. 
Hình 7.5 có nhiều nội dung, do đó giáo viên phải định hướng học sinh nhận xét các số liệu về diện tích, dân số, tiêu thụ năng lượng thế giới, tỉ trọng trong GDP của thế giới để thấy vai trò của EU. Chúng ta có thể khái quát: EU chỉ chiếm 2,2% về diện tích, 7,1% về dân số mà chiếm đến 31% GDP, tiêu thụ 19% năng lượng, sản xuất 26% ô tô thế giới và viện trợ phát triển 59% thế giới => EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
Khu dạy mục 2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới, với hình 7.5 giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác hình 7.5 để rút ra EU chiếm đến 37,7% xuất khẩu của thế giới, lớn nhất thế giới.
Ví dụ 4: Khai thác hình 8.3. Tháp dân số LB Nga năm 2001. Tháp tuổi là một dạng đặc biệt của biều đồ thanh ngang, giáo viên nhắc lại kiến thức lớp 10, có 3 dạng tháp tuổi là dạng mở rộng, dạng ổn định và thu hẹp.
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi SGK: Dựa vào bảng 8.2 và hình 8.3, hãy nhận xét sự thay đổi dân số của LB Nga và nêu hệ quả của sự thay đổi đó. Với bảng 8.2 học sinh sẽ dễ dàng rút ra được số dân của LB Nga ngày cảng giảm. Với hình 8.3, GV nêu các câu hỏi: Nhận xét về đáy tháp? Thân tháp? Đỉnh tháp dân số LB Nga? Từ đó nhận xét xu hướng biến đổi dân số LB Nga. 
Với câu hỏi này GV định hướng HS nhận xét cơ cấu dân số theo tuổi: nhóm tuổi dưới 15 đang có xu hướng giảm do tỉ lệ sinh giảm, nhóm tuổi từ 60 trở lên ngày càng tăng. Dân số ngày càng già đi, tỉ lệ sinh thấp nên sự thay đổi đó dẫn đến chi phí cho phúc lợi nguời già lớn, thiếu hụt lao động trong tương lai.
Ví dụ 5: Với hình 8.6, GV hướng dẫn học sinh nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP LB Nga giai đoạn 1990-2005. Nêu nguyên nhân của sự tăng trưởng đó.
Tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga từ 1990 đến 2005 chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1990-1998: tốc độ tăng trưởng kinh tế âm (trừ năm 1997), đây là giai đoạn đầy khó khăn, biến động của LB Nga sau khi Liên Xô tan rã. Giai đoạn từ 1999 đến 2005: tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định giữ ở mức từ 5 đến 7% (năm 2000 tăng cao nhất 10%). GV gợi ý học sinh dựa vào mục a. Chiến lược kinh tế mới đã phát huy tác dụng rõ nét, thể hiện chính sách điều tiết của Nhà nước đã có hiệu quả, đưa nền kinh tế LB Nga thoát khỏi khủng hoảng, ổn định và đi lên.
Ví dụ 6: Hình 10.3: Nhận xét sự thay đổi tổng dân số, số dân thành thị, số dân nông thôn của Trung Quốc.
Hình 10.3 là biểu đồ miền chồng liên tiếp có giá trị tuyệt đối, giáo viên hướng dẫn học sinh tính số dân Trung Quốc từ 1949 đến 2005 tăng từ bao nhiêu lên bao nhiêu, dân số thành thị (màu hồng), dân số nông thôn (màu xanh chuối) có tốc độ tăng như thế nào?
Từ đó học sinh sẽ tính được dân số Trung Quốc năm 1949 chỉ khoảng hơn 500 triệu người thì đến 2005 đã tăng lên 2,5 lần đạt 1303,7 triệu người. Như vậy, trong hơn 50 năm cuối thế kỷ XX, dân số Trung Quốc tăng nhanh (tăng 2,5 lần) và là nước có quy mô dân số lớn nhất thế giới. 
Về cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn: sô dân thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn dân số nông thôn do đó tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm.
Như vậy, biểu đồ Địa lí trong SGK Địa lí 11 tuy kh

File đính kèm:

  • docSKKNSU DUNG KENH HINH TRONG DAY HOC DIA LI 11.doc