Bảng mạch hệ thống, các thiết bị lưu trữ & xuất nhập

(1) Khe cắm CPU (socket 775)

(2) Khe cắm Ram (DDRAM)

(3) Cổng IDE 1 & IDE 2 dùng kết nối với HDD và CD.

(4) Cổng mở rộng PCI dùng kết nối với các Card mở rộng (Sound Card, Network Card, Modem, VGA.)

(5) Cổng AGP dùng kết nối với card VGA chuẩn AGP. Ngoài ra còn có chuẩn PCI Express 16X.

(6) Chấu cấm nguồn dùng cấp nguồn cho Mainboard.

(7) Pin CMOS để nuôi chíp nhớ CMOS. ROM BIOS lưu trữ chương trình của nhà sản xuất.

(8) Cổng On-board dùng kết nối với các thiết bị nhập xuất và các thiết bị ngoại vi khác.(keyboard, mouse, máy in )

 

doc9 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảng mạch hệ thống, các thiết bị lưu trữ & xuất nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Network Card, Modem, VGA..)
Cổng AGP dùng kết nối với card VGA chuẩn AGP. Ngoài ra còn có chuẩn PCI Express 16X.
Chấu cấm nguồn dùng cấp nguồn cho Mainboard.
Pin CMOS để nuôi chíp nhớ CMOS. ROM BIOS lưu trữ chương trình của nhà sản xuất.
Cổng On-board dùng kết nối với các thiết bị nhập xuất và các thiết bị ngoại vi khác.(keyboard, mouse, máy in )
Thành phần liên kết hệ thống
Bus : là tập họp các đường kết nối dùng để vận chuyển thông tin từ các thành phần này sang thành phần khác trong hệ thống. Độ rộng của BUS là tổng số đường kết nối có khả năng vận chuyển thông tin đồng thời (mỗi đường kết nối vận chuyển 1 bit).
Cable : là đường vận chuyển thông tinh dung riêng cho từng thiết bị.(cable IDE, cable FDD, cable PS2, cable màng hình, cable máy in)
CPU
Tốc độ xử lý : 
Là tốc độ xử lý bên trong của CPU, tốc độ này được tính bằng MHz hoặc GHz.
Thí dụ một CPU Pentium 3 có tốc độ 800MHz tức là nó dao động ở tần số 800.000.000 Hz , CPU pentium 4 có tốc độ là 2,4GHz tức là nó dao động ở tần số 2.400.000.000 Hz
Tốc độ Bus của CPU :
Là tốc độ dữ liệu ra vào các chân của CPU - còn gọi là Bus phía trước : Front Site Bus ( FSB )
Bộ nhớ Cache (bộ nhớ đệm) :
Bộ nhớ Cache là bộ nhớ nằm bên trong của CPU, nó có tốc độ truy cập dữ liệu theo kịp tốc độ xủa lý của CPU, điều này khiến cho CPU trong lúc xử lý không phải chờ dữ liệu từ RAM vì dữ liệu từ RAM phải đi qua Bus của hệ thống nên mất nhiều thời gian.
Một dữ liệu trước khi được xử lý , thông qua các lệnh gợi ý của ngôn ngữ lập trình, dữ liệu được nạp sẵn lên bộ nhớ Cache, vì vậy khi xử lý đến, CPU không mất thời gian chờ đợi .
Khi xử lý xong trong lúc đường truyền còn bận thì CPU lại đưa tạm kết quả vào bộ nhớ Cache, như vậy CPU không mất thời gian chờ đường truyền được giải phóng .
Bộ nhớ Cache là giải pháp làm cho CPU có điều kiện hoạt động thường xuyên mà không phải ngắt quãng chờ dữ liệu, vì vậy nhờ có bộ nhớ Cache mà hiệu quả xử lý tăng lên rất nhiều, tuy nhiên bộ nhớ Cache được làm bằng Ram tĩnh do vậy giá thành của chúng rất cao .
RAM
Khái niệm : Bộ nhớ RAM là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên và thông tin trên Ram sẽ bị mất khi mất điện. Ta có thể coi Ram giống như 1 cái bảng mà người ta có thể viết các thông tin vào và sau đó lại có thể xoá đi để viết các thông tin mới.
Hai loại Ram
+ RAM tĩnh : Dùng phần tử triger làm phần tử nhớ.Tốc độ truy nhập nhanh. Giá thành đắt
+ RAM động : Dùng tụ điện làm phần tử nhớ. Tốc độ truy nhập không nhanh. Luôn phải “làm tươi” thông tin. Giá thành rẻ
Trong máy tính các IC nhớ RAM thường được ghép thành các khối nhớ 1MB, 4MB, 8MB, 16MB... để cắm vào máy cho tiện lợi.
Loại RAM : SDRAM, DDRAM, DDRAM2
SDRAM : (sử dụng bus 66,100,133) dùng cho máy PII, PIII, PIV(đời đầu) loại ram này dùng các phần tử là Triger làm phần để nhớ có tốc độ truy nhập cao nhưng giá thành đắt.(dung lượng lớn nhất của loại ram này trên thị trường là 256Mb).
Nhận dạng SDRAM các pin được chia làm 3 phần.
Khe cắm SDRAM trêm Main cũng chia làm 3 phần.
DDRAM : (bus 200,233,260,333,) dùng cho PIV (hiện nay) loại ram này dùng các tụ điện làm phần để nhớ nên có tốc độ truy nhập thấp hơn SDRAM nhưng giá thành lại rẻ có thể nâng cấp dung lượng bộ nhớ chưa có giới hạn nhất định cao nhất hiện nay là >1Gb.
Nhận dạng DDRAM các pin được chia làm 2 phần.
Khe cắm DDRAM trên Main cũng chia làm 2 phần.
DDRAM 2: (Bus 533MHz, 667MHz và 800MHz ) Đây là thanh DDR có tốc độ nhân 2 - hỗ trợ cho các CPU đời mới nhất có tốc độ Bus > 800MHz.
Dung lượng RAM : là dung lượng bộ nhớ lưu trữ của RAM
Dung lượng bộ nhớ RAM được tính bằng MB ( Mega Byte ), dung lượng RAM càng lớn thì chứa được càng nhiều dữ liệu và cho phép ta chạy được càng nhiều chương trình cùng lúc .
Dung lượng bộ nhớ nhiều hay ít không phụ thuộc vào Mainboard và CPU mà phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng. Nếu máy tính cài Hệ điều hành Win XP thì dung lượng RAM tối thiểu phải đạt 128MB .
Tốc độ của bộ nhớ RAM (RAM BUS) : 
Tốc độ bộ nhớ RAM là tốc độ truy cập dữ liệu vào Ram.
Trong các máy Pentium 2 và Pentium 3 khi lắp máy ta chọn RAM có tốc độ bằng tốc độ Bus của CPU, nếu tốc độ của 2 linh kiện này khác nhau thì máy sẽ chạy ở tốc độ của linh kiện có tốc độ thấp hơn, vì vậy ta lên chọn tốc độ của RAM >= Bus của CPU.
Trong các máy Pentium 4, khi lắp máy ta chọn RAM có tốc độ >= 50% tốc độ Bus của CPU (Với máy Pentium 4 , khi hoạt động thì tốc độ Bus của CPU gấp 2 lần tốc độ của RAM vì nó sử dụng công nghệ Quad Data Rate nhân 4 tốc độ Bus cho CPU và công nghệ Double Data Rate nhân 2 tốc độ Bus cho RAM
Khi gắn một thanh RAM vào máy thì phải đảm bảo Mainboard có hỗ trợ tốc độ của RAM mà ta định sử dụng .
CARD VGA (card màng hình). Chú ý chuẩn hỗ trợ của main, và dung lượng.
CARD SOUND (card âm thanh). Chú ý các chuẩn xuất âm thanh. 
ROM BIOS ( Read Only Memory Base Input Output System - Bộ nhớ chỉ đọc Lưu các chương trình vào ra cơ sở )
ROM BIOS là một IC được gắn cố định trên Mainboard (thường gắn nhưng không hàn ), và thường giao tiếp trực tiếp với Sourth Bridge (Chíp bán cầu Nam).
Là bộ nhớ chỉ đọc nên ta không thể ghi dữ liệu vào ROM được, tuy nhiên khi nạp lại ROM ta vẫn có thể ghi vào ROM bằng các thiết bị đặc biệt.
Dữ liệu trong ROM được các nhà sản xuất Mainboard nạp sẵn, dữ liệu này không bị mất khi mất điện, nó bao gồm :
Các câu lệnh hướng dẫn cho CPU thực hiện quá trình POST máy ( Power On Self Test - Bật nguồn và kiểm tra ).
Các thông báo lỗi bằng tiếng bíp hay bằng ký tự trên màn hình khi nó kiểm tra và phát hiện lỗi .
Bản thiết lập cấu hình máy - CMOS Setup.
Trình điều khiển bàn phím và các cổng vào ra .
CMOS (RAM CMOS)
Khái niệm : Là một chíp rất nhỏ nằm tích hợp trong Chipset cầu nam, RAM CMOS được nuôi bằng nguồn Pin 3V vì vậy dữ liệu trong RAM CMOS không bị mất khi tắt máy .
Chức năng : 
Chức năng chính của RAM CMOS là lưu bảng thiết lập cấu hình của máy, cung cấp cho CPU trong quá trình khởi động .
Khi ta bật máy tính, quá trình POST máy bắt đầu, CPU sẽ đọc và làm theo các hướng dẫn trong RAM CMOS, nếu RAM CMOS bị mất dữ liệu ( ví dụ khi ta tháo Pin ra ) thì CPU sẽ đọc bản CMOS mặc định được ghi trên ROM BIOS.
Các thiết bị lưu trữ.
Đĩa mềm và ổ đĩa mềm :
Đĩa mềm (FLOPPY DISK) : là thiết bị lưu trữ phụ có kích thước 3.5 inch và có dung lượng 1.44 MB. Đây là thiết bị dễ hỏng nên ngày nay rất it người sử dụng.
Ổ đĩa mềm (FLOPPY DISK DRIVE): là thiết bị ngoại vi kết nối với máy tính dùng để đọc/ ghi đĩa mềm. nó sử dụng nguồn 4 pin và cáp kết nối dữ liệu 34 pin
Đĩa cứng : (HARD DISK DRIVE)
Là thiết bị lưu trữ có dung lượng lớn dùng để lưu trữ dư liệu của máy tính như là : hệ điều hành, chương trình, văn bản, v/v .
Đĩa cứng nó bao gồm nhiều đĩa quay với vận tốc 5400 đến 7200 vòng/1 phút.
Đĩa cứng sử dụng nguồn điện 4 chân và cable tín hiệu dữ liệu chuẩn IDE hoặc chuẩn SATA.
Phân quyền ổ đĩa cứng : khi ta gắn vào máy tính chỉ duy nhất 1 ổ đĩa duy nhất thì hệ thống sẽ không yêu cầu set quyền cho ổ đĩa. Nhưng khi ta gắn từ 2 ổ đĩa cứng trở lên thì hệ thống yêu cầu ta phải phân quyền cho ổ đĩa cứng. Ổ đĩa chính là Master, và các ổ phụ là Slave. Cách phân quyền cho ổ đĩa cứng là ta thay đổi các Jumper trên ổ đĩa cứng theo sách hướng dẫn kèm theo khi mua ổ đĩa cứng hoặc hướng dẫn dán trên ổ đĩa cừng.
Phân vùng và Định dạng ổ cứng : 
Phân vùng ổ đĩa là phân chia ổ đĩa vật lý thành nhiều ổ đĩa Logic khác nhau.
Định dạng ổ đĩa (Format) có 3 loại định dạng : FAT,FAT32,NTFS.
FAT : Ổ đĩa sẽ được ghi nhớ 16 bít địa chỉ ( 216 địa chỉ) tương đương với việc ổ đĩa logic này sẽ luu trữ tối đa là 2GB.
FAT32 : Ổ đĩa sẽ được ghi nhớ 32 bít địa chỉ ( 232 địa chỉ) tương đương với việc ổ đĩa logic này sẽ luu trữ tối đa là 2048GB.
NTFS : Đây là định dạng của hệ file của WINNT.
CD-ROM
CD-ROM( compat disk read-only memory) Là thiết bị lưu trữ quang học có khả năng chứa gần 700MB. Viêc truy cập thông tin trên CD-ROM là nhanh hơn đĩa mềm nhưng lại chậm hơn đĩa cứng.
Để đọc thông tin lên CD-ROM ta có ổ CD-ROM, để ghi thông tin lên CD-ROM ta có ổ CDRW. Ổ CD-ROM và ổ CDRW sử dụng nguồn 4 chân và cáp tín hiệu là chuẩn IDE hoăc SATA.
Tương tự như ổ đĩa cứng khi ta gắn trên 2 ổ đĩa CD-ROM vào máy tính thì ta cũng phải phân quyền cho nó.
Config CMOS
Để vào chương trình BIOS chúng ta có thể nhấp các phím: Delete, F2, F1 Tùy những Mainboard khác nhau mà ta nhấn các phím khác nhau. Sau đây là danh sách các loại Bios của các đời máy tính đang có trên thị trường.
Bios Tổ hợp phím để vào
Ami Dell award Ctrl+Alt+Esc
IBM F1 hoặc Ctrl+Alt+Ins hoặc Ctrl+Alt+Del
Sony F3
Compaq F10
Dell F2
Màn hình Setup của BIOS sẽ xuất hiện như sau :
Standard CMOS Setup
Features Setup
CPU PnP Setup Hardware Monitor Change Password Exit
Advanced Setup
Power Management Setup PCI/Plug and Play Setup Load Optimal Settings
Load Best Performance Settings
Ecs: Quit	K L IJ : Select Item(Shift)	F2: Change Color	F5: Old Value
F6: Optimal Values	F7: Best Performance Values	F10: Save&Exit
Standard CMOS setup for changing time, date, hard disk type, etc.
Tuỳ theo hãng mà màn hình này có hình dáng khác nhau ,nhưng các mục thì cơ bản cũng vẫn như vậy .
Sau đây là các chức năng chính của Bios:
1. STANDARD CMOS SETUP
Cho phép đặt các tham số về ổ đĩa , ngày, giờ, loại ổ đĩa cứng, mềm...
2. Advanced SETUP
- Đặt các chế độ báo có chương trình lạ xâm nhập boot sector hoặc bảng partition (Boot viruts protection)
- Dặt chế độ khởi động nhanh không test Ram (Quick boot)
- Thiết lập trình tự khởi động từ đĩa nào (First Boot hoặc 1st Boot)
- Lựa chọn chế độ tự động tìm kiếm hệ thống khởi động (Try other boot)
- Đặt mật khẩu cho Bios setup hoặc cả hệ thống (Setup or Always)
3. POWER MANAGEMENT SETUP
Đặt các chế độ tiết kiệm điện (Không nên thay đổi các thiết lập trong chức năng này .)
4. PCI CONFIGURATION SETUP
Đặt các thông số cho các thiết bị PCI
5. Load Optimal settings
Load các thông số ngầm định của BIOS
6. Feature setup
Đặt cấu hình cho các cổng vào ra.FDC, IDE, LAN
7. CPU PnP setup
cài đặt tốc độ cho CPU
8. Hardware monitor
Thông báo về nhiệt độ của hệ thống
9. Change P

File đính kèm:

  • docBai 2.doc