Kế hoạch bài dạy lớp 4 - Tuần 29

I.MỤC TIÊU:

- Nghe và viết đúng chính tả bài : trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số.

- Làm đúng bài tập 3 (Kết hợp đọc lại mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh BT), hoặc BT chính tả phương ngữ (2) a/b.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Ba bốn tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT2 a.

 - Ba bốn tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT3.

 

doc19 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy lớp 4 - Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.MỤC TIÊU:
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa (SGK), kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng rõ ràng, đủ ý. (BT1)
- Biết trao đổi với các bạn vè ý nghĩa của câu chuyện (BT2)
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh họa truyện trong SGK (có thể phóng to, nếu có điều kiện)
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt Động Của GV
Hoạt Động Của HS
H t ĐB
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài- ghi bảng
2.Hướng dẫn hs kể chuyện:
a.GV kể chuyện
-Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng ở đoạn đầu, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ngựa Trắng, sự chiều chuộng của Ngựa Mẹ với con, sức mạnh của Đại Bàng Núi (trắng nõn nà, bồng bềnh, yêu chú ta nhất, cạnh mẹ, suốt ngày, đáng yêu, vững vàng, loang loáng, mê quá, ước ao); giọng kể nhanh hơn, căng thẳng ở đoạn Sói Xám định vồ Ngựa Trắng; hào hứng ở đoạn cuối-Ngựa Trắng đã biết phóng như bay.
-Kể lần 1:Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.
-Kể lần 2:Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
-Kể lần 3(nếu cần)
b.Hướng dẫn hs kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Gọi hs đọc yêu cầu Bài tập 1, 2.
-Cho hs kể theo nhóm.
-Cho hs thi kể trước lớp.
-Cho hs nhận xét và bình chon bạn kể tốt.
3.Củng cố, dặn dò:
*GDMT: Chú Ngựa trắng ngây thơ , đáng yêu như thế nào?
*Mỗi loài độïng vật có một nét đáng yêu khác nhau, chúng ta cần yêu quý và bảo vệ chúng để góp phần làm cho môi trường thế giới động vật thêm phong phú, đa dạng.
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-Y/c về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
-2 HS nhắc lại đề bài
-Lắng nghe.
-Hs nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
-Đọc yêu cầu các bài tập.
-Kể theo nhóm từng đoạn.
-Thi kể trướclớp.
-Kể và trả lời câu hỏi của các nhóm xung quanh nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
-HS trả lời.
-Chú ý HS yếu thảo luận và kể.(Vơn, Na,...)
-HD HS yếu kể (Duyên, Nhâm,)
___________________________________
Tiết 2 Môn: Tập đọc
 TRĂNG ƠI . . . TỪ ĐÂU ĐẾN ?
I.MỤC TIÊU: 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.
- Hiểu nội dung: tình cảm yêu mến gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 3,4 khổ thơ trong bài)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung câu hỏi 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt Động Của GV
Hoạt Động Của HS
H t ĐB
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS đọc và trả lời câu hỏi. 
-GV nhận xét-ghi điểm
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài- ghi bảng
2. Hướng dẫn HS luyện đọc
- 1 hs giỏi đọc cả bài
- Gv y/c hs đọc nối tiếp từng khổ thơ
- Cho hs đọc từ khĩ : diệu kì, hành quân, quả bĩng
- Cho hs đọc chú giải
- GV giải nghĩa từ: chớp mi, mọi miền, 
- Yêu cầu hs đọc theo cặp
- Yêu cầu HS đọc lại tồn bài
- GV đọc diễn cảm cả bài
3.Tìm hiểu bài
* Đoạn 1 : Hai khổ thơ đầu
- Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với những gì ?
-Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh? 
* Đoạn 2 : Khổ thơ 3,4
-Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai? 
* Đoạn 3 : Khổ 5, 6
- Vầng trăng trong hai khổ thơ này gắn với tình cảm sâu sắc gì của tác giả ? 
-Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào? 
4. Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm 2 khổ thơ.
- Chú ý cách ngắt giọng và nhấn giọng một số câu thơ, dòng thơ . 
5.Củng cố -dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc bài thơ.
- Chuẩn bị : Đường đi Sa Pa.
-2 HS đọc và trả lời câu hỏi. 
-2 HS nhắc lại đề bài
- 1HS khá giỏi đọc toàn bài .
- HS nt nhau đọc từng khổ. 
-Đọc từ khó
- HS đọc thầm phần chú giải. 
-Luyện đọc theo cặp
-HS đọc toàn bài thơ.
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi .
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài
-HD HS yếu đọc và thảo luận, TLCH (Vơn, Na,..)
-HD HS yếu luyện đọc diễn cảm (Chăng, Con,)
____________________________
Tiết 3 Môn: Địa lí
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (tt)
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền trung:
 + Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền trung rất phát triển.
 + Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung: nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
II.CHUẨN BỊ:
- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam.
- Tranh ảnh một số địa điểm du lịch ở duyên hải miền Trung,một số nhà nghỉ đẹp; lễ hội của người dân miền Trung (đặc biệt là ở Huế).
- Mẫu vật: tôm, cua, muối, đường mía hoặc một số sản phẩm được làm từ đường mía & một số thìa nhỏ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HTĐB
A. Kiểm tra bài cũ:
 Dựa vào lược đồ, kể tên các đồng bằng theo thứ tự từ Nam ra Bắc?
Vì sao sông miền Trung thường gây lũ lụt vào mùa mưa?
So sánh đặc điểm của gió thổi đến các tỉnh duyên hải miền Trung vào mùa hạ & mùa thu đông?
GV nhận xét
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài- ghi bảng
2.Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV thông báo số dân của các tỉnh miền Trung & lưu ý HS phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã & thành phố ở duyên hải.
GV chỉ trên bản đồ dân cư để HS thấy mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày.
Quan sát bản đồ phân bố dân cư Việt Nam, nêu nhận xét về sự phân bố dân cư ở duyên hải miền Trung?
GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 rồi trả lời các câu hỏi trong SGK.
GV bổ sung thêm: trang phục hàng ngày của người Kinh, người Chăm gần giống nhau như áo sơ mi, quần dài để thuận lợi trong lao động sản xuất .
3.Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
GV yêu cầu HS đọc ghi chú các ảnh.
Cho biết tên các hoạt động sản xuất?
GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm bảng có 4 cột (trồng trọt; chăn nuôi; nuôi, đánh bắt thủy sản; ngành khác), yêu cầu các nhóm thi đua điền vào tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh mà HS đã quan sát.
GV khái quát: Các hoạt động sản xuất của người dân ở duyên hải miền Trung mà HS tìm hiểu đa số thuộc ngành nông – ngư nghiệp.
*GDMT: các HĐSX của người dân đã lạm dụng nhiều hóa chất gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. VD: nhà máy tinh bột sắn, nhà máy đườngđánh bắt tôm cá bằng hóa chất.Cần giảm thiểu các việc làm này để góp phần bảo vệ MT tự nhiên.
4.Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
Tên & điều kiện cần thiết đối với từng ngành sản xuất?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
5.Củng cố- Dặn dò: 
Yêu cầu HS đọc bảng thống kê.
GV kết luận: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt & khô hạn, người dân miền Trung vẫn cố gắng vượt qua khó khăn, luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm góp phần phát triển kinh tế.
HS trả lời
HS nhận xét
-2 HS nhắc lại đề bài
HS quan sát
+Ở miền Trung vùng ven biển có nhiều người sinh sống hơn ở vùng núi Trường Sơn. Song nếu so sánh với đồng bằng Bắc Bộ thì dân cư ở đây không đông đúc bằng.
HS quan sát & trả lời câu hỏi (cô gái người Kinh thì mặc áo dài, cổ cao, quần trắng; còn cô gái người Chăm thì mặc váy)
HS đọc ghi chú
HS nêu tên hoạt động sản xuất.
Các nhóm thi đua
Đại diện nhóm báo cáo trước lớp
Các nhóm khác bổ sung, hoàn thiện bảng.
2 HS đọc lại kết quả 
HS trình bày
-HD HS yếu quan sát và TLCH (Vơn, Na,..)
- Gợi ý HS yếu nêu tên hoạt động sản xuất.(Duyên, Nhâm,)
____________________________
Tiết 4: Môn: Toán 
 LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU:
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
Hoạt Động Của GV
Hoạt Động Của HS
H t ĐB
A. Kiểm tra bài cũ:
-GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà 
-GV nhận xét-ghi điểm
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài- ghi bảng
2.Thực hành
Bài tập 1:
-Yêu cầu HS đọc đề toán
-Vẽ sơ đồ minh hoạ
-Các bước giải toán:
+ Tìm hiệu số phần bằng nhau? (dựa vào tỉ số)
+ Tìm giá trị một phần?
+ Tìm số bé?
+ Tìm số lớn?
Bài tập 2:
-Các bước giải toán:
+ Tìm hiệu số phần bằng nhau? + Tìm giá trị một phần?
+ Tìm từng số?
3.Củng cố - Dặn dò: 
-Chuẩn bị bài: Luyện tập tiết sau 
-Làm bài 3 trong SGK
-HS sửa bài
-HS nhận xét
-2 HS nhắc lại đề bài
-2HS đọc đề toán
-HS vẽ sơ đồ minh hoạ
-HS làm bài
-Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
-HS làm bài
-HS sửa
-HD HS yếu làm bài tập (Na, Plú, Duyên,..)
 -Gợi ý HS yếu làm bài tập (Na, Plú, Duyên,..)
________________________________________
Tiết 5 Môn: Mĩ thuật
 VẼ TRANH : ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU :
-HS hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung -Biết các

File đính kèm:

  • docT 29sua.doc
Giáo án liên quan