Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 93, 94

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Hiểu sơ lược về t/g Trần Quốc Tuấn và bài “Hịch tướng sĩ”

- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch, đặc điểm riêng của bài “Hịch tướng sĩ”. Nắm bố cục và ý chính của từng đoạn.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản viết theo thể Hịch.

- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xâm lược lần thứ 2.

- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.

3. Thái độ:

- Yêu mến , tự hào về người anh hùng dân tộc toàn đức, toàn tài Trần Quốc Tuấn.

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 6820 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 93, 94, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
( Hịch tướng sĩ ).
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chung
- Mục tiêu: Nắm được những nét chính về tác giả Trần Quốc Tuấn, hoàn cảnh ra đời văn bản và hiểu biết về thể Hịch.
- Phương pháp: Trình bày, giới thiệu 
- Thời gian: 10 phút.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
H. Em hãy cho biết đôi nét về tác giả?
H. “Hịch tướng sĩ” được viết trong thời gian, hoàn cảnh nào? Dùng để làm gì?
- GV khái quát những nét chung về thể hịch và mục đích sự ra đời của “Hịch tướng sĩ”
Hướng dẫn đọc
- Giọng đọc to chung và trang trọng, có một số câu cần nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết hoặc chân tình 
Tìm hiểu kĩ chú thích * và chú thích 8.
H. Bài Hịch có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của từng phần?
- Đoạn 1 : từ đầu đến lưu tiếng tốt : nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Quốc để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
- Đoạn 2 : tiếp theo đến cũng vui lòng : lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căm thù giặc sâu sắc.
- Đoạn 3 : tiếp theo đến phòng có được không : phân tích làm rõ phải trái đúng sai.
- Đoạn 4 : phần còn lại : nêu nhiệm vụ cấp bách khích lệ tinh thần chiến đấu.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: - Trần Quốc Tuấn 
( 1231 - 1300), tước Hưng Đạo Vương.
- Ông là người có phẩm chất cao đẹp, văn võ song toàn.
- Có công lớn trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông (1285-1287).
2.Tác phẩm.
- Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285)
- Bố cụ 4 phần
* Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Thấy được mục đích nêu gương các trung thần nghĩa sĩ trong lịch sử Trung Quốc, tội ác của giặc và tấm lòng của chủ tướng đối với các tướng sĩ. 
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải. 
- Thời gian: 28 phút
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nhanh phần chữ nhỏ
H. Tác giả đã nêu gương những vị anh hùng nào ở Trung Quốc ?Những đóng góp của họ có ý nghĩa gì cho đất nước?
H. Mục đích của việc nêu những dẫn chứng này?
H. Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào?
Tham lam tàn bạo
H. Kể tội ác của giặc như vậy nhằm mục đích gì?
H. Hình ảnh nào cho thấy nỗi căm phẫn, lòng khinh bỉ của Trần Quốc Tuấn đối với kẻ thù?
H. Những hình ảnh ẩn dụ nào được sử dụng trong bài để chỉ sứ giặc ?Tác dụng?
Cú diều, dê chó
H. Đoạn văn tố cáo tội ác của giặc đã khơi gợi điều gì ở tướng sĩ?
H. Lòng yêu nước, căm thù giặc của TQT thể hiện qua thái độ, hành động ntn? Giọng văn bộc lộ ra sao?
 (tha thiết, sôi sục, nhịp điệu nhanh, dồn dập, cách đối của văn biền ngẫu)
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật thể hiện của tác giả ở đoạn văn này? 
+ Điệp cấu trúc (các vế 4 từ) 
+ Động từ mạnh (xả, lột, nuốt, uống…) 
+ Câu văn có quan hệ “dẫu cho… thì…”; Cường điệu đến mức tối đa.
H. Cảm xúc của em khi đọc đoạn này?
 (Gợi hình tượng người anh hùng yêu nước bất khuất…)
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ
- Họ là các anh hùng dám xả thân vì nghĩa lớn
-> Nêu cao tinh thần trung quân ái quốc kêu gọi tướng sĩ nhà Trần suy nghĩ về nghĩa vụ trách nhiệm của bản thân đối với đất nước.
2. Tội ác và lòng căm thù giặc.
- Tố cáo sự ngang ngược tham lam, tàn bạo của giặc.
- Tác dụng: đánh vào lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc, khơi dậy lòng căm thù giặc ở tướng sĩ.
- Nỗi đau đớn và lòng căm tức của vị chủ tướng trước cảnh đất nước bị xâm lăng
4. Củng cố
	 - Đặc điểm riêng của bài “Hịch tướng sĩ”?
	 - Em cảm nhận về TQT ntn qua phần 1?
5. Hướng dẫn về nhà 
	 - Học thuộc đoạn: “Ta thường…vui lòng”
 - Chuẩn bị: Phần tiếp theo
	 + Lòng yêu nước của TQT
	 + Nghệ thuật lập luận của vb
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 10/2/2014 
Ngày giảng: 8A: /2/2014
	 8B: /2/2014
Tiết 94
HỊCH TƯỚNG SĨ
(Trần Quốc Tuấn)
Tiếp theo
A. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức:	
- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của TQT, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của bài hịch, thấy được đặc sắc NT của văn bản chính luận.
- Biết vận dụng bài học để viết văn NL, có sự kết hợp giữa tư duy lôgic và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm. 
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản viết theo thể Hịch.
- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xâm lược lần thứ 2.
- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.
3. Thái độ:
- Yêu mến, tự hào về người anh hùng dân tộc toàn đức, toàn tài Trần Quốc Tuấn.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, tranh ảnh về Trần Quốc Tuấn
HS: SGK +Vở ghi +bài soạn	
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng giao tiếp, nhận thức, vượt khó, quyết tâm..
D. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 8A……… .......................8B……...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5p’	
 - Nêu đđ của thể hịch? Nêu đại ý và kết cấu của bài “Hịch tướng sĩ”?
3. Bài mới: 	
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Thấy được tình cảm và ân nghĩa của chủ tướng đối với tì tướng của mình. Lời kêu gọi của Trần Quốc Tuấn.
- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, giảng bình. 
- Thời gian: 35 phút.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Hs. Đọc đoạn văn: “Các ngươi ở cùng ta… chẳng kém gì”
H. Trong đv t/g nói đến điều gì? 
- T/g nhắc lại cách cư xử của mình với các tướng sĩ: 
H. Em có nhận xét gì về cách cư xử của chủ tướng với tướng sĩ?
Gv Kđ mqh giữa ông và tướng sĩ là mqh tốt đẹp: Chủ tướng phân minh, ân tình trọn vẹn và quan hệ cùng cảnh ngộ.
H. Mối quan hệ ân tình giữa TQT với tướng sĩ là mối quan hệ trên dưới theo đạo thần chủ hay quan hệ bình đẳng của những người cùng cảnh ngộ?
H. Trong từng mqh đó những lời lẽ của TQT có ý nghĩa ntn?
Có hai mqh được thể hiện
 + Qh chủ tướng với tướng sĩ dưới quyền ® khích lệ tinh thần trung quân ái quốc.
 + Qh giữa những người cùng cảnh ngộ(người dân mất nước đang phải chịu ách đô hộ của giặc ngoại xâm ® khích lệ lòng ân nghĩa thuỷ chung của những người chung hoàn cảnh sống chết có nhau.
H. Mục đích của việc nêu ra mqh và cách đối đãi của chủ tướng với tướng sĩ như vậy để làm gì? 
=> Đó chính là những lời khiển trách, nhưng thông qua việc chỉ ra mqh và sự đối đãi của vị chủ tướng với tướng sĩ làm cho sự khiển trách có tình có lí.
H. Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, TQT đã đề cập đến vấn đề gì?
H. Phê phán những hành động sai trái của tướng sĩ ntn?
- Lời phê phán tướng sĩ tập trung vào mấy vấn đề sau:
+ Chủ nhục: không biết lo
+ Nước nhục: không biết thẹn
+ Hầu giặc: không biết tức
+ Bị sỉ nhục: không biết căm
+ Sự ăn chơi nhàn rỗi: Chọi gà, đánh bạc, săn bắn, nghe hát.
+ Sự vun vén cá nhân: vui thú ruộng vườn, quyến luyến vợ con, lo làm giàu…
H. Những việc làm sai ấy dẫn đến hậu quả gì?
H. Em có nhận xét gì về cách phê phán của tác giả?
→ Cách phê phán linh hoạt có khi nói thẳng, gần như nói thẳng, như sỉ mắng, có khi mỉa mai chế giễu, có tác dụng thức tỉnh tướng sĩ.
H. Em nhận thấy thái độ giọng điệu ở đoạn trích này ntn? Tác dụng của việc phê phán đó?
=> T/g phê phán nghiêm khắc, giọng điệu chân tình thể hiện tình cảm và ân tình của chủ tướng đối với tì tướng. Có khi t/g dùng cách nói thẳng gần như sỉ mắng “ko biết…”, có lúc lại mỉa mai chế giễu “ko thể…”
 T/g phê phán, cái gì nghiêm trọng thì phê phán trước nhưng ko bỏ qua bất kì biểu hiện nào. Đó là, là những hành động sai dẫn tới hậu quả tai hại khôn lường: nước mất nhà tan. 
H. Sau khi phê phán những hành động sai trái, thái độ đúng sai, tác giả chỉ ra cho họ hướng đi ntn nào ?
H. Những điều nên làm đó là gì? 
H. Em có nhận xét gì giọng điệu, về cách lập luận của đoạn văn cuối bài Hịch?
 - Giọng chân thành, tình cảm mang tính chất bày tỏ, chỉ bảo những việc cần làm ngay.
- Điệp từ, điệp ý tăng tiến => thức tỉnh tướng sĩ.
- Nay ta bảo…………Cảo Nhai.
- Chẳng những thái ấp…….sử sách lưu thơm. 
H. Thể hiện quyết tâm gì của tác giả?
= Trần QuốcTuấn khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng. => Quyết tâm chiến thắng kẻ thù.
 H. Đọc phần cuối và cho biết TQT đang tập trung nói về vấn đề gì?Thái độ của ông được thể hiện ra sao?
- Trần QuốcTuấn vạch rõ ranh giới giữa đường chính và tà, sống và chết vinh nhục, đạo thần chủ hay kẻ nghịch thù bằng thái độ dứt khoát hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc nhằm động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm của chiến sĩ.	
H. Em có nhận xét gì về giọng điệu ở phần cuối bài hịch? 
à Thái độ dứt khoát, cương quyết 
- Vừa thiết tha, vừa nghiêm túc ® động viên ý chí và quyết tâm chiến đấu.
H. Hãy nêu một số đặc sắc NT đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm?
- Liệt kê, so sánh tương phản và hàng loạt các câu nghi vấn mang ý phê phán, sử dụng nhiều câu khẳng định (không thể)
- Sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ, hình ảnh ẩn dụ, điệp cấu trúc. Kết hợp hài hoà lí trí và tình cảm trong lập luận Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu
 Dẫn chứng dồn dập liên tiếp
 -> Làm cho lối phân tích thêm rõ ràng, mạnh mẽ.
- Hs. Đọc ghi nhớ (sgk 61)
II. Tìm hiểu văn bản
3. Ân tình của chủ tướng đối với các tướng sĩ
- Quan tâm, lo lắng ân cần chu đáo.
=>Khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi
* Phê phán hành động sai trái của các tướng sĩ
- Thái độ bàng quan, sự vô trách nhiệm, sự ích kỉ hẹp hòi chỉ biết vun vén cá nhân và hưởng lạc
=> Hậu quả là làm choâuHaa
nước mất nhà tan người người bị sỉ nhục
- Tác giả phê phán rất nghiêm khắc nhưng cũng rất chân tình giúp các tướng sĩ nhận ra lỗi lầm
* Các việc nên làm:
+ Nêu cao tư tưởng cảnh giác
+ Tăng cường luyện tập, võ nghệ
=> Khích lệ ý chí lập công danh, lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc đến lòng căm thù giặc, tinh thần trung quân ái quốc, 

File đính kèm:

  • doctiet 93,94.doc
Giáo án liên quan