Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án)

I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm): Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách viết thêm, ghép đôi hoặc khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời em cho là đúng nhất.

Câu 1: (0,75 điểm): Hãy nối cột A với cột B sao cho phù hợp với công dụng của một số dấu câu đã học:

Cột A Cột B Đáp án

1. Dấu ngoặc đơn a. Đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp; những từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai, tên tác phẩm, tờ báo, tập san.được dẫn . 1 -

2. Dấu hai chấm b. Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm). 2 -

3. Dấu ngoặc kép c. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại. 3 -

 d. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp; ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Câu 2: (0,25 điểm): Từ “cả” trong câu “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay” thuộc từ loại nào dưới đây ?

 A. Thán từ B. Quan hệ từ

 C. Trợ từ D. Tình thái từ

Câu 3 (0,5 điểm): Điền từ còn thiếu để hoàn thiện khái niệm sau:

 .là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để ., gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Câu 4: (0,25 điểm): Câu văn “Bài văn của em không đ¬ược hay lắm” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nói quá B. So sánh C. Điệp ngữ D. Nói giảm nói tránh

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
MA TRẬN 
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT TIẾNG VIỆT - HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN 8
(Ma trận gồm 05 chủ đề, 02 trang)
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp thấp
Cấp cao
TN
TL
TN
TL
TL
TL
1. Biện pháp tu từ 
- Nhớ và điền từ còn thiếu để hoàn thiện khái niệm một biện pháp tu từ: 
- Nhớ và nêu được khái niệm biện pháp tu từ: Nói giảm, nói tránh
Khoanh tròn đúng đáp án biện pháp tu từ tương ứng với câu văn đã cho
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh trong 2 câu thơ
 Số câu Số điểm
 Tỉ lệ %
1
0,5
5%
1/2
0,75
7,5%
1
0,25
2,5%
1/2
2,25
22,5%
3
3,75
37,5%
2
Từ loại, câu ghép, dấu câu 
- Nhận diện được từ loại, khoanh tròn đúng đáp án từ loại của một từ đã cho
- Nối dấu câu với công dụng tương ứng
Xác định đúng câu ghép 
Viết một đoạn văn về Tác hại của sự gia tăng dân số trong đó có sử dụng câu ghép và dấu ngoặc đơn. (gạch chân câu ghép và dấu ngoặc đơn đã sử dụng).
Số câu
 Số điểm
Tỉ lệ %
2
1
10%
1
0,25
2,5%
1
5,0
50%
4
6,25
62,5%
TS câu 
TS điểm
Tỉ lệ %
3,5
2,25
17,5%
2,5
2,75
27,5%
1
5,0
50%
7
10
100%
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề này gồm 2 phần 7 câu, 01 trang)
I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm): Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách viết thêm, ghép đôi hoặc khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời em cho là đúng nhất.
Câu 1: (0,75 điểm): Hãy nối cột A với cột B sao cho phù hợp với công dụng của một số dấu câu đã học:
Cột A
Cột B
Đáp án
1. Dấu ngoặc đơn
a. Đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp; những từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai, tên tác phẩm, tờ báo, tập san...được dẫn .
1 - 
2. Dấu hai chấm
b. Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
2 - 
3. Dấu ngoặc kép
c. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại.
3 - 
d. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp; ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Câu 2: (0,25 điểm): Từ “cả” trong câu “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay” thuộc từ loại nào dưới đây ? 
 A. Thán từ B. Quan hệ từ 
 C. Trợ từ D. Tình thái từ
Câu 3 (0,5 điểm): Điền từ còn thiếu để hoàn thiện khái niệm sau:
 ...........................là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để ............................., gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Câu 4: (0,25 điểm): Câu văn “Bài văn của em không được hay lắm” sử dụng biện pháp tu từ nào? 
A. Nói quá B. So sánh C. Điệp ngữ D. Nói giảm nói tránh
Câu 5: (0,25 điểm): Trong các câu sau đây, câu nào là câu ghép?
A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
B. Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
II. Phần tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
 a. Thế nào là nói giảm nói tránh?
 b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
 Bác đã lên đường theo tổ tiên 
Mác, Lê- nin thế giới người hiền. 
 (Tố Hữu)
Câu 2 (5,0 điểm): Với đề tài: Tác hại của sự gia tăng dân số, em hãy viết một đoạn văn (từ 7 -10 dòng), trong đó có sử dụng câu ghép và dấu ngoặc đơn (gạch chân dưới câu ghép và dấu ngoặc đơn mà em đã sử dụng)
 ----------------------- Hết -----------------------
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
HƯỚNG DẪN CHẤM 
 BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT TIẾNG VIỆT 8 - HKI
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN 8
(Hướng dẫn gồm 2 phần, 07 câu, 02 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
Hướng dẫn chấm dưới đây nêu khái quát nội dung cần đạt và biểu điểm mức tối đa. Giám khảo cần phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, khách quan, tránh đếm ý cho điểm ; vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
 Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng nếu đáp ứng được tốt các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
 Lưu ý : Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 và làm tròn đến số thập phân thứ 2
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
     Phần I: Trắc nghiệm: (2,0 điểm)
a. Mức tối đa: Học sinh lựa chọn đúng các đáp án sau:
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
1- c
2 - b
3- a
C
Nói quá, nhấn mạnh
D
B
Biểu điểm
0.25
0.25
0.25
0,25
0,5
0,25
0,25
b. Mức chưa tối đa: Chưa nêu đầy đủ đáp án trên.
c. Mức không đạt: HS lựa chọn đáp án sai hoặc không làm bài.
 Phần II: Tự luận (8,0 điểm):
Câu 1: (3,0 điểm) 
a. Mức tối đa: 
* Về nội dung: (2,75 điểm): Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo đủ những nội dung cơ bản sau: 
Phần
Nội dung
Điểm
a
(0,5 đ)
- Nêu được khái niệm: Nói giảm, nói tránh
- Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. 
0,5
b
(2,25 đ)
- Phép tu từ trong hai câu thơ: nói giảm nói tránh; 
- Chỉ ra từ ngữ sử dụng: lên đường theo tổ tiên
0,5
0,5 
Tác dụmg: giảm bớt nỗi đau buồn, tổn thất quá lớn khi Bác qua đời. 
1,25
 * Về hình thức: (0,25 điểm)
HS trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, không mắc các lỗi thông thường: diễn đạt, chính tả, trình bày
b. Mức chưa tối đa: Chưa nêu đầy đủ đáp án trên.
c. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2: (5,0 điểm) 
1. Về phương diện nội dung (4,0 điểm) 
a. Mức tối đa: Học sinh có thể lựa chọn cách trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Phần
Nội dung
Điểm
Mở đoạn
(0,5 đ)
- Nhận định chung về tác hại của sự gia tăng dân số. Ví dụ: Văn bản: “Bài toán về dân số” của Thái An (Ngữ văn 8, tập 1) đã cho ta thấy được những tác hại của sự gia tăng dân số.
0,5 đ
Thân đoạn
(2,0 đ)
Sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các nước còn nghèo nàn:
- Dấn số phát triển quá nhanh, không kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều khó khăn về không gian sống, môi trường bị ảnh hưởng, thiếu việc làm, giáo dục không kịp với đà gia tăng dân số.
- Với các nước nghèo nàn, lạc hậu sự gia tăng dân số gây áp lực lên công việc, kinh tế từ đó dẫn tới các vấn để về an ninh xã hội không được đảm bảo .
 2,0 đ
Kết đoạn
(0,5 đ)
 - Khẳng định lại tác hại của bao sự gia tăng dân số 
 - Liên hệ bản thân: tuyên truyền, vận động kế hoạch hóa gia đình 
0,5đ
* Lưu ý: Có sử dụng một câu ghép và một dấu ngoặc đơn hợp lý, chỉ ra được câu ghép, dấu ngoặc đơn trong đoạn văn. (1,0 điểm) 
2. Về hình thức và các tiêu chí khác: (1,0 điểm)
	- Viết đúng một đoạn văn theo yêu cầu.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt...
	- Lời văn mạch lạc, trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh, dẫn chứng phù hợp, có tính biểu cảm. 
b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên.
c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.
 	Tùy mức độ bài viết của học sinh giáo viên cho các điểm khác tương ứng
----------------Hết----------------
 BAN CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_2019_tru.doc
Giáo án liên quan