Giáo trình Tin học ứng dụng - Trần Công Nghiệp

MỤC LỤC

MỤC LỤC.1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ KIẾN THỨC TIN HỌC CĂN BẢN .3

1.CĂN BẢN VỀ WNDOWS.3

1.1 Khởi động và thoát khỏi windows.3

1.2 Windows Explorer.4

1.3 Tệp tin (file).6

1.4 Thư mục (Folder hay Directory) .6

1.5 Đổi tên file, đổi tên thư mục.6

1.6 Sao chép (copy) tập tin hay thư mục. .7

1.7. Di chuyển thư mục, file .7

1.8 Xóa thư mục, tập tin .7

1.8 Phục hồi thư mục hay tập tin bị xóa. .8

1.9 Quản lí đĩa .8

1.10. Thiết lập cách biểu diên ngày giờ, số và tiền tệ .9

1.11. Chạy chương trình trong Windows.9

2. CĂN BẢN VỀ EXCEL . 11

2.1 Giới thiệu. 11

2.2 Worksheet, workbook, địa chỉ .14

2.3 Các dạng dữ liệu trong Excel .17

2.4 Các phép tính trong Excel .18

2.5 Sử dụng hàm trong Excel .19

2.6. Công thức mảng .27

BÀI TẬP CHƯƠNG 1.29

CHƯƠNG 2 GIẢI BÀI TOÁN TỐI ƯU.35

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA BÀI TOÁN TỐI ƯU.35

1.1. Bài toán quy hoạch tuyến tính (linear programming) .35

1.2. Bài toán quy hoạch phi tuyến (nonlinear programming).40

2. QUY TRÌNH GIẢI BÀI TOÁN TỐI ƯU TRONG EXCEL.40

2.1 Mô tả bài toán.40

2.2 Các bước tiến hành giải bài toán tối ưu trong Excel .41

2.3 Ý nghĩa các lựa chọn của Solver .48

2.4 Một số thông báo lỗi thường gặp của Solver.49

2.5 Phân tích độ nhạy của bài toán.50

3. GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH TUYẾN TÍNH .52

BÀI TẬP CHƯƠNG 2.53

CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH.57

1.KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.57

1.1.Khái niệm về tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định.57

1.2.Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định.57

1.3.Các hàm tính khấu hao tài sản cố định.60

2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ.64

2.1 Dòng tiền .64

2.2 Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư .70

2.3 Các hàm đánh giá hiệu quả dự án đầu tư trong Excel .72

2.4. Các chỉ tiêu khác .76

3. Đầu tư chứng khoán .77

3.1 Tính lãi gộp cho một trái phiếu trả vào ngày tới hạn.77

3.2 Tính lãi gộp của một chứng khoán trả theo định kỳ.78

pdf130 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Tin học ứng dụng - Trần Công Nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 6 7 1 
Công nhân 4 4 5 3 6 2 7 1 Công nhân 17 6 5 7 3 2 1 4 
Công nhân 5 5 4 2 6 7 3 1 Công nhân 18 7 6 5 4 3 2 1 
Công nhân 6 1 2 3 4 5 6 7 Công nhân 19 6 5 3 4 2 7 1 
Công nhân 7 7 5 3 1 6 4 2 Công nhân 20 4 5 3 6 7 2 1 
Công nhân 8 4 3 2 5 6 1 7 Công nhân 21 7 6 5 3 4 1 2 
Công nhân 9 5 4 3 2 7 6 1 Công nhân 22 7 6 2 5 3 4 1 
Công nhân 10 1 3 2 5 6 7 4 Công nhân 23 6 5 7 3 4 2 1 
Công nhân 11 6 7 2 1 3 4 5 Công nhân 24 5 6 4 3 1 2 7 
Công nhân 12 5 4 6 7 3 2 1 Công nhân 25 6 4 7 5 3 2 1 
Công nhân 13 1 2 3 4 5 6 7 
Hãy phân mỗi công nhân vào từng kíp cho thích hợp sao cho thỏa mãn mức độ sở thích tổng 
cộng của toàn công ty là cực đại. 
Ghi bài sheet riêng cùng file với bài 2.7 
Trần Công Nghiệp - Giáo trình Tin học ứng dụng (bản thảo) 
Phòng Thực hành kinh doanh – Bộ môn Tin học ứng dụng = trang 57= 
CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 
1.KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 
1.1.Khái niệm về tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định 
Dưới góc độ quản trị kinh doanh, tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động thỏa mãn 
đồng thời hai điều kiện: Có thời hạn sử dụng lớn hơn một năm và có giá trị lớn hơn một 
khoản tiền được quy định trước. Theo quy định hiện hành thì TSCĐ cần phải có giá trị lớn 
hơn 10 triệu đồng. 
Có nhiều cách phân chia TSCĐ tùy theo tiêu chí phân chia như phân chia theo hình thái biểu 
hiện thì có TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Phân chia theo quyền sở hữu thì có TSCĐ của 
doanh nghiệp và TSCĐ thuê ngoài. 
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị giảm dần giá trị và giá 
trị sử dụng. Hiện tượng này gọi là hao mòn tài sản cố định. Hao mòn hữu hình TSCĐ là hiện 
tượng giảm dần tính năng kỹ thuật của TSCĐ do các nguyên nhân như lực cơ học, hoặc do 
ảnh hưởng của môi trường như ăn mòn điện hóa, mối mọt mục..Hao mòn vô hình TSCĐ là 
hiện tượng TSCĐ bị giảm dần giá trị do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và quản lý thể hiện ở 
cùng một khoản tiền có thể mua hay sản xuất được một TSCĐ có tính năng kỹ thuật tốt hơn. 
Do vậy TSCĐ cũ tự nhiên bị mất giá. 
Khấu hao TSCĐ là biện pháp nhằm chuyển một phần giá trị của TSCĐ vào giá thành sản 
phẩm do TSCĐ đó sản xuất ra để sau một thời gian nhất định có đủ tiển mua được một TSCĐ 
khác tương đương với TSCĐ cũ. Về bản chất, khấu hao TSCĐ chính là tái sản xuất giản đơn 
TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nên 
việc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ nằm trong nội dung của công tác lập kế hoạch tài chính của 
doanh nghiệp và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. 
Để tính toán khấu hao TSCĐ cần phải định nghĩa một số khái niệm sau: 
Nguyên giá của TSCĐ (ký hiệu Kbđ) là giá trị thực tế của TSCĐ khi đưa vào sử dụng. Đối với 
máy móc thiết bị, nguyên giá bao gồm giá mua (hay sản xuất) cộng với chi phí vận chuyển và 
lắp đặt. 
Giá trị còn lại của TSCĐ (ký hiệu Kcl) là giá trị thực tế của TSCĐ tại một thời điểm xác định. 
Giá trị còn lại được xác định căn cứ vào giá thị trường khi đánh giá TSCĐ. Về phương diện 
kế toán, giá trị còn lại của TSCĐ được xác định bằng hiệu số giữa nguyên giá và giá trị hao 
mòn (hay lượng trích khấu hao lũy kế tính đến thời điểm xác định). 
1.2.Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định 
Có hai cách tính khấu hao TSCĐ là khấu hao theo thời gian và khấu hao theo sản phẩm. Đổi 
với TSCĐ là các máy móc vạn năng thường khấu hao theo thời gian. Đối với TSCĐ là máy 
móc chuyên dùng thường khấu hao theo sản phẩm. 
Khi tính khấu hao TSCĐ theo thời gian, có thể tính theo phương pháp khấu hao đều (tuyến 
Trần Công Nghiệp - Giáo trình Tin học ứng dụng (bản thảo) 
Phòng Thực hành kinh doanh – Bộ môn Tin học ứng dụng = trang 58= 
tính), phương pháp khấu hao nhanh hoặc kết hợp cả hai phương pháp. 
1.2.1 Phương pháp khấu hao đều. 
Phương pháp khấu hao đều còn được gọi là phương pháp khấu hao tuyến tính hay khấu hao 
theo đường thẳng. Với khấu hao đều, lượng trích khấu hao hàng năm đều nhau trong suốt 
khoảng thời gian tính khấu hao (tuổi thọ kinh tế của TSCĐ, ký hiệu T). Thời gian tính khấu 
hao là khoảng thời gian cần thiết để khấu hao hết lượng giá trị cần trích khấu hao. 
Lượng trích khấu hao hàng năm được tính theo công thức: 
bd dtK Ki
kh TC
-= (3. 1) 
Trong đó: Kbd: Nguyên giá của TSCĐ 
Kdt: Giá trị đào thải của TSCĐ. Là giá trị thanh lý ước tính hay giá trị còn 
lại ước tính sau khi đã trích khấu hao trong thời gian T 
T: Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ. Là khoảng thời gian cần thiết để trích khấu hao 
đủ lượng giá trị đã định. 
Giá trị còn lại của TSCĐ ở năm thứ i (ký hiệu Kcli) tính theo công thức: 
i
cl bd khK K iC= - (3. 2) 
Phương pháp khấu hao đều đơn giản, dễ tính toán. Tuy nhiên khấu hao theo phương pháp này 
không phản ánh hết được mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ. 
Hình 3. 1 Giá trị của TSCĐ theo thời gian khi khấu hao đều 
1.2.2 Các phương pháp khấu hao nhanh 
Đặc trưng cơ bản của các phương pháp khấu hao nhanh là những năm đầu, khi mới đưa 
TSCĐ vào sử dụng, lượng trích khấu hao lớn. Sau đó lượng trích khấu hao giảm dần. Với các 
phương pháp khấu hao nhanh, các nhà quản trị mong muốn nhanh chóng thu hồi phần vốn 
đầu tư vào TSCĐ để có thể đổi mới TSCĐ. Ưu điểm của các phương pháp khấu hao nhanh là 
là thu hồi vốn nhanh, giảm bớt được tổn thất do hao mòn vô hình. Ngoài ra, đây là một biện 
pháp “hoãn thuế” trong những năm đầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên khấu hao nhanh có 
Giá trị của 
TSCĐ 
Thời gian sử 
dụng TSCĐ 
Trần Công Nghiệp - Giáo trình Tin học ứng dụng (bản thảo) 
Phòng Thực hành kinh doanh – Bộ môn Tin học ứng dụng = trang 59= 
nhược điểm là: Có thể gây nên sự đột biến về giá thành sản phẩm trong những năm đầu do chi 
phí khấu hao lớn, sẽ bất lợi trong cạnh tranh. Do vậy đối với những doanh nghiệp kinh doanh 
chưa ổn định, chưa có lãi thì không nên áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh. 
1.2.2.1 Khấu hao theo tổng số năn sử dụng 
Theo phương pháp này, lượng trích khấu hao ở năm bất kỳ i được tính bằng hiệu số của 
nguyên giá và giá trị thải hồi ước tính nhân với một phân số mà tử số là thức tự ngược của số 
năm sử dụng, mẫu số là tổng từ 1 đến số năm sử dụng của tài sản. Có thể sử dụng công thức 
sau để tính toán: 
2( 1)
( )
( 1)
i
kh bd dt
T i
C K K
T T
- -
= -
+
 (3. 3) 
Trong đó: Ckhi: lượng trích khấu hao ở năm thứ i 
Kbd: Nguyên giá của TSCĐ 
 Kdt: Giá trị đào thải của TSCĐ 
 T: Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ 
 i: Năm cần tính khấu hao 
Giá trị còn lại của TSCĐ ở năm thứ i (Kcli) được tính theo công thức: 
1
i
i t
cl bd kh
t
K K C
=
= - å (3. 4) 
Hình 3. 2 Giá trị của TSCĐ theo thời gian khi khấu hao nhanh 
1.2.2.2. Khấu hao số dư giảm dần 
Lượng trích khấu hao ở năm thứ i được tính toán bằng tích số của giá trị còn lại nhân với tỉ lệ 
trích khấu hao r theo công thức sau: 
1
1
( )
i
i t
kh bd kh
t
C K C r
-
=
= -å (3. 5) 
Trong đó là gọi là tỉ lệ trích khấu hao và được tính theo công thức: 
Giá trị của 
TSCĐ 
Thời gian sử 
dụng TSCĐ 
Trần Công Nghiệp - Giáo trình Tin học ứng dụng (bản thảo) 
Phòng Thực hành kinh doanh – Bộ môn Tin học ứng dụng = trang 60= 
1
1 ( )dt T
bd
K
r
K
= - (3. 6) 
Riêng năm đầu tiên, lượng trích khấu hao tính theo công thức: 
1
12kh bd
m
C K r= (3. 7) 
Trong đó m là số tháng của năm đầu tiên. 
Đồng thời lượng trích khấu hao của năm cuối cùng được tính theo công thức: 
1
1
12
( )
12
T
T t
kh bd kh
t
m
C K C r
-
=
-
= - å (3. 8) 
Công thức tính giá trị còn lại của TSCĐ ở năm thứ i tương tự như công thức tính giá trị còn 
lại của phương pháp khấu hao theo tổng số năm sử dụng. 
1.2.2.3 Khấu hao nhanh với tỉ lệ khấu hao tùy chọn 
Lượng trích khấu hao ở năm thứ i được tính theo công thức: 
1
( )
i
i t
kh bd dt kh
t
r
C K K C
T=
= - - å (3. 9) 
Trong đó r là tỉ lệ trích khấu hao tùy chọn. Nếu r = 2 thì phương pháp này được gọi là phương 
pháp bình quân nhân đôi. Giá trị còn lại của TSCĐ ở năm thứ i tính như phương pháp khấu 
hao số dư giảm dần. 
Tỉ lệ khấu hao r được sử dụng ở các nước như sau: 
r = 1,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 3 đến 4 năm 
r = 2,0 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm 
r = 2,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6 năm 
1.2.3 Phương pháp khấu hao kết hợp 
Nhằm đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn, người ta sử dụng phương pháp khấu hao kết hợp theo thể 
thức một số năm đầu sử dụng phương pháp khấu hao nhanh, sau đó chuyển sang phương pháp 
khấu hao đều. Khi sử dụng phương pháp kết hợp, thời gian thu hồi vốn thực tế ngắn hơn tuổi 
thọ kinh tế dự tính. Thường thì khi lượng trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đều cho 
phần giá trị còn lại cho năm tiếp theo lớn hơn lượng trích khấu hao theo phương pháp khấu 
hao nhanh thì người ta chuyển sang khấu hao theo phương pháp khấu hao đều. 
1.3.Các hàm tính khấu hao tài sản cố định 
1.3.1.Hàm tính khấu hao đều: 
Trong Excel sử dụng hàm SLN để tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đều. Cú 
pháp như sau 
=SLN(cost, salvage, life) 
 Trong đó: Cost: Nguyên giá của TSCĐ 
 Salvage: Giá trị thải hồi của TSCĐ 
Trần Công Nghiệp - Giáo trình Tin học ứng dụng (bản thảo) 
Phòng Thực hành kinh doanh – Bộ môn Tin học ứng dụng = trang 61= 
 Life: Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ 
Ví dụ 3.1: Một TSCĐ nguyên giá 150 triệu đồng, dự tính khấu hao trong 10 năm. Giá trị 
đào thải ước tính là 10 triệu đồng. Tính lượng trích khấu hao và giá trị còn lại của từng 
năm theo phương pháp khấu hao đều. 
Chuẩn bị dữ liệu trong Excel và công thức tính như trong hình 3.3 
Hình 3. 3 Tính khấu hao TSCĐ theo phương phấp khấu hao đều trong Excel 
1.3.2.Hàm tính khấu hao theo tổng số năm sử dụng 
Trong Excel, sử dụng hàm SYD để tính lượng trích khấu hao TSCĐ theo tổng số năm sử 
dụng. Cú pháp: 
=SYD(Cost, Salvage, Life, Period) 
Trong đó: 
Period: Kỳ tính khấu hao. Các tham số khác tương tự như hàm SLN 
Ví dụ 3.2: Sử dụng các số liệu tương tự như trong ví dụ 1. Yêu cầu tính lượng trích khấu hao 
và giá trị còn lại cho từng năm theo phương pháp tổng số năm sử dụng 
Chuẩn bị dữ liệu

File đính kèm:

  • pdfTIN HOC UNG DUNG.pdf
Giáo án liên quan