Giáo án giảng dạy số 4 tên bài: tiết 26. ôn tập

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sauk khi học xong bài này, HS cần:

1. Kiến thức:

- Hệ thống hóa lại được kiến thức từ tiết 19 đến tiết 25 gồm các nước: Liên Bang Nga, Nhật Bản, Trung Quốc ( về điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và đặc điểm kinh tế, mối quan hệ với Việt Nam).

2. Kĩ năng:

- Phân tích số liệu trong bài

- Vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ và giải thích

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Các sơ đồ trong sách giáo khoa

- Bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế Liên Bang Nga, Nhật Bản, Trung Quốc.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp đàm thoại gợi mở

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

- Phương pháp thảo luận nhóm

- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp ( 1 phút )

 

docx9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2656 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy số 4 tên bài: tiết 26. ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SỐ 4
Tên bài:	 Tiết 26. ÔN TẬP
Thời gian:	 Ngày 20 tháng 03 năm 2013
Tại lớp:	 11B6
Giáo viên hướng dẫn: Cô Đinh Thị LuyếnSinh viên lên lớp: Nguyễn Ngọc Yên
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sauk khi học xong bài này, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa lại được kiến thức từ tiết 19 đến tiết 25 gồm các nước: Liên Bang Nga, Nhật Bản, Trung Quốc ( về điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và đặc điểm kinh tế, mối quan hệ với Việt Nam).
2. Kĩ năng:
- Phân tích số liệu trong bài
- Vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ và giải thích
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Các sơ đồ trong sách giáo khoa
- Bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế Liên Bang Nga, Nhật Bản, Trung Quốc.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp đàm thoại gợi mở
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp ( 1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ ( không có )
3. Bài mới
 Mở bài: Ở những bài trước các em đã tìm hiểu về các quốc gia, khu vực đại diện cho các châu: Hoa Kỳ( Mỹ), EU( Châu Âu), Nga ( ½ Châu Á, ½ Châu Âu), Nhật Bản, Trung Quốc( Châu Á). Để chuẩn bị cho bài kiểm tra một tiết vào tuần sau, hôm nay cô cùng các em sẽ đi ôn tập lại một số kiến thức cơ bản về 3 nước Liên Bang Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, gồm cả kiến thức lí thuyết lẫn kĩ năng.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
30 phút
10
phút
10
Phút
10 
Phút
10
phút
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết (cả lớp)
GV: Để ôn tập lại những kiến thức lý thuyết cơ bản, Trong phần này chúng ta sẽ ôn tập theo dạng câu hỏi.
GV: Sau khi học về các quốc gia, em hay cho biết khi tìm hiểu 1 quốc gia các em tìm hiểu theo những đặc điểm nào? 
HS Trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
- Bước 1: Khái quát về Liên Bang Nga.
GV: Khái quát về tự nhiên, xã hội Liên Bang Nga cho học sinh nhớ lại kiến thức
GV:Nhìn vào bảng số liệu trang 67, em hãy nhận xét tỉ trọng một số sản phẩm công nông nghiệp chủ yếu của Liên Bang Nga trong Liên Xô cuối thập niên 80 thế kỉ XX. ( ĐV: %)
Sản phẩm
Tỉ trọng
Than đá
56.7
Dầu mỏ
87.2
Khí tự nhiên
83.1
Điện
65.7
Thép
60.0
Gỗ, giấy và xenlulo
90.0
Lương thực
51.4
HS: Nhớ lại kiến thức để trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Quan sát biểu đồ hình 8.6 SGK, Em hãy nhận xét sự biến động trong quá trình phát triển kinh tế Liên Bang Nga? Giaỉ thích vì sao có sự biến động đó?
+ Bao gồm những giai đoạn nào?
+ Tốc độ tăng trưởng âm hay dương?
HS: Nhớ lại kiến thức để trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Nhìn lên bản đồ kinh tế Liên Bang Nga hãy cho biết các vùng, sự phân bố các trung tâm kinh tế, giải thích sự phân bố đó?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức 
GV: Nhắc nhở học sinh về nhà làm kĩ bài tập 2, trang 72.
Bước 2: Khái quát về Nhật Bản
 GV: Dựa vào bản đồ tự nhiên Nhật Bản , em hãy phân tích các điều kiện tự nhiên của Nhật Bản?
GV: Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản đem lại những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế?.
HS: Quan sát để trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Quan sát biểu đồ dân số Nhật Bản và từ kiến thức đã học, Em hãy nhận xét sự biến động dân số Nhật Bản?
HS: Quan sát để trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
GV:Em hãy nêu các giai đoạn phát triển kinh tế của Nhật Bản?HS: Nhớ lại kiến thức để trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Em hãy trình bày đặc điểm các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp của Nhật Bản?
GV: Vì sao nông nghiệp đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế?.
Bước 3: Khái quát về Trung Quốc
GV: Giới thiệu về vị trí, lãnh thỗ Trung Quốc: 
- Diện tích lớn thứ 4 TG- Giáp 14 nước, phía Đông giáp biển
GV: Thiên nhiên đa dạng và có sự phân hóa rõ rệt thành 2 miền Đông –Tây rõ rệt
 GV: Em hãy khái quát đặc điểm ngành công nghiệp của Trung Quốc?
HS: Nhớ lại kiến thức để trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Vì sao các trung tâm công nghiệp lớn đều tập trung ở miền đông, đặc biệt là vùng duyên hải?
HS: Nhớ lại kiến thức để trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Em hãy khái quát đặc điểm ngành Nông nghiệp của Trung Quốc?
HS: Nhớ lại kiến thức để trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
Hoạt đông 2: Hướng dẫn thực hành.
Câu 1. Dựa vào bảng số liệu sau: 
GDP của Liên Bang Nga qua cá năm ( đơn vị : tỉ USD) 
Năm
1990
1995
2000
2003
2004
GDP
967,3 
363,9 
259,7 
432,9 
582,4 
a) Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi GDP của Liên Bang Nga qua các năm?
b) Nhận xét và giải thích? 
CÂU 2: Cho bảng số liệu: 
Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản 
giai đoạn 1950 – 2005 ( Đơn vị: %) 
Năm 
1950 
1970 
20105 
Dưới 15 tuổi 
35,4 
23,9 
13,9 
Từ 15 – 64 tuổi 
59,6 
69,0 
66,9 
65 tuổi trở lên 
5,0 
7,1 
19,2 
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số của Nhật Bản qua các năm? 
Rút ra nhận xét? 
I. Lý thuyết
+ Tự nhiên, dân cư, xã hội
+ Đặc điểm phát triển kinh tế
+ Mối quan hệ với Việt Nam
Tỉ trọng một số sản phẩm công nông nghiệp chủ yếu của Liên Bang Nga trong Liên Xô cuối thập niên 80 thế kỉ XX là rất lớn: Trên 50%; than đá 56.7%; Gỗ, giấy và xenlulo: 90
%
> Liên Bang Nga đã từng là trụ cột của Liên bang Xô Viết
-Từ năm 1990 đến năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP của Liên Bang Nga âm: 1990: -3,6; 1998:-4,9%
-Sau năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP của Liên Bang Nga dương và khá cao: 2000: 10,0%; 2005: 6,4%
> Nguyên nhân: Đầu Thập niên 90, Liên Bang Xô Viết tan rã, một số nước thành viên tách ra thành các quốc gia độc lập, xã hội mất ổn định. Sau năm 2000, Liên Bang Nga thục hiện chiến lược kinh tế mới.
4 vùng
+ trung ương
+ trung tâm
+U ran
+ Viễn Đông
Tập trung chủ yếu ở phía tây, nhiều nhất là vùng trung ương
>Có sự phân hóa đó do có sự phân hóa về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. (phân tích các ý nhỏ; đất, nước, khí hậu, địa hình, vị trí, dân cư, lao động) 
-Vị trí địa lí:
+Là một quần đảo nằm ở Đông Bắc châu Á.
+ Gồm có 4 đảo lớn: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và trên 1000 đảo nhỏ.
=> Dễ dàng mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực bằng đường biển, phát triển kinh tế biển.
-Điều kiện tự nhiên
*Địa hình: 
+ Chủ yếu là đồi núi (chiếm 80% S lãnh thổ), có nhiều núi lửa.
+ Đồng bằng nhỏ hẹp nằm ven biển đất đai màu mỡ => phát triển nông nghiệp.
+ Bờ biển: Khúc khuỷu nhiều vũng vịnh => Xây dựng hải cảng.
*Thủy văn:
+Sông ngòi: Ngắn, nhỏ và dốc =>Tiềm năng thủy điện lớn.
+Vùng biển là nơi gặp gỡ các dòng biển nóng, lạnh tạo nên ngư trường lớn.
*Khí hậu: 
+ Nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều.
+ Khí hậu thay đổi từ Bắc xuống Nam: Ôn đới, cận nhiệt đới.
*Khoáng sản: Nghèo khoáng sản, ngoài than và đồng các khoáng sản khác không đáng kể.
*Khó khăn: Thiên tai (động đất, núi lửa, bảo…); Thiếu tài nguyên khoáng sản. diện tích đất nông nghiệp nhỏ.
- Là nước đông dân, hiện nay đang có xu hướng giảm: 
-Giai đoạn 1950-2005 dân số tăng nhanh: 83 triệu người( 1950) lên 127,7 triệu người (2005). 
Giai đoạn 2005-2025 dân số giảm: 2025 còn 117 triệu người.
-Trước 1973+ Sau 1945, KT suy sụp nghiêm trọng+ 1952 khôi phục ngang mức chiến tranh+ 1955-1973: phát triển tốc độ cao- Sau 1973+Tình hình: tốc độ tăng KT chậm
Công nghiệp- Giá trị đứng thứ 2 TG- Chiếm vị trí cao về SX máy công nghiệp, điện tử, người máy, tàu biển,… Dịch vụ- Là KV KT quan trọng- Thương mại và tài chính là 2 ngành chủ chốt- Đứng thứ 4 TG về thương mại- GTVT biển đứng thứ 3 TG với các cảng lớn: Cô-bê, I-cô-ha-ma, Tokyo, Osaca- Đứng đầu TG về tài chính, ngân hàng- Đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều
.Nông nghiệp- Chỉ đóng vai trò thứ yếu trong nền KT- Diện tích đất NN ít => thâm canh=> tăng năng suất và chất lượng- Trồng trọt:+ Lúa gạo: cây trồng chính, 50% diện tích trồng trọt nhưng đang giảm+ Chè, thuốc lá, dâu tằm- Chăn nuôi tương đối phát triển theo phương pháp tiên tiến- Nuôi trồng đánh bắt hải sản phát triển
Điều kiện phát triển
- Tài nguyên phong phú (khoáng sản, thủy năng), vị trí thuận lợi, nhân lực dồi dào và trình độ cao
-Chiến lược phát triển
+ Chuyển đổi từ kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường.
+ Mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài 
+ Thực hiện chính sách công nghiệp mới.
+ Hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
 Thành tựu:
- Sản lượng tăng nhanh, nhiều ngành vươn lên đứng đầu TG: Than, thép, xi măng……
-Phát triển các ngành kĩ thuật cao: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô..
- Sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường
. Phân bố
- Phân bố chủ yếu ở duyên hải phía Đông.
- Một số trung tâm công nghiệp lớn như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồng Công, Trùng Khánh
Nông nghiệp.
 Điều kiện phát triển
- Đồng bằng lớn màu mỡ, đồng cỏ rộng lớn, khí hậu ôn hòa, nguồn nước dồi dào và nhân lực đông đảo.
Chiến lược phát triển NN
- Giao đất cho người dân.
- Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp ( giao thông, thủy lợi, điện…)
- Miễn thuế nông nghiệp.
- Áp dụng những tiến bộ khoa học vào phát triển nông nghiệp
b. Thành tựu
- Sản phẩm nông nghiệp đa dạng và đạt năng suất cao.
- Một số loại có sản lượng đứng đầu thế giới
- Trồng trọt chiếm ưu thế hơn chăn nuôi
c. Phân bố
- Miền Đông: NN phát triển trù phú, tập trung nhiều loại nông sản chính 
- Miền Tây: Nông nghiệp kém phát triển, chủ yếu là trồng lúa mì và chăn nuôi gia súc nhỏ
Câu 1: Biểu đồ cột:
 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi GDP của Liên Bang Nga qua các năm 
Câu 2: Biểu đồ tròn
Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số của Nhật Bản qua các năm?

File đính kèm:

  • docxOn tap Nga Nhat Trung.docx
Giáo án liên quan