Kế hoạch bài học Ngữ văn 9 - Trường THCS Thạnh Đông - Tuần 11
1. Mục tiêu:
1.1:Kiến thức :
Hoạt động 1:
- HS biết: Đọc diễn cảm bài thơ. Nét chính về tác giả Huy Cận và hòan cảnh ra đời của bài thơ.
Hoạt động 2:
- HS biết: Những chi tiết thể hiện nội dung, nghệ thuật trong bài .
- HS hiểu: Sự thống nhất cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá”. Cảm xúc của nhà thơ , nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại cách tạo dụng những hình ảnh tráng lệ , lãng mạn.
Hoạt động 3:
- HS biết: Tổng kết nội dung bài học.
1.2:Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu, vừa cổ kính, vừa mới mẻ trong bài thơ).
- HS thực hiện thành thạo: Kĩ năng đọc - hiểu và phân tích một tác phẩm thơ hiện đại .
1.3:Thái độ:
- HS có thói quen: Có ý thức tự hào về sự giàu đẹp của đất nước, yêu mến cuộc sống lao động khỏe khoắn.
- HS có tính cách: Yêu lao động, tự hào về quê hương đất nước .
- Tích hợp giáo dục môi trường: Liên hệ: Ý thức bảo vệ môi trường biển.
2. Nội dung học tập:
- Nội dung 1: Đọc - hiểu văn bản.
- Nội dung 2: Phân tích bài thơ.
- Nội dung 3: Tổng kết bài học.
ng đại: + Khắc họa những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh người dân và đoàn thuyền đánh cá. + Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người. - Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng. 2. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn, ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp; ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động. 4.4:Tổng kết: (5 phút) ó GV hướng dẫn HS luyện tập. ó GV cho HS thảo luận câu hỏi 5 (SGK ) ó GV hướng dẫn cho HS thảo luận theo cảm nhận của mình. ó GV gọi HS trình bày . ó GVgọi HS nhận xét - GV nhận xét. ó GV mở rộng : Vì sao gọi đây là khúc tráng ca về những con người lao động biển cả Việt Nam thế kỉ XX? lÂm điệu vang khoẻ, bay bổng , tràn đầy cảm hứng lãng mạn màu sắc lung linh, kì ảo nhà thơ ngợi ca lao động và con người lao động, làm chủ đất nước , làm chủ con người, cuộc đời. 4.5:Hướng dẫn học tập: (3 phút) à Đối với bài học tiết này: - Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. - Tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động trên biển cả. - Thấy được bài thơ có nhiều hình ảnh được xây dựng với những liên tưởng tưởng, tượng sáng tạo, độc đáo, giọng điệu thơ khoẻ khoắn, hồn nhiên. - Làm bài tập 1 trong SGK –142. Tham khảo những bài tập ở sách bài tập. à Đối với bài học tiết sau: - Chuẩn bị bài: Bếp lửa. + Đọc thuộc bài thơ, tìm hiểu về tác giả Bằng Việt . + Trả lời các câu hỏi . - Chuẩn bị bài tiết sau: Tổng kết từ vựng (tt). + Ôn lại về từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng. + Đọc kĩ các nội dung ở SGK - 178 +Xem kĩ các VD, lấy thêm những VD khác. 5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: -Tài liệu: + SGK, SGV Ngữ văn 9. + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 9. + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng Ngữ văn 9. Tuần:11 Tiết:53 Ngày dạy:31/ 10/2014 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (TT) 1. Mục tiêu: 1.1:Kiến thức : à Hoạt động 1: - HS biết: Hệ thống hóa các kiến thức về từ vựng, các biện pháp tu từ đã học trong chương trình tiếng việt từ 6 – 9. Nêu ví dụ về từ tượng hình, từ tượng thanh. - HS hiểu: Khái niệm về từ tượng hình, từ tượng thanh. à Hoạt động 2: - HS biết: Nắm vững hơn, sâu hơn các kiến thức đã học về các biện pháp tu từ để vận dụng trong khi nói, viết . Nêu ví dụ về các biện pháp tu từ. - HS hiểu: Khái niệm về các biện pháp tu từ. 1.2:Kĩ năng: - HS thực hiện được : Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng, các biện pháp tu từ . - HS thực hiện thành thạo : Vận dụng các từ vựng khi viết, khi nói trong giao tiếp hàng ngày . 1.3:Thái độ: - HS có thói quen: Chọn từ ngữ để sử dụng phù hợp trong hòan cảnh giao tiếp . - HS có tính cách: Giáo dục HS ý thức sử dụng tốt từ vựng tiếng Việt khi nói, viết . 2. Nội dung học tập: - Nội dung 1: Từ tượng hình, từ tượng thanh. - Nội dung 2: Một số biện pháp tu từ từ vựng. - Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình và các phép tu từ ; tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, các từ tượng thanh và các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật. - Nhận diện từ tượng thanh, phân tích giá trị các từ đó trong văn bản; nhận diện các phép tu từ và phân tích các phép tu từ đó. 3. Chuẩn bị: 3.1: Giáo viên:Bảng phụ ghi ví dụ.Tìm nhiều VD minh họa cho các biện pháp tu từ. 3.2: Học sinh: Ôn lại các kiến thức về từ tượng thanh, từ tượng hình và các biện pháp tu từ. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 9A1 : 9A2: 9A3: 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút) à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Nêu các cách phát triển từ vựng. Vẽ sơ đồ. Cho ví dụ về sự phát triển nghĩa và một ví dụ về tạo từ mới . (8đ) Phát triển nghĩa và phát triển số lượng. (Tạo từ mới và mượn từ). VD: + Phát triển nghĩa:chân: chân bàn, chân tường, chân trời + Tạo từ mới:Cầu truyền hình, đặc khu kinh tế, công viên nước à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học: Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? (2đ) Ôn lại các kiến thức về từ tượng thanh, từ tượng hình và các biện pháp tu từ. Nhận xét. Cho điểm. 4.3:Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học à Vào bài : Trong quaù trình taïo laäp vaên baûn, chuùng ta thöôøng söû duïng moät soá töø ngöõ gôïi caûm, bieän phaùp tu tö từ vựng để tạo ra sức hút cho văn bản. Để giúp các em nắm vững kiến thức về các biện pháp tu từ đã học, trong tiết học này, cô tiếp tục hướng dẫn các em ôn lại một số biện pháp tu từ. ( 1’) à Hđ1:Hướng dẫn HS ôn tập về từ tượng hình và từ tượng thanh.(7’) Thế nào là từ tượng thanh? Là từ mô phỏng âm thanh của sự vật. Thế nào là từ tượng hình? Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh? Gọi HS đọc câu 3. Xác định từ tượng hình và giá trị của chúng trong đoạn văn trên? Cho HS làm bài trong vở bài tập. Tìm thêm một số từ tượng hình? Lom khom, lác đác, rũ rượi, Hđ2: Hướng dẫn HS ôn tập về phép tu từ.(25’) So sánh là gì ? Cho ví dụ? Là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sụ diễn đạt. Thế nào là ẩn dụ? Nêu ví dụ? Gọi tên sự vật này bằng sự vật khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Nhân hóa là gì? Cho ví dụ? Là gọi hoặc tả loài vật, đồ vật,...bằng những từ ngữ dùng để gọi hoặc tả người. Làm cho thế giới loài vật, sự vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị suy nghĩ, tình cảm của con người. Thế nào là hoán dụ? Nêu ví dụ? Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau. Thế nào là nói quá? Cho ví dụ về nói quá? Là phóng đại về mức độ, tính chất, quy mô của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Thế nào là nói giảm nói tránh cho ví dụ? Là cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự. Điệp ngữ là gì? Nêu ví dụ? Là biện pháp lặp đi lặp lại từ hoặc cả câu để làm nổi bật ý, gây ấn tượng mạnh. Chơi chữ là gì? Nêu ví dụ? Là cách lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo nên sắc thái dí dỏm, hài hước, làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị. Gọi HS đọc bài tập 2. Phân tích nét độc đáo của những câu thơ trên? Cho HS thảo luận trong 5 phút. Mỗi nhóm làm 1 câu. Gọi HS trình bày. Nhận xét bài làm của các nhóm. Nói quá: gác kinh (nơi Kiều bị giam giữ) rất gần viện sách (nơi Thúc Sinh đọc sách) nhưng vì cùng sợ hoạn Thự nên hai người trở nên xa cách như cách sông, cách núi. Chơi chữ: lợi dụng sự gần âm từ tài trong tài hoa và từ tai trong tai họa. Nhắc nhở HS làm bào vào vở bài tập. Gọi HS đọc bài tập 3. Câu a sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu phép tu từ trong câu b? Câu c sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích phép tu từ trong câu d? Phân tích phép tu từ trong câu e? Giáo dục HS ý thức sử dụng các biện pháp tu từ khi nói viết để tăng sức biểu cảm trong câu viết, lời nói. Nhắc HS làm bài vào vở bài tập. I. Từ tượng thanh và từ tượng hình: 1. Khái niệm: 2. Từ tượng thanh: tắc kè, tu hú, bìm bịp, mèo 3. Từ tượng hình: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ à Cụ thể, sinh động. II. Một số phép tu từ từ vựng: 1. Khái niệm: - So sánh: VD: Đẹp như tiên - Ẩn dụ: VD: Người Cha mái tóc bạc - Nhân hóa: VD: Ông Trời Mặc áo giáp đen Ra trận. - Hoán dụ: VD: Aó nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. - Nói quá: VD: Đi guốc trong bụng. Ruột để ngoài da - Nói giảm, nói tránh: VD: + Bác Dương thôi đã thôi rồi. Nước mây tan tác ngậm ngùi lòng ta. + Bác đã đi rồi sao Bác ơi! - Điệp ngữ: VD: + Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. + Thành công, thành công, đại thành công. - Chơi chữ: VD: + Kiến bò đĩa thịt bò. + Ruồi đậu mâm xôi đậu. + Thịt chó ăn được , thịt cầy thì không Bài tập 2: a) Ẩn dụ: hoa, cánh:Thúy Kiều. Lá, cây: Gia đình Kiều. Sự hi sinh của nàng càng cảm động. b) So sánh: Tiếng đàn với âm thanh của tự nhiên. (là chuẩn của cái đẹp.) c) Nói quá: Tài sắc của Thúy Kiều đến thiên nhiên cũng không sánh kịp. d) Nói quá: e) Chơi chữ: Bài tập 3: a) + Điệp từ “còn”, chơi chữ: “ say sưa” Bày tỏ tình cảm với cô bán rượu. b) Nói quá: Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn. c) So sánh: Cái đẹp được nhân lên. d) Nhân hóa: gần gũi, chia sẻ với nhà thơ. e) Ẩn dụ: mặt trời: em bé: nguồn sống, nguồn hi vọng của mẹ. 4.4:Tổng kết: ( 5 phút) Em đã học những phép tu từ nào? So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ Nêu ví dụ về từ tượng hình, từ tượng thanh? Từ tượng hình: lơ thơ, lom khom, mênh mông, ngất nghểu Từ tượng thanh: róc rách, tí tách, líu lo, véo von Hoặc hướng dẫn HS tổng kết nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy: 4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3 phút) à Đối với bài học tiết này: - Tìm thêm các ví dụ về từ tượng hình, từ tượng thanh. + Nắm khái niệm về các biện pháp tu từ. + Viết một số đoạn văn có sử dụng các biện pháp tu từ đã học . à Đối với bài học tiết sau: “ Tập làm thơ tám chữ”. + Xem trước phần I: Nhận diện thể thơ tám chữ. + Tìm một số đoạn thơ 8 chữ đã học . + Phần II: Luyện tập làm thơ tám chữ. + Làm trước một bài thơ 8 chữ nói về chủ đề môi trường. 5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: -Tài liệu: + SGK, SGV Ngữ văn 9. + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 9. + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng Ngữ văn 9. Tuần:11 Tiết:54 Ngày dạy:31/10/2014 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ 1. Mục tiêu: 1.1:Kiến thức : à Hoạt động 1: - HS hiểu: đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ. à Hoạt động 2: - HS biết: Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ . à Hoạt động 3: - HS biết: Vận dụng các kiến thức đã học về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn để làm thơ tám chữ . 1.2:Kĩ năng: - HS thực hiện được: kĩ năng nắm vững đặc điểm của thể thơ tám chữ. - HS thực hiện thành thạo: HS biết làm thành thạo bài thơ tám chữ . 1.3:Thái độ: - HS có thói quen: Làm thơ tám chữ. - HS có tính cách
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 9 tuan 11.doc