Hướng dẫn triển khai nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2014 - 2015

A - NHIỆM VỤ CHUNG

Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện thực tế địa phương.

Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năngvà định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; chỉ đạo triển khai hiệu quả mô hình trường tiểu học mới (VNEN), tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục; mở rộng áp dụng tại các trường có điều kiện; đổi mới đồng bộ phương pháp dạy, phương pháp học và kiểm tra, đánh giá; tích cực triển khai Đề án dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới; duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đẩy mạnh xây dựng kiểu mẫu, trường chuẩn quốc gia và tổ chức dạy - học 2 buổi/ngày, công tác KĐCL giáo dục trong các trường học.

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn triển khai nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2014 - 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trong toàn thành phố nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí trong chỉ đạo chuyên môn, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho giáo viên trong hoạt động dạy học, kịp thời tháo gỡ những khó khăn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới các hoạt động đánh giá học sinh,... cho giáo viên, tạo cơ hội để mỗi cán bộ, giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức SHCM thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học.
2. Đối với các trường, lớp dạy học 1 buổi/ngày
Thời lượng tối đa 5 tiết/buổi, tối thiểu 5 buổi/tuần.
Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công-Kĩ thuật, phù hợp điều kiện thực tế địa phương và nhà trường (truyền thống văn hoá, nghề nghiệp địa phương; năng lực giáo viên và thiết bị dạy học của nhà trường).
3. Đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày
Thời lượng tối đa 7 tiết/ ngày. Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ ngày (toàn thành phố thống nhất học 9 buổi/tuần; dành chiều thứ tư hàng tuần để sinh hoạt chuyên môn) trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu:
- Học sinh được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành yêu cầu học tập trên lớp, không giao bài tập về nhà cho học sinh. Dạy học các môn học bắt buộc; các môn học tự chọn; tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá,…
- Khuyến khích tổ chức bán trú cho học sinh một cách linh hoạt, đa dạng hoạt động bán trú, có thể tổ chức các hoạt động như xem phim, xem tivi, đọc sách, tham gia các trò chơi dân gian… cùng với nghỉ trưa trong thời gian giữa hai buổi học.
- Động viên phụ huynh, cộng đồng đầu tư, đóng góp nhân lực, trí lực, tài lực để thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh trong hoạt động tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Với những lớp học có sĩ số đông, các trường tham mưu với chính quyền để có thêm nhân viên hỗ trợ, trợ giảng.
4. Triển khai có hiệu quẩccs chương trình, dự án:
 - Quản lý và thực hiện Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (GPE - VNEN)
+ Tiếp tục triển khai có hiệu quả mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) tại 3 trường tiểu học được thụ hưởng dự án, khuyến khích các đơn vị có giải pháp nhân triển khai mô hình trên tinh thần tự nguyện ở những trường có điều kiện. Để triển khai hiệu quả mô hình trường học mới, các trường cần tập trung thực hiện tốt các công việc sau:
+ Tăng cường tiếng Việt, tập trung vào giải pháp dạy học theo tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục để đảm bảo học sinh lên lớp 2 đạt chuẩn năng lực tiếng Việt. 
+ Chủ động tuyên truyền giới thiệu chia sẻ nội dung về mô hình trường học mới cho cán bộ quản lý, giáo viên và cộng đồng. Các trường tiểu học có biện pháp gắn kết chặt chẽ với phụ huynh và cộng đồng nhằm phát huy vai trò tích cực của phụ huynh và cộng đồng cùng tham gia với nhà trường chăm sóc giáo dục học sinh với các hình thức đa dạng phong phú.
+ Triển khai đồng bộ và hiệu quả phương pháp dạy, phương pháp học, đánh giá học sinh, hội đồng tự quản nhằm hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
+ Chỉ đạo cụ thể việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn tại các trường, điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học để bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên (theo hướng dẫn tại Công văn số 86/GPE-VNEN ngày 18/3/2014 về Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn ở các trường triển khai Mô hình VNEN). Lập kế hoạch, tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên tham quan, trao đổi giữa các trường triển khai mô hình trường học mới ở địa phương và tham quan, trao đổi với các địa phương khác (nếu có điều kiện).
+ Các trường thực hiện nghiêm túc quỹ 1 và quỹ 2 theo quy định tại Sổ tay thực hiện Dự án và các văn bản hướng dẫn chi tiêu của Bộ tài chính; giải ngân đúng tiến độ theo kế hoạch công việc.
+ Khuyến khích các trường tiểu học quay phim các tiết học điển hình để đưa lên trang Web của dự án và trang Web của Ngành
+ Các trường tiếp tục chủ động vận dụng đổi mới (học tập những ưu điểm) mô hình trường học mới (VNEN) để nâng cao hoạt động tổ chức lớp học, phương pháp dạy học có hiệu quả và đổi mới không gian lớp học.
+ Tổ chức đánh giá hai năm triển khai mô hình trường học mới tại Việt Nam để rút kinh nghiệm và từng bước thực hiện nhân rộng mô hình ra các trường tiểu học ngoài dự án.
	- Trường tiểu học Phan Bội Châu tham gia Dự án: ”Nâng cao chất lượng dạy-học môn khoa học” do tổ chức KOICA tài trợ, cần áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đã được tập huấn; sử dụng có hiệu quả và bảo quan tốt các thiết bị đã được cung cấp.
5. Thực hiện phương pháp ”Bàn tay nặn bột” ở trường tiểu học giai đoạn 2011-2015":
Thực hiện theo Quyết định số 6120/QĐ-BGDĐT ngày 01/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Công văn số 3535 /BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác. Các trường cần tập trung tự học, tự nghiên cứu để xây dựng kế hoạch triển khai phương pháp ”Bàn tay nặn bột” tại đơn vị mình nhằm góp phần nâng cáo chất lượng giáo dục. 
Phòng sẽ tổ chức chuyên đề về phương pháp ”Bàn tay nặn bột”, kết hợp với PP dạy học thí nghiệm thiết bị dạy học của Dự án KOICA Hàn Quốc đối với môn khoa học lớp 4,5; các trường chủ động tổ chức tốt các hội thảo chuyên đề, dự giờ, thao giảng về phương pháp Bàn tay nặn bột để rút bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý và quá trình dạy học.
6. Triển khai dạy học ngoại ngữ:
Từng bước triển khai thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 1014/KH-GD&ĐT ngày 25/8/2011 của Sở GD&ĐT đã được UBND tỉnh Quảng Trị; lưu ý các nội dung sau:
+ Nghiêm túc chỉ đạo thực hiện công văn số: 1248/SGD ĐT-GDTrH ngày 11/8/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị về việc "Hướng dẫn triển khai dạy học Tiếng Anh cấp Tiểu học và THCS theo Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 từ năm học 2014-2015".
+ Các trường phấn đấu trong năm học này có 100% tổng số học sinh lớp 3 phải được học môn Tiếng Anh theo chương trình mới và tiếp tục dạy theo chương trình mới đối với lớp 4 và lớp 5 (4 tiết /tuần) cho các năm tiếp theo.
7. Thực hiện dạy học môn Tin học: theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở những nơi có đủ điều kiện. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có nội dung Tin học - Công nghệ thông tin dưới hình thức các câu lạc bộ để học sinh được tiếp cận, hình thành các kĩ năng học tập, nghiên cứu sáng tạo.
8. Đổi mới đánh giá xếp loại học sinh:
Các trường tổ chức cho CB-GV nghiên cứu và triển khai thực hiện đúng theo hướng dẫn thông tư mới về đánh giá xếp loại học sinh của Bộ GD&ĐT (sắp được ban hành). Cập nhật thông tin đầy đủ chính xác vào các loại hồ sơ theo dõi và quan lý chất lượng giáo dục
III. Sách, thiết bị dạy học
1. Sách : Sách quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh theo chương trình hiện hành:
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
1. Tiếng Việt 1 (tập 1)
2. Tiếng Việt 1 (tập 2)
3. Vở Tập viết 1 (tập 1)
4. Vở Tập viết 1 (tập 2)
5. Toán 1
6. Tự nhiên và Xã hội 1 
7. Đạo đức 1  
1. Tiếng Việt 2 
(tập 1)
2. Tiếng Việt 2 
(tập 2)
3. Vở Tập viết 2 (tập 1)
4. Vở Tập viết 2 (tập 2)
5. Toán 2
6. Tự nhiên và Xã hội 2
 7. Đạo đức 2  
1. Tiếng Việt 3 (tập 1)
2. Tiếng Việt 3 (tập 2)
3. Vở Tập viết 3 (tập 1)
4. Vở Tập viết 3 (tập 2)
5. Toán 3
6. Tự nhiên và Xã hội 3
 7. Đạo đức 1  
1. Tiếng Việt 4 (tập 1)
2. Tiếng Việt 4 (tập 2)
3. Toán 4
4. Đạo đức 4
5. Khoa học 4
6. Lịch sử và Địa lí 4
7. Âm nhạc 4
8. Mĩ thuật 4
9. Kĩ thuật 4 
1. Tiếng Việt 5 (tập 1)
2. Tiếng Việt 5 (tập 2)
3. Toán 5
4. Đạo đức 5
5. Khoa học 5
6. Lịch sử và Địa lí 5
7. Âm nhạc 5
8. Mĩ thuật 5
9. Kĩ thuật 5 
Các trường tham gia Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (GPE - VNEN) thì sử dụng sách và tài liệu các môn được cấp. Riêng lớp 1: Sử dụng sách và tài liệu tiếng Việt Công nghệ giáo dục do Dự án cấp.
Các trường tiểu học xây dựng tủ sách dùng chung; bảo đảm ngay từ khi bước vào năm học mới, tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập. 
Giáo viên cần hướng dẫn sử dụng sách, vở hàng ngày để học sinh không phải mang theo nhiều sách, vở khi tới trường; sử dụng có hiệu quả sách và tài liệu của thư viện nhà trường. Nơi có điều kiện thì tổ chức cho học sinh để sách vở, đồ dùng học tập tại lớp.
Các trường huy động các nguồn kinh phí để thực hiện việc cấp sách giáo khoa, không thu tiền đối với học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn, học sinh là con gia đình thuộc diện chính sách.
Khuyến khích các trường áp dụng mô hình “thư viện xanh”, “thư viện thân thiện”,…phù hợp điều kiện thực tế.
2. Thiết bị dạy học: Các trường cần tập trung:
Tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (TBDH) để có kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đã ban hành (Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009), đồng thời quản lí tốt việc sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học. Thực hiện Công văn số 7842/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 28/10/2013 về việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, học liệu các cơ sở giáo dục đào tạo.
Chủ động mua mới, thay thế, sửa chữa bàn ghế đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của Thông tư số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 về Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông.
Khai thác các nguồn lực nhằm tăng cường các TBDH hiện đại, thiết bị dạy học có yếu tố công nghệ thông tin, phần mềm dạy học môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội... 
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức làm công tác TBDH, tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học thông qua các hoạt động làm mới, cải tiến, sửa chữa đồ dùng dạy học; thu thậ

File đính kèm:

  • docHUONG DAN THUC HIEN NHIEM VU NH 20142015.doc
Giáo án liên quan