Giáo trình Kỹ thuật điện tử chương 5, 6 - Xuân Vinh

1. Khái niệm về điện trở.

Điện trở là gì ? Ta hiểu một cách đơn giản - Điện trở là sự cản

trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện

trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là

vô cùng lớn.

Điện trở của dây dẫn :

Điện trở của dây dẫn phụ thộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của

dây. được tính theo công thức sau:

R = ρ.L / S

z Trong đó ρ là điện trở xuất phụ thuộc vào chất liệu

z L là chiều dài dây dẫn

z S là tiết diện dây dẫn

z R là điện trở đơn vị là Ohm

2. Điện trở trong thiết bị điện tử.

a) Hình dáng và ký hiệu : Trong thiết bị điện tử điện trở là một

linh kiện quan trọng, chúng được làm từ hợp chất cacbon và kim

loại tuỳ theo tỷ lệ pha trộn mà người ta tạo ra được các loại điện trở

có trị số khác nhau.

pdf23 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Kỹ thuật điện tử chương 5, 6 - Xuân Vinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trở thông dụng.
www.hocnghe.com.vn
Xuan Vinh : 0912421959
 6. Phân loại điện trở. 
z Điện trở thường : Điện trở thường là các điện trở có công 
xuất nhỏ từ 0,125W đến 0,5W 
z Điện trở công xuất : Là các điện trở có công xuất lớn hơn từ 
1W, 2W, 5W, 10W. 
z Điện trở sứ, điện trở nhiệt : Là cách gọi khác của các điện trở 
công xuất , điện trở này có vỏ bọc sứ, khi hoạt động chúng toả 
nhiệt. 
Các điện trở : 2W - 1W - 0,5W - 0,25W 
Điện trở sứ hay trở nhiệt 
 7. Công xuất của điện trở. 
 Khi mắc điện trở vào một đoạn mạch, bản thân điện trở tiêu thụ 
một công xuất P tính được theo công thức 
P = U . I = U2 / R = I2.R 
z Theo công thức trên ta thấy, công xuất tiêu thụ của điện trở phụ 
thuộc vào dòng điện đi qua điện trở hoặc phụ thuộc vào điện áp 
trên hai đầu điện trở. 
z Công xuất tiêu thụ của điện trở là hoàn toàn tính được trước khi 
lắp điện trở vào mạch. 
z Nếu đem một điện trở có công xuất danh định nhỏ hơn công 
xuất nó sẽ tiêu thụ thì điện trở sẽ bị cháy. 
z Thông thường người ta lắp điện trở vào mạch có công xuất 
danh định > = 2 lần công xuất mà nó sẽ tiêu thụ. 
www.hocnghe.com.vn
Xuan Vinh : 0912421959
Điện trở cháy do quá công xuất 
z Ở sơ đồ trên cho ta thấy : Nguồn Vcc là 12V, các điện trở đều 
có trị số là 120Ω nhưng có công xuất khác nhau, khi các công 
tắc K1 và K2 đóng, các điện trở đều tiêu thụ một công xuất là 
P = U2 / R = (12 x 12) / 120 = 1,2W 
z Khi K1 đóng, do điện trở có công xuất lớn hơn công xuất tiêu 
thụ , nên điện trở không cháy. 
z Khi K2 đóng, điện trở có công xuất nhỏ hơn công xuất tiêu 
thụ , nên điện trở bị cháy . 
 8. Biến trở, triết áp : 
 Biến trở Là điện trở có thể chỉnh để thay đổi giá trị, có ký hiệu 
là VR chúng có hình dạng như sau : 
Hình dạng biến trở Ký hiệu trên sơ đồ 
 Biến trở thường ráp trong máy phục vụ cho quá trình sửa chữa, cân 
chỉnh của kỹ thuật viên, biến trở có cấu tạo như hình bên dưới. 
www.hocnghe.com.vn
Xuan Vinh : 0912421959
hj 
Cấu tạo của biến trở 
 Triết áp : Triết áp cũng tương tự biến trở nhưng có thêm cần chỉnh 
và thường bố trí phía trước mặt máy cho người sử dụng điều chỉnh. 
Ví dụ như - Triết áp Volume, triết áp Bass, Treec v.v.. , triết áp nghĩa 
là triết ra một phần điện áp từ đầu vào tuỳ theo mức độ chỉnh. 
Ký hiệu triết áp trên sơ đồ nguyên lý. 
Hình dạng triết áp Cấu tạo trong triết áp 
 Trong thực tế , khi ta cần một điện trở có trị số bất kỳ ta không thể 
có được , vì điện trở chỉ được sản xuất khoảng trên 100 loại có các 
giá trị thông dụng, do đó để có một điện trở bất kỳ ta phải đấu điện 
trở song song hoặc nối tiếp. 
www.hocnghe.com.vn
Xuan Vinh : 0912421959
9. Điện trở mắc nối tiếp . 
Điện trở mắc nối tiếp. 
z Các điện trở mắc nối tiếp có giá trị tương đương bằng tổng các 
điện trở thành phần cộng lại. Rtd = R1 + R2 + R3 
z Dòng điện chạy qua các điện trở mắc nối tiếp có giá trị bằng 
nhau và bằng I I = ( U1 / R1) = ( U2 / R2) = ( U3 / 
R3 ) 
z Từ công thức trên ta thấy rằng , sụt áp trên các điện trở mắc nối 
tiếp tỷ lệ thuận với giá trị điệnt trở . 
 10. Điện trở mắc song song. 
Điện trở mắc song song 
z Các điện trở mắc song song có giá trị tương đương Rtd được 
tính bởi công thức (1 / Rtd) = (1 / R1) + (1 / R2) + (1 / R3) 
z Nếu mạch chỉ có 2 điện trở song song thì 
 Rtd = R1.R2 / ( R1 + R2) 
z Dòng điện chạy qua các điện trở mắc song song tỷ lệ nghịch 
với giá trị điện trở . 
 I1 = ( U / R1) , I2 = ( U / R2) , I3 =( U / R3 ) 
www.hocnghe.com.vn
Xuan Vinh : 0912421959
z Điện áp trên các điện trở mắc song song luôn bằng nhau 
 11. Điên trở mắc hỗn hợp 
Điện trở mắc hỗn hợp. 
z Mắc hỗn hợp các điện trở để tạo ra điện trở tối ưu hơn . 
z Ví dụ: nếu ta cần một điện trở 9K ta có thể mắc 2 điện trở 15K 
song song sau đó mắc nối tiếp với điện trở 1,5K . 
 12 . Ứng dụng của điện trở : 
 Điện trở có mặt ở mọi nơi trong thiết bị điện tử và như vậy điện trở 
là linh kiện quan trọng không thể thiếu được , trong mạch điện , điện 
trở có những tác dụng sau : 
z Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp, Ví dụ có một 
bóng đèn 9V, nhưng ta chỉ có nguồn 12V, ta có thể đấu nối tiếp 
bóng đèn với điện trở để sụt áp bớt 3V trên điện trở. 
Đấu nối tiếp với bóng đèn một điện trở. 
 - Như hình trên ta có thể tính được trị số và công xuất của điện 
trở cho phù hợp như sau: Bóng đèn có điện áp 9V và công xuất 2W 
vậy dòng tiêu thụ là I = P / U = (2 / 9 ) = Ampe đó cũng chính là 
dòng điện đi qua điện trở. 
 - Vì nguồn là 12V, bóng đèn 9V nên cần sụt áp trên R là 3V vậy 
ta suy ra điện trở cần tìm là R = U/ I = 3 / (2/9) = 27 / 2 = 13,5 Ω 
 - Công xuất tiêu thụ trên điện trở là : P = U.I = 3.(2/9) = 6/9 W 
vì vậy ta phải dùng điện trở có công xuất P > 6/9 W 
www.hocnghe.com.vn
Xuan Vinh : 0912421959
z Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo 
ý muốn từ một điện áp cho trước. 
Cầu phân áp để lấy ra áp U1 tuỳ ý . 
 Từ nguồn 12V ở trên thông qua cầu phân áp R1 và R2 ta lấy ra điện 
áp U1, áp U1 phụ thuộc vào giá trị hai điện trở R1 và R2.theo công 
thức . 
U1 / U = R1 / (R1 + R2) => U1 = U.R1(R1 + R2) 
Thay đổi giá trị R1 hoặc R2 ta sẽ thu được điện áp U1 theo ý muốn. 
z Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động . 
Mạch phân cực cho Transistor 
z Tham gia vào các mạch tạo dao động R C 
www.hocnghe.com.vn
Xuan Vinh : 0912421959
Mạch tạo dao động sử dụng IC 555
 Chương VI - Tụ điện 
 Tụ điện : Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động được sử dụng rất 
rộng rãi trong các mạch điện tử, chúng được sử dụng trong các mạch 
lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều, mạch tạo dao 
động .vv... 
 1. Cấu tạo của tụ điện . 
 Cấu tạo của tụ điện gồm hai bản cực đặt song song, ở giữa có một 
lớp cách điện gọi là điện môi. 
 Người ta thường dùng giấy, gốm , mica, giấy tẩm hoá chất làm chất 
điện môi và tụ điện cũng được phân loại theo tên gọi của các chất 
điện môi này như Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ hoá. 
Cấu tạo tụ gốm Cấu tạo tụ hoá 
www.hocnghe.com.vn
Xuan Vinh : 0912421959
 2. Hình dáng thực tế của tụ điện. 
Hình dạng của tụ gốm. 
Hình dạng của tụ hoá 
 3. Điện dung , đơn vị và ký hiệu của tụ điện. 
 * Điện dung : Là đại lượng nói lên khả năng tích điện trên hai 
bản cực của tụ điện, điện dung của tụ điện phụ thuộc vào diện tích 
bản cực, vật liệu làm chất điện môi và khoảng cách giữ hai bản cực 
theo công thức 
C = ξ . S / d 
z Trong đó C : là điện dung tụ điện , đơn vị là Fara (F) 
z ξ : Là hằng số điện môi của lớp cách điện. 
z d : là chiều dày của lớp cách điện. 
z S : là diện tích bản cực của tụ điện. 
www.hocnghe.com.vn
Xuan Vinh : 0912421959
 * Đơn vị điện dung của tụ : Đơn vị là Fara (F) , 1Fara là rất 
lớn do đó trong thực tế thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như 
MicroFara (µF) , NanoFara (nF), PicoFara (pF). 
z 1 Fara = 1000 µ Fara = 1000.000 n F = 1000.000.000 p F 
z 1 µ Fara = 1000 n Fara 
z 1 n Fara = 1000 p Fara 
 * Ký hiệu : Tụ điện có ký hiệu là C (Capacitor) 
Ký hiệu của tụ điện trên sơ đồ nguyên lý. 
 4. Sự phóng nạp của tụ điện . 
 Một tính chất quan trọng của tụ điện là tính chất phóng nạp của tụ , 
nhờ tính chất này mà tụ có khả năng dẫn điện xoay chiều. 
Minh hoạ về tính chất phóng nạp của tụ điện.
www.hocnghe.com.vn
Xuan Vinh : 0912421959
 * Tụ nạp điện : Như hình ảnh trên ta thấy rằng , khi công tắc K1 
đóng, dòng điện từ nguồn U đi qua bóng đèn để nạp vào tụ, dòng nạp 
này làm bóng đèn loé sáng, khi tụ nạp đầy thì dòng nạp giảm bằng 0 
vì vậy bóng đèn tắt. 
 * Tụ phóng điện : Khi tụ đã nạp đầy, nếu công tắc K1 mở, công 
tắc K2 đóng thì dòng điện từ cực dương (+) của tụ phóng qua bóng 
đền về cực âm (-) làm bóng đèn loé sáng, khi tụ phóng hết điện thì 
bóng đèn tắt. 
 => Nếu điện dung tụ càng lớn thì bóng đèn loé sáng càng lâu hay 
thời gian phóng nạp càng lâu. 
 5 . Cách đọc giá trị điện dung trên tụ điện. 
 * Với tụ hoá : Giá trị điện dung của tụ hoá được ghi trực tiếp trên 
thân tụ 
 => Tụ hoá là tụ có phân cực (-) , (+) và luôn luôn có hình trụ . 
Tụ hoá ghi điện dung là 185 µF / 320 V 
 * Với tụ giấy , tụ gốm : Tụ giấy và tụ gốm có trị số ghi bằng ký 
hiệu 
Tụ gốm ghi trị số bằng ký hiệu. 
www.hocnghe.com.vn
Xuan Vinh : 0912421959
z Cách đọc : Lấy hai chữ số đầu nhân với 10(Mũ số thứ 3 ) 
z Ví dụ tụ gốm bên phải hình ảnh trên ghi 474K nghĩa là 
 Giá trị = 47 x 10 4 = 470000 p ( Lấy đơn vị là picô Fara) 
 = 470 n Fara = 0,47 µF 
z Chữ K hoặc J ở cuối là chỉ sai số 5% hay 10% của tụ điện . 
 * Thực hành đọc trị số của tụ điện. 
Cách đọc trị số tụ giất và tụ gốm . 
Chú ý : chữ K là sai số của tụ . 
50V là điện áp cực đại mà tụ chịu được. 
 * Tụ giấy và tụ gốm còn có một cách ghi trị số khác là ghi theo số 
thập phân và lấy đơn vị là MicroFara 
Một cách ghi trị số khác của tụ giấy và tụ gốm. 
 6. Ý nghĩ của giá trị điện áp ghi trên thân tụ : 
z Ta thấy rằng bất kể tụ điện nào cũng được ghi trị số điện áp 
ngay sau giá trị điện dung, đây chính là giá trị điện áp cực đại 
mà tụ chịu được, quá điện áp này tụ sẽ bị nổ. 
z Khi lắp tụ vào trong một mạch điện có điện áp là U thì bao giờ 
người ta cũng lắp tụ điện có giá trị điện áp Max cao gấp khoảng 
1,4 lần. 
z Ví dụ mạch 12V phải lắp tụ 16V, mạch 24V phải lắp tụ 35V. 
vv... 
 Tụ điện có nhiều loại như Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ mi ca , Tụ hoá 
nhưng về tính chất thì ta phân tụ là hai loại chính là tụ không phân 
www.hocnghe.com.vn
Xuan Vinh : 0912421959
cực và tụ phân cực 
 7. Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ mica. (Tụ không phân cực ) 
 Các loại tụ này không phân biệt âm dương và thường có điện dung 
nhỏ từ 0,47 µF trở xuống, các tụ này thường được sử dụng trong các 
mạch điện có tần số cao hoặc mạch lọc nhiễu. 
Tụ gốm - là tụ không phân cực. 
 8. Tụ hoá ( Tụ có phân cực ) 
 Tụ hoá là tụ có phân cực âm dương , tụ hoá có trị số lớn hơn và giá 
trị từ 0,47µF đến khoảng 4.700 µF , tụ hoá thường được sử dụng 
trong các mạch có tần số thấp hoặc dùng để lọc nguồn, tụ hoá luôn 
luôn có hình trụ.. 
Tụ hoá - Là tụ có phân cực âm dương. 
 9. Tụ xoay . 
 Tụ xoay là tụ có thể xoay đ

File đính kèm:

  • pdfGIAO TRINH KTDT CHUONG 56.pdf
Giáo án liên quan