Giáo trình Địa lý kinh tế - Xã hội Việt Nam

- Bối cảnh. 30/04/1975: đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Bối cảnh trong nước và quốc tế vào cuối những năm 70 đầu 80 của thế kỉ XX diễn biến phức tạp. Tất cả những điều này đã đưa nền kinh tế nước ta sau chiến tranh rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài, lạm phát luôn ở mức 3 con số

 - Diễn biến. Công cuộc đổi mới được manh nha từ 1979, những đổi mới đầu tiên từ lĩnh vực nông nghiệp với “khoán 100” và “khoán 10”, sau đó lan sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Đường lối Đổi mới được khẳng định từ Đại hội Đảng CSVN lần thứ VI (1986), đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo 3 xu thế: Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội; Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới

 - Những thành tựu của công cuộc Đổi mới. Tính đến năm 2006, công cuộc đổi mới đã qua chặng đường 20 năm. Thành tựu đã đạt được:

 + Đã đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi chỉ còn ở mức 2 con số

 + Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: Cụ thể, vào thời kì từ 1975 – 1980 tốc độ tăng GDP chỉ đạt (0,2%), năm 1988 (0,6%), năm 1995 (9,5%); Vào cuối 1997, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực, nhưng năm 1999 tốc độ tăng GDP vẫn đạt 4,8%, năm 2005 tăng lên 8,4%. Nếu tính trong 10 nước ASEAN, giai đoạn 1987 – 2004 thì GDP của Việt Nam là 6,9%, chỉ sau Xingapo (7,0%)

 

doc126 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Địa lý kinh tế - Xã hội Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, Ðỉpi, Biat, Gar, Rơ-Lam, Chil(3) 
68,0
Ðắc Lắc, Lâm Ðồng, Sông Bé 
21
Thổ (4) 
Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Ðan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá, Vàng (5) 
51,0
Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá 
22
Xtiêng 
Xa Ðiêng 
50,0
Sông Bé, Tây Ninh 
23
Khơ-Mú 
Xaá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thêng, Tềnh, Tày Hay. 
43,0
Nghệ Tĩnh, Sơn La, Lai Châu, Hoàng Liên Sơn 
24
Bru-VânKiều 
Bru, Vân Kiều, Măng Coong, Tri Khùa. 
40,0
Bình  Trị Thiên 
25
Giáy 
Nhắng, Dẩng, Pầu Thìn, Pu Nà, Cùi Chu (6), Xa. 
38,0
Hoàng Liên Sơn, Lai Châu. 
26
Cơ- Tu 
Ca Tu, Cao, Hạ, Phương, Ca Tang(7) 
37,0
Quảng Nam, Ðà Nẵng, B-T-Thiên 
27
Gié Triêng 
Ðgiéh, Tareb, Giang Rẫu Pin, Triêng, Treng, Ta riêng, Ve (Veh), La ve, Ca Tang(7) 
27,0
Quảng Nam, Ðà Nẵng, Gia Lai, Kôn Tum. 
28
Mạ 
Châu Mạ, Mạ Ngăn, Mạ Xóp, Mạ Tô, Mạ Krung. 
26,0
Lâm đồng, Ðồng Nai 
29
Ta-Ôi 
Tôi Ôi, Pa Co, Pa Hi (Ba hi) 
26,0
Bình Trị Thiên 
30
Co 
Cor, Col, Cùa, Trầu 
23,0
Nghĩa Bình, Q Nam, Ðà Nẵng 
31
Chơ- Ro 
Dơ Ro, Châu Ro 
15,0
Ðồng Nai 
32
Hà Nhì 
U Ni, Xá UNi 
12,0
Lai Châu, Hoàng Liên Sơn 
33
Xinh- Mun 
Puộc, Pụa 
11,0
Sơn La, Lai Châu 
34
Churu 
Chơ ru, Chu 
11,0
Lâm Ðồng, Thuận Hải 
35
Lào 
Lào Bốc, Lào Nọi 
11,0
Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Hoàng Liên Sơn 
36
La Chí 
Cù Tê, La Quả 
8,0
Hà Tuyên 
37
Phù Lá 
Bồ Khô Pạ, Mu Di Pạ Xá, Phó, Phổ, Va Xơ 
6,5
Hoàng Liên Sơn, Lai Châu. 
38
La Hủ 
Lao, Pu Ðang, Khù Xung, Cò Xung, Khả Quy 
5,3
Lai Châu 
39
Kháng 
Xá Khao, Xá Súa, Xá Dón, Xá Dẩng, Xá Hốc, Xá ái, Xá Bung, Quảng Lâm 
4,0
Lai Châu, Sơn La 
40
Lự 
Lừ, Nhuồn (Duôn) 
3,7
Lai Châu 
41
Pà Thẻn 
Pà Hưng, Tống 
3,7
Hà Tuyên 
42
Lô Lô 
Mun Di 
3,0
C.Bằng, Lạng Sơn, Hà Tuyên. 
43
Chứt 
Sách, Máy, Rục, Mã Liêng, A rem, Tu Vang, Pa Leng, Xơ Lang, Tơ hung, Chà củi, U Mo, Xá Lá Vàng 
2,4
Bình Trị Thiên 
44
Mảng 
Mảng Ư , Xá Lá vàng 
2,2
Lai Châu 
45
Cơ Lao 
1,5
Hà Tuyên 
46
Bố Y 
Chủng  Chá, Trọng Gia, Tu Di, Tu Din 
1,5
Hoàng Liên Sơn , Hà Tuyên 
47
La Ha 
Xá Khao, Khlá Phlạo 
1,4
Lai Châu, Sơn La 
48
Cống 
Xắm Khống, Mấng Nhé, Xá Xeng 
1,3
Lai Châu 
49
Ngái 
Xín, Lê, Ðản, Khánh Gia. 
1,2
Q.Ninh,Cao Bằng, Lạng Sơn. 
50
Si La 
Cuù Dề Xừ, Khả pẻ 
0,6
Lai Châu 
51
Pu Péo 
Ka pèo, Pen Ti Lô Lô 
0,4
Hà Tuyên 
52
Rơ măm 
0,23
Gia Lai, Kôn Tum. 
53
Brâu 
Brao 
0,2
Gia Lai, Kôn Tum. 
54
Ơ Ðu 
Tày Hạt 
0,2
Nghệ Tĩnh 
55
Người nước ngoài  
Chú Thích
	(1) Là tên người Thái chỉ người Mường
	(2) Mđhur là một nhóm trung gian giữa người Ê-đê và Gia-rai. Có một số làng Mđhur nằm trong địa phận của tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Cheo Reo, tiếp cận với người Gia-rai, nay đã tự báo là người Gia-rai.
	(3) Chil là một nhóm địa phương của dân tộc Mnông. Một bộ phận lớn người Chil di cư xuống phía Nam, cu trú lẫn với người Cơ-Ho, nay đã tự báo là Cơ-Ho. Còn bộ phận ở lại quê hương cũ, gắn với người Mnông, vẫn tự báo là người Mnông.
	(4) Thổ đây là tên tự gọi, khác với tên Thổ trước kia dùng để chỉ nhóm Tày ở Việt Bắc, nhóm Thái ở Ðà Bắc và nhóm Khơ-Me ở đồng bằng sông Cửu Long.
	(5) Xá Lá Vàng: Tên chỉ nhiều dân tộc sống du cư ở vùng biên giới.
	(6) Cùi chu ( Quý Châu) có bộ phận ở Bảo Lạc ( Cao bằng) sống xen kẽ với người nùng, được xếp vào người nùng.
	(7) Ca Tang: Tên gọi chung nhiều nhóm người ở miền núi Quảng Nam- Ðà nẵng, trong vùng tiếp giáp với Lào. Cần Phân biệt tên gọi chung này với tên gọi riêng của từng dân tộc.
	(*) Một số tên gọi của các tỉnh vẫn thao tên gọi cũ vào thời gian năm 1978. 
2.1.3. Sự phân bố các dân tộc Việt Nam 
a. Khái quát chung
	- Trong tổng số 54 dân tộc, thì có 4 dân tộc (Kinh, Hoa, Khơ Me, Chăm) sống ở đồng bằng ven biển và trung du, tập quán trồng lúa nước là chính (trừ người Hoa), các dân tộc còn lại cư trú chủ yếu ở miền núi (trong đó nhiều tộc người sinh sống bằng nghề trồng lúa theo phương thức đốt rừng làm rẫy). Trong suốt quá trình lịch sử với nhiều biến động liên tiếp xảy ra (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, đói nghèo.v.v.), các cộng đồng dân tộc Việt Nam thường di động ít ở nơi cư trú ban đầu, chính vì thế mà các dân tộc ở M.Bắc thường cư trú xen kẽ với nhau; ở Tây Nguyên trước đây các dân tộc thường cư trú theo những địa vực riêng rẽ, nhưng trong gần đây do những biến động của xã hội (chiến tranh, sự phân bố lại dân cư sau hòa bình) mà ranh giới giữa các tộc người và các nhóm người cũng dần mờ nhạt, hình thức cư trú xen kẽ đang diễn ra. Sự phân bố các dân tộc:
	- Khu vực miền núi phía bắc (từ đèo Ngang trở ra): tập trung 34/54 dân tộc thuộc 7/8 nhóm ngôn ngữ và 2/3 ngữ hệ của cả nước. Nếu lấy S.Hồng làm ranh giới, thì phía tả ngạn là các dân tộc thuộc nhóm Tày-Nùng; phía hữu ngạn là dân tộc Thái và các dân tộc nói ngôn ngữ Môn-KhơMe; dọc biên giới Việt-Trung là cư dân Tạng-Miến; dọc biên giới Việt-Lào là cư dân Môn-Khơ Me. Nếu xét sự phân tầng cư trú theo độ cao, thì ở rẻo thấp có các dân tộc (Tày, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu); ở rẻo giữa (Dao, Khơ Mú...); ở rẻo cao là người Mông.
	- Khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên, bao gồm 5 tỉnh Tây Nguyên và phần miền núi phía tây các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận và kéo đến Đồng Nai- Bình Phước, có 19 dân tộc được coi là bản địa (trừ một số dân tộc mới nhập cư gần đây như Tày, Nùng, Thái, Dao...). Địa bàn cư trú được phân bố như sau: Ở Trường Sơn Bắc có các dân tộc Bru, Tà Ôi, Cơ Tu (nhóm Môn-Khơ Me). Ở Nam Trường Sơn là các dân tộc Mnông, Cơ Ho, mạ, Xtriêng và Chơ Ro (thuộc nhóm Môn - Khơ Me Nam Trường Sơn). Ở khúc giữa là các dân tộc Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Raglai, Chu Ru (nhóm Nam Đảo) xen giữa nhóm Môn - Khơ Me ở Trung và Nam Trường Sơn.
	- Vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: có các tộc Chăm, Khơ Me, Hoa cư trú thành từng vệt riêng hoặc xen kẽ, hòa nhập với văn hóa của người Kinh. Riêng người Hoa cư trú ở các TP lớn (đông nhất là TP HCM).
b. Dân tộc Việt (Kinh)
	Chiếm khoảng 88% dân số cả nước. Tiếng nói thuộc ngữ hệ Việt-Mường, dòng Nam Á, về mặt nhân chủng thuộc tiểu chủng Môngôlôit phương Nam. Địa bàn cư trú đầu tiên ở Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Nền văn minh của người Việt cổ được biết đến là các trống đồng Đông Sơn với các di chỉ văn hóa Đông Sơn. Người Việt đã chinh phục thiên nhiên nhiệt đới - ẩm mưa mùa ở vùng Đồng bằng sông Hồng, phát triển nghề trồng lúa nước và tạo ra nền "Văn minh sông Hồng" nổi tiếng. Người Việt có kinh nghiệm thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công rất tinh xảo, có truyền thống làm nghề sông, khai thác các nguồn lợi trên các đảo xa ở Biển Đông. Người Việt có khả năng tiếp thu nhanh những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật mới. Trong lịch sử, từ Đồng bằng sông Hồng người Việt đã tiến ra các vùng xung quanh lên miền núi – trung du phía Bắc, dọc theo dải đồng bằng duyên hải mà tiến về phía Nam (kể cả Trường Sơn-Tây Nguyên). Khi di chuyển, họ "gánh" cả tên làng cùng phong tục tập quán lên các vùng đất mới. Người Việt có mặt trong hầu hết 64 tỉnh, Tp cả nước. Chỉ có 8 tỉnh, tỉ lệ người Việt dưới 50% là Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Lào Cai và Kon Tum.
c. Các dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc 
	● Thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường:
	- Người Mường: ~ 914.500 người (1,4% cả nước). Địa bàn cư trú ở giữa vùng người Kinh (phía đông) và người Thái (phía tây) của các tỉnh ở Tây Bắc, Yên Bái đến bắc tỉnh Nghệ An, đông nhất ở Hòa Bình. Hiện nay người Mường còn có mặt ở Đắc Lắc và Đồng Nai. Người Mường và người Kinh đều là con cháu của người Việt cổ. Văn hoá Mường có những nét cơ bản giống người Việt cổ, nhưng cũng có nét giống người Thái. Người Mường có nền văn hóa nổi tiếng "Văn hóa Hòa Bình" với nghề trồng lúa cách đây trên 7.000 năm. Người Mường sống định canh, làm ruộng, chăn nuôi, và có nghề thủ công rất tinh xảo (rèn, dệt, chế tạo công cụ), săn bắn và đánh cá.
	- Người Thổ: ~ 51.000 người. Cư trú chủ yếu ở Nghệ An và Thanh Hóa. Xét về nguồn gốc và các đặc điểm trong sinh hoạt VH có thể cho rằng, người Thổ là kết quả của sự tiếp xúc hỗn hợp giữa người Kinh và Mường (nhưng trên thực tế họ đã hình thành một cộng đồng riêng).
	- Người Chứt ~ 2.400 người. Sống chủ yếu ở Tây Bắc tỉnh Quảng Bình và Nam Hà Tĩnh.
	● Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.
	- Người Tày. ~ 1,2 triệu người (1,85%), là một dân tộc có mặt lâu đời trên đất nước ta, có mặt trong khắp các tỉnh, TP cả nước, nhưng đông nhất là ở Cao - Bắc - Lạng – Hà – Tuyên - Thái đến Yên Bái, Lào Cai, (hiện nay cũng có khoảng vài chục ngàn người ở Tây Nguyên và ĐNBộ). Người Tày ở nhà sàn, tập trung thành bản ở chân núi, hay vùng đất ven sông, suối, trên các cánh đồng, có kinh nghiệm trồng lúa nước, trồng màu (ngô, đậu, lạc), cây công nghiệp (chè, quế, hồi, trẩu, sở); Có kinh nghiệm làm nghề rừng và các nghề thủ công (đan lát, dệt thổ cẩm, dệt vải...)
	- Người Thái. ~ 1.040.000 người (1,6%), vào Việt Nam ~ thế kỷ IX (sau công nguyên). Địa bàn cư trú từ hữu ngạn sông Hồng đến thượng du Nghệ An, đông nhất ở các tỉnh Sơn La, Nghệ An, Thanh Hóa, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình. Ở Tây Nguyên hiện nay có vài ngàn người. Người Thái lại chia ra Thái trắng (chủ yếu ở Lai Châu và các huyện Mộc Châu, Phù Yên (Sơn La) và Thái đen (chủ yếu ở Lào Cai, Sơn La và một phần tỉnh Lai Châu). Người Thái ở nhà sàn, sống thành bản (vài chục nóc nhà) ở các thung lũng màu mỡ ven sông suối (nhất là ở các cánh đồng rộng giữa núi như Mường Thanh, Nghĩa Lộ, Than Uyên, Quang Huy). Người Thái có kinh nghiệm trồng lúa nước; có kinh nghiệm đào mương, đắp phai, làm cọn và máng dẫn nước vào ruộng. Người Thái giỏi dệt vải, thổ cẩm. Người Thái sớm có chữ viết (từ TK thứ V) với kho tàng văn hóa rất phong phú.
	- Người Nùng ~ 706.600 người (1,1%). Trừ một bộ phận cư trú lâu đời ở Việt Nam mà phần đông đã hòa vào người Tày, còn lại đa số là mới di cư vào nước ta cách đây vài ba thế kỷ. Người Nùng cũng có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng đông nhất là ở MN’TDPB’ (Lạng Sơn, Cao Bằng). Người Nùng rất thành thạo nghề lúa nước nhưng do ở vùng chuyển tiếp giữa vùng thấp và vùng cao ruộng nước ít, nương rẫy có vai trò quan trọng, có kinh nghiệm chăn nuôi, (ngự

File đính kèm:

  • docgiaotrinh_dialy_kinhte_xahoi.doc
Giáo án liên quan