Giáo trình Một số tình huống và phương án giải quyết tình huống trong lãnh đạo, quản lý ở cấp xã

4. Khắc phục hậu quả

Chủ tịch UBND xã họp dân các ấp 6,9,12 để thông báo lại kết quả thẩm tra

xác minh, hướng xử lý các đối tượng sai phạm. Đồng thời, nhận khuyết điểm và xin

lỗi dân.

Hoàn tiền lại cho dân, nếu chưa thu hồi đủ hứa sẽ hoàn lại trong thời gian

sớm nhất.

Thực hiện công khai vụ vi phạm, theo Điều 18, Mục 2 trong Nghị định

136/2006/NĐ- CP.

Có kế hoạch khảo sát, kiểm tra nắm tình hình cấp phát tiền cho dân trong dịp

nêu trên tại các ấp còn lại trong xã. Nếu có dấu hiệu sai phạm phải tiếp tục làm rõ.

Chủ tịch UBND xã chỉ đạo hoàn thành báo cáo toàn bộ vụ việc đã xử lý,

phương án giải quyết đến TV ĐU, TT huyện ủy và UBND huyện.

5. Tổ chức rút kinh nghiệm

Ban Thường vụ ĐU nghiêm túc rút kinh nghiệm vụ việc sai phạm trên, phân

tích nguyên nhân sơ hở dẫn đến sai phạm, quy rõ trách nhiệm, cần thiết có thể xử lý

kỷ luật cán bộ chỉ đạo có khuyết điểm, sai phạm do thiếu quản lý cán bộ, nhân viên

dưới quyền làm sai.

Trong việc phân công giao việc cho cán bộ (nhất là những công việc liên

quan đến lợi ích vật chất) cần phải chú ý đến việc quản lý, kiểm tra, rà soát quá

trình thực hiện của cán bộ cấp dưới. Phải nắm dân nhất là những dư luận liên quan

đến mọi hoạt động liên quan đến mối quan hệ giữa Đảng với dân, giữa chính quyền

địa phương với dân (những thông tin đúng-sai, tốt-xấu, khen-chê, ) để kịp thời

chấn chỉnh, giải quyết những sai phạm (nếu có) nhằm thỏa mãn tâm tư, nguyện

vọng của nhân dân. Điều này có được khi người cán bộ lãnh đạo phải có tâm, có

tầm, hết lòng vì dân, có phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo./.

pdf138 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Một số tình huống và phương án giải quyết tình huống trong lãnh đạo, quản lý ở cấp xã, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân (quyền được biết, được bàn), 
không nắm được tâm tư, nguyện vọng, dư luận từ trong dân. Đây là một trong 
những bước cần có khi xây dựng, thực thi một kế hoạch. 
 - Hậu quả 
 Hộ gia đình ông B không nắm rõ thông tin, sẽ khó cho việc đồng thuận khi 
di dời sau này. 
Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin chưa đến nơi, với vai trò là Chủ tịch xã 
H chưa thực hiện đầy đủ quy trình để người dân được thực hiện một trong các 
quyền đó là quyền được biết, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của dân về lợi ích, 
tinh thần, tình cảm,...và sự mâu thuẫn, sự không đồng tình giữa dân với chính 
quyền địa phương tất yếu xảy ra. Do đó, người lãnh đạo địa phương cần triệt để 
tránh những tình huống như trên. 
3. Giải quyết tình huống 
 Nhận được đơn khiếu nại, Chủ tịch UBND xã H tiến hành: 
 - Trình Đảng ủy và HĐND xã bàn bạc cách giải quyết. 
- Chủ tịch UBND xã H mời Trưởng ấp và Tổ trưởng tổ NDTQ họp để làm rõ 
thông tin trên. 
 69 
- Mời gia đình ông B đến thông báo cho ông biết toàn bộ nội dung quy 
hoạch, khu vực giải tỏa đền bù, có hộ ông nằm trong khu vực giải tỏa và vận động 
ông cùng gia đình chấp hành chủ trương trên. Nếu hộ ông không đồng ý với chủ 
trương, lãnh đạo địa phương tiếp tục đề ra phương án xử lý theo quy định để tiến 
độ đền bù, giải tỏa và công trình thi công đạt kế hoạch đề ra. 
4. Khắc phục hậu quả 
Qua sự việc trên lãnh đạo xã H cần khắc phục những tồn tại sau trong quá 
trình lãnh đạo, quản lý như: 
- Trước khi có chủ trương giải tỏa. 
- Sau khi có chủ trương giải tỏa. 
- Nắm chắc thông tin vì sao ông B không tham dự cuộc họp. 
- Chủ tịch UBND xã H tiếp tục chỉ đạo triển khai các nội dung chưa được triển 
khai làm thông suốt trong dân. 
- Niêm yết công khai quy hoạch (có bản đồ qui hoạch) theo qui định của CP. 
5. Tổ chức rút kinh nghiệm 
Mở rộng mạng lưới tuyên truyền trong dân những thông tin về những chủ 
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, những việc có liên quan đến đời sống, lợi 
ích của dân đều phải công khai đầy đủ, đúng địa chỉ và đến nơi đến chốn cho dân 
thông suốt. 
Với Chủ tịch UBND xã phải chú ý đến việc cung cấp thông tin. Từ tình 
huống xảy ra, đồng chí Chủ tịch UBND xã phải tự nhận thấy thiếu sót của mình và 
có biện pháp khắc phục, không để những trường hợp như trên tái diễn. 
Phải rà soát, nắm thông tin sau mỗi việc làm, mỗi hoạt động của cán bộ cấp 
dưới, tránh gây phiền hà trong dân. 
Đối với người lãnh đạo, quản lý ở cấp xã, để tiến hành bất kỳ công việc gì, 
việc tìm hiểu kỹ lưỡng công việc đó phải được thực hiện thường xuyên, ngay từ khi 
hình thành ý tưởng, đó là qua khâu thu thập thông tin, chúng có vai trò vô cùng 
quan trọng. Nếu nắm thông tin đúng là điều kiện cần và xử lý thông tin một cách 
khoa học là điều kiện đủ sẽ giúp nhà lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. 
***** 
Tình huống 4 
1. Mô tả tình huống 
 70 
Vào tháng 3 năm 2010, Ông P và ông N cùng cư ngụ tại Tổ dân phố X, 
phường Y , giữa hai ông đã xảy ra sự tranh cãi, gây mất trật tự địa phương, sự việc 
xảy ra như sau. Ông P xây hầm Gara xe sát chân tường nhà ông N. Ông N lo ngại 
việc xây gara xe sẽ ảnh hưởng đến độ bền vững của nhà ông và đề nghị ông P dịch 
chuyển ra xa hơn. Tuy nhiên, ông P cho rằng đất thuộc quyền sử dụng của ông thì 
ông có quyền làm theo mục đích riêng và ông không lấn sang phần đất người khác. 
Với lý lẽ đó, hai bên gia đình ông P và ông N đã nhiều lần xảy ra tranh cãi to 
tiếng, gây mất trật tự Tổ dân phố X, phường Y. Trước tình hình trên, Tổ hòa giải, 
Tổ trưởng tổ dân phố X đã báo cáo với Chủ tịch UBND phường Y và đề nghị cung 
cấp thông tin quy định pháp luật có liên quan và hướng dẫn cách giải quyết để Tổ 
thực hiện. 
Là Chủ tịch UBND phường Y, đồng chí giải quyết tình huống trên thế nào? 
2. Phân tích tình hình 
Cả hai ông P và N đều có cái lý riêng và cùng bảo vệ lợi ích của mình. 
Qua nội dung tình huống cho thấy hai gia đình ông P và ông N đã nhiều lần 
xảy ra tranh cãi to tiếng, gây mất trật tự Tổ dân phố X, điều đó dẫn đến mâu thuẫn 
của hai gia đình ngày càng tăng, kéo dài, nhưng chính quyền địa phương không 
kiên quyết xử lý. Một điều không hợp lý là tổ hòa giải đã cố gắng thực hiện công 
tác hòa giải của hai gia đình nhưng không hiệu quả, song các vị cán bộ này không 
báo đến UBND phường. Mặt khác, sự việc trên xảy ra ngay trên địa bàn phường và 
thuộc quyền quản lý của địa phương, song lãnh đạo phường không nắm. Chứng tỏ 
sự thờ ơ, tắc trách chưa thực hiện hết nhiệm vụ của cán bộ địa phương. 
* Cơ sở pháp lý 
Qua mô tả tình huống cho thấy, đây là vụ tranh chấp liên quan đến Thông tư 
số 39 TT-BXD ngày 9 tháng 12 năm 2009 của Bộ Xây dựng, hướng dẫn về quản lý 
chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ. 
* Nguyên nhân, hậu quả 
 - Nguyên nhân 
 Cả hai gia đình ông P và ông N đều vì lợi ích riêng của mình mà kèn cựa, 
không nhường nhịn nhau, mặt khác cả hai ông chưa nắm rõ hướng dẫn xây dựng 
riêng lẻ nhu thế nào. 
 71 
Tổ trưởng tổ dân phố rất lúng túng khi có tình huống trên xảy ra, chưa nắm 
phương án giải quyết cho hợp lý, không kịp thời trình báo đến chính quyền địa 
phương và cố gắng thực hiện hòa giải. Từ đó tranh cãi giữa hai nông P và N kéo 
dài... 
- Hậu quả 
Thực tế diễn biến tình hình trên, nếu không kịp thời giải quyết dứt điểm sẽ 
dẫn đến mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, mất an ninh trật tự trong khu phố, để 
kéo dài sẽ gây hậu quả xấu. 
Sự quản lý dân cư ở địa phương của Tổ dân phố X, lãnh đạo địa phương sẽ 
mất hiệu lực do người dân xem thường, họ cho rằng cán bộ địa phương không có 
khả năng xử lý tình huống đã xảy ra. 
3. Giải quyết tình huống 
 Với tình huống trên, trước mắt Chủ tịch UBND phường Y cần xem xét công 
trình xây dựng của ông P có giấy phép không? Khi ông P xây dựng Gara có ảnh 
hưởng đến hộ của ông N không? từ đó có cơ sở để xử lý. 
Mặt khác, Chủ tịch UBND phường Y cử cán bộ đến hiện trường yêu cầu tạm 
dừng thi công để hạn chế mức thấp nhất những ảnh hưởng đến hai hộ dân. Để có cơ 
sở thuyết phục, Chủ tịch UBND phường Y nên mời cán bộ nghiệp vụ xây dựng như 
phòng kinh tế hạ tầng giám sát và cho ý kiến quá trình thi công. Khi giám sát nên 
chú ý việc xem lại thiết kế làm gara xe có đúng kỹ thuật xây dựng không? Nếu ông 
P tiếp tục xây dựng phải có cam kết không làm ảnh hưởng đến nhà ông N. Tốt nhất 
là trước khi ông P xây dựng Gara nên tổ chức kiểm tra hiện trạng trước khi xây 
dựng để sau khi xây dựng nếu có lún, nứt mới xử lý. 
 Để xử lý tình huống tranh chấp trên, Chủ tịch UBND phường Y phải căn cứ 
vào Thông tư số 39/2009/TT-BXD ngày 9 tháng 12 năm 2009 của Bộ Xây dựng, 
hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ. Yêu cầu ông P thực hiện 
nghiêm túc các quy định như: 
- Tiến hành kiểm tra hiện trạng nhà ông N, xem có tình trạng lún, nứt, thấm 
dột và các biểu hiện khác. Kết quả kiểm tra hiện trạng được thể hiện bằng văn bản 
hoặc bằng ảnh, bằng phim, khi cần thiết, tiến hành đo đạc và đánh dấu các biểu 
hiện hư hỏng của nhà ông N. 
 72 
- Kết quả kiểm tra hiện trạng, phải được sự thống nhất giữa ông P và ông N, 
có sự chứng kiến của đại diện UBND phường Y. Ngoài ra, thành phần tham gia 
kiểm tra nhà ông N phải có những người có trình độ chuyên môn, đại diện tổ dân 
phố X. Sau khi kiểm tra, các chuyên gia sẽ kết luận về mức độ hư hỏng. Trường 
hợp hư hỏng nhiều, cả hai bên bàn bạc hướng giải quyết sao cho ổn thỏa, đồng thời 
trao đổi với hộ ông P và ông N là có nên tiếp tục xây dựng hay không? 
Nếu ông N không cho kiểm tra hiện trạng nhà ông, ông P phải báo cáo với 
UBND phường Y, yêu cầu ông N phối hợp với ông P để kiểm tra. Nếu ông N vẫn 
không hợp tác để kiểm tra, thì ông P vẫn tiếp tục thực hiện tiến độ thi công. 
Mọi chứng cứ hư hỏng nhà N sau này, nếu tiếp tục tranh chấp sẽ không công 
nhận. 
Nếu ông N ngăn cản không cho ông P thi công, gây mất an ninh trật tự, tùy 
mức độ sẽ bị xử lý. 
4. Khắc phục hậu quả 
 Lãnh đạo địa phương chỉ đạo các bộ phận liên quan giám sát tiến độ thi công 
của ông P, giám sát sự sụt lún, nứt nhà của ông N để giải quyết ổn thỏa. Trong 
giám sát phải nắm thông tin liên quan đến tình huống. Trong đó có tham khảo 
Thông tư số 39/2009/TT-BXD ngày 9 tháng 12 năm 2009 của Bộ Xây dựng, hướng 
dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ. 
 Kịp thời giải quyết thỏa đáng sự việc xảy ra giữa hai ông N và P, đưa trật tự 
an ninh khu phố dần trở lại bình thường. 
5. Tổ chức rút kinh nghiệm 
Phường tiến hành họp rút kinh nghiệm và thông báo cho nhân dân Tổ dân 
phố X biết, để ngăn ngừa xảy ra tranh chấp như nêu trên. 
Chủ tịch UBND phường Y chỉ đạo cho Tổ dân phố X thông báo Thông tư số 
39/2009/TT-BXD ngày 9 tháng 12 năm 2009 của Bộ Xây dựng, hướng dẫn về quản 
lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ cho mọi người cùng nắm. 
Tăng cường công tác giáo dục, thuyết phục để các hộ dân có ý thức hỗ trợ 
nhau, tạo nên tình đoàn kết gắn bó, củng cố tình làng nghĩa xóm. 
Lãnh đạo địa phương cần chú ý: Để có biện pháp quản lý tốt địa bàn dân cư, 
hạn chế tối đa những tình huống xảy ra như trên, cán bộ lãnh đạo ở cấp xã nên tập 
trung trong quản lý, kiểm tra sâu sát tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của 
 73 
dân cư địa phương. Trong công tác phải thường xuyên theo dõi, kịp thời nắm bắt 
thông tin xảy ra tại địa phương với mọi hình thức, từ đó có biện pháp quản lý tốt 
hơn ở địa bàn, tránh để xảy ra những hiện tượng như tình huống đã nêu. 
Hiện nay, bất kỳ người cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi nào cũng nên nắm rõ là 
ngoài kỹ năng thu thập thông tin, cần phải trau dồi kỹ năng sàng lọc thông tin để có 
những thông tin đúng nhất, sát nhất. 
Mặt khác, người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần có tầm nhìn xa, trông rộng, 
biết dự đoán trước những tình huống có thể và sẽ xảy ra ngay trên địa bàn mình 
quản lý. Hiện nay, tình hình đời sống nhân dân từng lúc được nâng cao, nhu cầu 
phát triển kinh tế, xây dựng nhà cửa khang trang, những công trình phục vụ sản 
xuất, làm kinh tế ngày càng nhiều hơn. Do vậy, với người cán bộ lãnh đạo, quản lý 
cấp xã phải luôn phát 

File đính kèm:

  • pdfGQ tinh_huong CT ở xã- Tr CT Bến Tre.pdf
Giáo án liên quan