Kế hoạch giảng dạy môn Vật lý Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2012-2013 - Trường PTDT BT THCS Na Sang

Kiến thức

- Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

- Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.

- Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.

- Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.

- Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.

- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.

- Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.

- Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau.

 

doc17 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy môn Vật lý Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2012-2013 - Trường PTDT BT THCS Na Sang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao động.
Bộ phận dao động phát ra âm trong trống là mặt trống; kẻng là thân kẻng; ống sáo là cột không khí trong ống sáo.
Bài 11 - Tiết 12
Độ cao của âm
Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz.
-Vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn và ngược lại vật dao động càng chậm thì tần số dao động của vật càng nhỏ.
-Tần số dao động của vật lớn thì âm phát ra cao, gọi là âm cao hay âm bổng. Ngược lại, tần số dao động của vật nhỏ, thì âm phát ra thấp gọi là âm thấp hay âm trầm. 
 Lấy được một ví dụ về âm trầm, âm bổng là do tần số dao động của vật. 
Bài 12 - Tiết 13
Độ to của âm
-Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó. 
-Đơn vị đo độ to của âm là: đêxiben, kí hiệu là dB. 
 Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm. Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn thì âm phát ra càng to.
Nêu được một ví dụ về độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.
Bài 13 - Tiết 14
Môi trường
 truyền âm
-Âm truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí và không truyền được trong chân không. 
-Trong các môi trường khác nhau, âm truyền với vận tốc khác nhau.
-Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
Bài 14- Tiết15 
Phản xạ âm
-Tiếng vang
Âm phát ra từ nguồn âm lan truyền trong không khí đến gặp vật chắn bị phản xạ trở lại truyền đến tai người nghe. Âm phản xạ lại đến tai nghe được gọi là tiếng vang. 
-Những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt; những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. 
-Tiếng vang chỉ nghe thấy khi âm phản xạ cách âm phát ra từ nguồn một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. 
-Giải thích được khi ở trong hang động lớn, nếu nói to thì ta nghe được tiếng vang. 
-Biết tính khoảng cách tối thiểu từ nguồn âm tới vật phản xạ âm để nghe được tiếng vang.
-Nêu được ứng dụng liên quan đến phản xạ âm.
Bài 15 - Tiết 16
Chống ô nhiễm tiếng ồn
-Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người.
- Nêu được ba biện pháp cơ bản chống ô nhiễm tiếng ồn:
1. Tác động vào nguồn âm: Giảm độ to của nguồn âm bằng các treo các biển cấm gây tiếng động mạnh. 
2. Phân tán âm trên đường truyền: Trồng nhiều cây xanh, xây tường,...
3. Ngăn chặn sự truyền âm: Dùng các vật liệu cách âm như xốp, phủ dạ (nhung), cửa kính hai lớp,...
-Vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn: Xốp, cao su,vải nhung....
trong các phòng cần cách âm, kính hai lớp, cây xanh, tường bêtông, gạch có lỗ, 
- Nêu được một ví dụ cụ thể thường gặp hàng ngày để chống ô nhiễm thiếng ồn.
Bài 16 - Tiết 17
Ôn tập - Tổng kết chương II: Âm học
Nắm vững các khái niệm
Hiểu các yếu tố về âm 
Giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan đến âm thanh
Tiết 18
Kiểm tra học kì I
7. Khung phân phối chương trình: 
Học kì I: 19 tuần - 18 tiết
Nội dung bắt buộc/ Số tiết
Nội dung
tự chọn
Tổng số tiết
Ghi chú
Lí thuyết
Thực hành
Bài tập,
ôn tập
Kiểm tra
13
1
2
2
0
22
8. Lịch trình chi tiết:
Chương I: CƠ HỌC 
(7 tiết lí thuyết + 0 tiết bài tập + 1 tiết thực hành = 8 tiết)
Bài học
Tiết
Hoạt động dạy học chính
/PP - Hình thức tổ chức DH
Phương tiện dạy học
KT- ĐG
Bài 1: Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng, vật sáng
1
+ Tự học: Tìm hiểu các nguồn sáng trong thực tế đời sống
+ Trên lớp: 
- Vấn đáp, đàm thoại, gợi mở: Tạo tình huống. 
- Trực quan :Thí nghiệm 
- Thảo luận nhóm: C1, C2,C3.
-Hoạt động cá nhân: C4,C5.
+ Tự học: Giải thích các hiện tượng trong thực tế có liên quan đến bài học.
Đèn pin, hộp kín, mảnh giấy trắng.MC
- Kiểm tra miệng:
-Nhận biết được ánh sáng , ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.
Bài 2:
Sự truyền ánh sáng
2
+ Tự học: Bật đèn pin, quan sát xem ánh sáng đèn truyền đi theo đường nào
+ Trên lớp: 
- Vấn đáp, đàm thoại, gợi mở : Tạo tình huống học tập. 
- Trực quan :Thí nghiệm 
- Hoạt động nhóm: C2
-Hoạt động cá nhân: C1,C4,C5.
-Vấn đáp: C3.
+ Tự học: 
- Nêu cách làm và giải thích cách trồng cây thẳng hàng. Định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Ống nhựa, đèn pin, miếng bìa có lổ.MC
- Kiểm tra miệng:
- Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
, ba loại chùm sáng: Song song, hội tụ và phân kì. 
Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
3
+ Tự học: Quan sát bóng của cây, người đứng trên sân khi trời nắng
+ Trên lớp: 
- Vấn đáp, đàm thoại, gợi mở : Tạo tình huống học tập. 
- Trực quan :Thí nghiệm 1, 2 
- Thảo luận nhóm: C1, C2, C5.Phiếu học tập.
-Hoạt động cá nhân: C3,C4,C6.
+ Tự học: 
- Giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
- Làm bài tập trong SBT
Nến, đèn pin, miếng bìa. màn chắn.MC
- Kiểm tra miệng:
bóng tối, bóng nửa tối.
Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
4
+ Tự học: Làm thí nghiệm: Dùng đèn pin chiếu một tia sáng lên một gương phẳng đặt trên bàn, quan sát hiện tượng sảy ra trên tường gần bàn
+ Trên lớp: 
- Vấn đáp, đàm thoại, gợi mở: Tạo tình huống học tập. 
-Hoạt động cá nhân: C1, C3, C4.
- Trực quan :Thí nghiệm H4.2. 
-Thuyết trình, vấn đáp: Định luật phản xạ ánh sáng.
- Thảo luận nhóm: C2
+ Tự học: 
- vẽ ảnh vật qua gương phẳng
- Làm bài tập trong SBT
Gương phẳng, màn chắn có lổ, đèn pin MC.
- Kiểm tra miệng:
 ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng
-Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng
 KT lên bảng:
Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
5
+ Tự học: Làm thí nghiệm: Quan sát hình ảnh dưới mặt nước khi em đứng trên bờ ao ( suối)
+ Trên lớp: 
- Vấn đáp, đàm thoại, gợi mở : Tạo tình huống học tập. 
- Trực quan :Thí nghiệm H5.2, H5.3.
- Thảo luận nhóm: C1, C2, C3.
-Hoạt động cá nhân: C4, C5, C6.
+ Tự học: 
- Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng
- Làm bài tập trong SBT.
Gương phẳng, tấm kính màu, viên pin.
- Kiểm tra miệng:
đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng 
KT lên bảng:
-Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
Bài 6: TH: Vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
6
+ Tự học: Quan sát vùng nhìn thấy qua gương phẳng
+ Trên lớp: 
- Trực quan :Thí nghiệm H6.1
 -Hoạt động cá nhân: C1
- Thảo luận nhóm: Bài 5.2SBT.
-Hoạt động cá nhân: Bài 5.3SBT.
+ Tự học: 
- Giải thích sự tạo thành và vẽ ảnh vật tạo bởi gương phẳng
- Làm bài tập trong SBT
Gương phẳng, thước chia độ, bút chì.
- Máy chiếu
KT báo cáo thực hành:
-Vẽ ảnh của các vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng.
Bài 7: Gương cầu lồi
7
+ Trên lớp: 
- Vấn đáp, đàm thoại, gợi mở : Tạo tình huống học tập. 
- Trực quan :Thí nghiệm H7.1, H7.2,H7.3 
- Thảo luận nhóm: C1, C2.
- Hoạt động cá nhân: C3, C4
- Thuyết trình: Có thể em chưa biết.
+ Tự học: 
- Tìm hiểu các lợi ích của gương cầu lồi trong thực tế đời sống.
- Làm bài tập trong SBT
Gương cầu lồi, gương phẳng, ngọn nến.
- Máy chiếu
- Kiểm tra miệng:
Tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
Bài8:Gương cầu lõm 
8
+ Tự học: Dự đoán tính chất ảnh qua gương cầu lõm nhờ tính chất ảnh qua gương cầu lồi
+ Trên lớp: 
- Vấn đáp, đàm thoại, gợi mở: Tạo tình huống học tập. 
- Trực quan :Thí nghiệm H8.1, H8.2, H8.4
- Thảo luận nhóm: C1,C2,C3, C5
- Hoạt động cá nhân: C4, C6, C7.
+ Tự học: 
- Tìm hiểu đèn pin
- Làm bài tập trong SBT.
-Đọc Có thể em chưa biết.
Gương cầu lõm. đèn pin, ngọn nến.
- Máy chiếu
- Kiểm tra miệng:
Tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
Bài 9: Tổng kết chương II 
 Quang học
9
+ Tự học: Ôn tập các kiến thức đã học 
+ Trên lớp: 
- Vấn đáp, đàm thoại: Hệ thống hóa kiến thức, tự kiểm tra.
- Thảo luận nhóm: tự kiểm tra.
Trò chơi ô chữ.
- Hoạt động cá nhân: C1, C2, C3.
+ Tự học: Ôn tập chuẩn bị kiểm tra
- Máy chiếu
- Bảng nhóm
- Ô chữ
KT 15 phút: 
Kiểm tra
10
Kiểm tra 
Đề trắc nghiệm, tự luận
KT định kì
Chương II: ÂM HỌC 
(6 tiết lí thuyết + 0 tiết bài tập + 0 tiết thực hành = 6 tiết)
Bài 10: Nguồn âm
11
+ Tự học: Tìm hiểu các vật phát ra âm trong thực tế đời sống
+ Trên lớp: 
- Vấn đáp, đàm thoại, gợi mở: Tạo tình huống học tập. 
- Trực quan :Thí nghiệm H10.1, H10.2, H10.3. 
- Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi (trừ C9)
+ Tự học: 
- Làm nhạc cụ ( đàn ống nghiệm) 
- Làm bài tập trong SBT
-Đọc Có thể em chưa biết.
Âm thoa, sợi dây cao su, thìa, cốc thủy tinh mỏng.
- Kiểm tra miệng:
Lấy ví dụ về nguồn âm, đặc điểm của nguồn âm.
Bài 11: 
Độ cao của âm
12
+ Tự học: Tìm hiểu giọng nói của nam và nữ có gì khác nhau
+ Trên lớp: 
- Vấn đáp, đàm thoại, gợi mở: Tạo tình huống học tập. 
- Trực quan :Thí nghiệm H11.1, H11.2, H11,3, H11,4. 
- Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: C1,2,3,4.
- Hoạt động cá nhân: C5, C6, C7.
+ Tự học: 
- Làm bài tập trong SBT.
-Đọc Có thể em chưa biết.
Thanh thép, con lắc đơn, ống thổi.
Đĩa nhựa có đục lỗ gắn vào động cơ chạy bằng pin.
- Máy chiếu
- Kiểm tra miệng:
âm cao(bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ . khái niệm tần số.
Bài 12: 
Độ to của âm
13
+ Tự học: Dự đoán khi nào vật phát ra âm to hoặc nhỏ
+ Trên lớp: 
- Vấn đáp, đàm thoại, gợi mở: Tạo tình huống học tập. 
- Trực quan :Thí nghiệm H12.1; H12.2.
- Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi C1,2,3.
- Hoạt động cá nhân: C4, C6.
+ Tự học: 
- Đọc có thể em chưa biết
- Làm bài tập trong SBT
Thanh thép, con lắc bấc, trống.
- Máy chiếu
- Kiểm tra miệng:
âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ.
Bài 13: Môi trường truyền âm
14
+ Tự học: Tại sao ngày xưa để phát hiện tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe
+ Trên lớp: 
- Vấn đáp, đàm thoại, gợi mở: Tạo tình huống học tập. 
- Trực quan :Thí nghiệm H13.1, H13.2, H13.3, H13.4.
- Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: C1,2,3,4,5.
- Hoạt động cá nhân: C7, C.8, C9, C10.
+ Tự học: 
- Giải thích các hiện tượng trong thực tế có liên quan
- Đọc có thể em chưa biết
- Làm bài tập trong SBT 
Trống, nguồn phát âm, bình đựng nước, Chuông điện, đồng hồ.
- Máy chiếu
- Kiểm tra miệng:
âm truyền trong chất lỏng,rắn,khí; không truyền tr

File đính kèm:

  • docke_hoach_giang_day_mon_vat_ly_lop_7_hoc_ky_i_nam_hoc_2012_20.doc