Đề cương gợi ý tham khảo câu hỏi cuộc thi “Tìm hiểu về Hội nông dân Việt Nam 80 năm xây dựng và trưởng thành”

Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và thanh niên cách mạng đồng chí hội, cuối năm 1926 đầu năm 1927, một số địa phương hình thành “Nông Hội Đỏ” chỉ đạo cuộc nổi dậy của nông dân đấu tranh chống thực dân, địa chủ phong kiến và tư sản, đòi quyền dân sinh dân chủ; tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nông dân Cao Lãnh, Sa Đéc, Gia Định, Đức Phổ, Duyên Hà, Tiền Hải . đi tới đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.

 

Ngay từ khi thành lập, Đảng ta rất coi trọng việc giáo dục, tổ chức, động viên đưa quần chúng ra đấu tranh chính trị và xây dựng đội quân chính trị quần chúng cách mạng. Tại kỳ họp ban chấp hành Trung Ương Đảng lần I (khoá I) từ 14/10 đến cuối tháng 10 năm 1930, “Nông hội đỏ” chính thức ra đời. Sự kiện thành lập Nông hôi đỏ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng về chất của giai cấp nông dân Việt Nam. Lần đầu tiên đưa gia cấp nông dân có đoàn thể cách mạng của mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

 

Để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, tổ chức Hội nông dân Việt Nam liên tục phát triển dưới nhiều hình thức và tên gọi phù hợp: “Hội tương tê ái hữu”, “Hội nông dân phản đế”, “Hội nông dân cứu quốc”, trở thành một thành viên chủ lực của mặt trận Việt Minh, là lực lượng nòng cốt và đông đảo nhất tham gia khởi nghĩa tháng tám 1945.

 

Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tổ chức Hội được duy trì và liên tục phát triển. Hội nông dân giải phóng Miền Nam được thành lập, là thành viên quan trọng của mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, tham gia các phong trào cách mạng: đấu tranh chính trị, quân sự, binh vận; xây dựng hậu phương chiến đấu tại chỗ ., góp phần làm thất bại mọi âm mưu thâm độc của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ. Ở miền Bắc, hội nông dân tập thể đã vận động nông dân đi theo con đường hợp tác hoá: vừa sản xuất, vừa chiến đấu bảo vệ hậu phương, chi viện sức người sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam – thành đồng tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

 

Chiến thắng mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành toàn thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bước vào thời kỳ mới, nông dân 2 miền Nam Bắc sát cánh cùng toàn dân đi tiếp con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn; nhiệt tình tham gia xây dựng tổ chức của giai cấp nông dân - hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam từng bước lớn mạnh. Ngày 1/3/1988, hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam được đổi tên là hội nông dân Việt Nam.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương gợi ý tham khảo câu hỏi cuộc thi “Tìm hiểu về Hội nông dân Việt Nam 80 năm xây dựng và trưởng thành”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a, chống phát xít và chiến tranh đòi tự do, cơm áo, hòa bình. Hội vận động nông dân tham gia thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đồng thời chuyển hình thức tổ chức bí mật, không hợp pháp sang hình thức tổ chức công khai hợp pháp, nửa hợp pháp nhằm tập trung lực lượng và hướng dẫn quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, thông qua đó phát triển đội ngũ cách mạng.
Vận động nông dân đòi quyền lợi của giai cấp nông dân như: đòi bỏ thuế thân, giảm các thứ thuế khác, xóa nạn cho vay nặng lãi, xóa nợ cho những người còn thiếu thuế, bỏ chế độ làm công ích, cấm tịch ký tài sản vì mắc nợ hoặc không đóng thuế , 3 Lịch sử phong trào nông dân và Hội NDVN, trang 110, 111, 112 
 .
Vận động nông dân đòi dân sinh, dân chủ, đòi cứu tế nạn đói, nạn lụt, giảm tô, giảm tức, cải cách hương thôn, đòi chia lại ruộng công, chống sưu cao, thuế nặng, phù thu lạm bổ, chống nạn cướp ruộng đất...
.
+ Từ tháng 5/1941: Hội mang tên “Hội nông dân cứu quốc”.
Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức Hội nông dân cứu quốc là: Thực hiện nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ tám, tháng 5/1941 tập trung nhiệm vụ chủ yếu là giải phóng dân tộc. Tổ chức Hội thu nạp hết thảy nông dân đến cả hạng phú nông, địa chủ muốn tranh đấu đuổi Pháp – Nhật; vận động nông dân tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít Pháp – Nhật Đề cương tuyên truyền 79 năm ngày thành lập Hội NDVN của ban Tuyên huấn TW
.
+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, chống đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước (1945 - 1975) ở thời kỳ này Hội nông dân mang các tên gọi như: 
Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của nước ta ở các tỉnh miền Nam từ tháng 4/1961 – 1979, Hội mang tên “Hội nông dân giải phóng”. Ở miền Bắc từ tháng 9/1974, Hội mang tên “Hội nông dân tập thể”.
Nhiệm vụ chủ yếu vận động nông dân: tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, nuôi dưỡng bộ đội, xây dựng hợp tác xã, hoàn thành giảm tô, thực hiện giảm tức, đào tạo cán bộ và thanh toán nạn mù chữ.
Ngày 21/4/1961, Hội nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức thành lập và là thành viên của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của nông dân trong đấu tranh chống kế hoạch “Bình định cấp tốc” của địch. Hội tập trung vận động, tuyên truyền nông dân thực hiến đúng đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng. Thực hiện chủ trương của Đảng, lấy địa bàn nông thôn làm hướng tấn công chính, đánh mạnh vào kế hoạch “Bình định cấp tốc” của địch, giữ đất, giành dân. Hội đã chủ động giáo dục hội viên khắc phục tư tưởng nôn nóng, thoát ly thực tế muốn thắng nhanh, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ quan trọng nhất ở nông thôn là phải “Giành dân, giành đất, phát triển thế và lực của ta”.
Từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Hội đã vận động nông dân thi hành chính sách của Đảng và Nhà nước ở nông thôn góp phần đẩy mạnh phong trào khai hoang phục hóa, phong trào thủy lợi, xây dựng tập đoàn sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp, làm nghĩa vụ đối với Nhà nước, tăng cường đoàn kết nông thôn...
+ Từ tháng 9/1979 – 2/1988: Hội nông dân cả nước có tên gọi “Hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam”.
Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức “Hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam” tập hợp, đoàn kết nông dân để giáo dục, vận động nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp miền Nam, đưa nông thôn tiến lên xã hội chủ nghĩa. Hội kết nạp tất cả nông dân hăng hái phấn đấu vào con đường làm ăn tập thể xã hội chủ nghĩa, theo nguyên tắc tự nguyện Theo chỉ thị số 78 – CT/TW ngày 27/9/1979 của Ban Bí thư TW Đảng về việc tổ chức Hội liên hiệp nông dân tập thể VN
.
+ Từ tháng 3/1988: Hội có tên gọi “Hội nông dân Việt Nam”.
Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức “Hội nông dân Việt Nam” tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết chỉ thị của Hội;...
Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình nông dân văn hóa;...
Tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, nâng cao số lượng, chất lượng hội viên, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh;...
Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh: tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn;...
Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm đường lối của Đảng;... 
(Theo 5 nhiệm vụ của Hội nông dân Việt Nam)
c. Tại hội nghị ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14/10/1930 làm ngày kỷ niệm thành lập Hội nông dân Việt Nam.
Ngày 20/5/1991, Ban Bí thư đã ra chỉ thị số 69 CT/TW về việc kỷ niệm 61 năm ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/1991). Đây là lần đầu tiên Hội nông dân Việt Nam tổ chức mít tinh kỷ niệm trọng thể ngày thành lập Hội tại thủ đô Hà Nội, tổng bí thư Đỗ Mười tới dự và có bài phát biểu quan trọng.
Câu hỏi 2: Ông (Bà) hãy cho biết từ khi thành lập đến nay Hội Nông dân Việt Nam đã qua mấy kỳ Đại hội, hãy cho biết Đại hội nào được đánh giá là Đại hội “đổi mới” của Hội Nông dân Việt Nam? Theo Ông (Bà) quan điểm “Đổi mới” được thể hiện như thế nào tại Đại hội đó? Cho biết ý nghĩa của các kỳ Đại hội đó? 
Trả lời: 
a. Từ khi thành lập đến nay Hội nông dân Việt Nam đã trải qua 5 kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội là một bước phát triển cao hơn của phong trào nông dân và hoạt động tổ chức Hội gắn liền nhiệm vụ của Đảng, của dân tộc.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội nông dân Việt Nam lần thứ nhất: được tổ chức từ ngày 27/3 đến ngày 31/3/1988 tại Hội trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội.
Đại hội đã quyết định đổi tên Hội thành Hội nông dân Việt Nam và chính thức thành lập hệ thống từ Trung ương tới cơ sở. Khẳng định những quan điểm cơ bản của Đảng về vị trí, vai trò của giai cấp nông dân, Hội nông dân trong sự nghiệp cách mạng. Đại hội đã thông qua Điều lệ, thống nhất nội dung, nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội nông dân Việt Nam lần thứ II: họp từ ngày 15/11 đến ngày 19/11/1993 tại Hội trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội.
Đại hội đã cụ thể hóa đường lối cách mạng của Đảng thành những chương trình nhiệm vụ cụ thể của Hội trên các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng bằng 5 phong trào thi đua lớn. Đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, đáp ứng nhiệm vụ cao hơn trong thời kỳ đổi mới. 
Đây là Đại hội “Đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động”, là Đại hội của trí tuệ và niềm tin, nơi hội tụ ý chí và nguyện vọng của giai cấp nông dân quyết tâm đổi mới và xây dựng Hội nông dân Việt Nam vững mạnh về mọi mặt.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ III: được tổ chức từ ngày 17/11 đến ngày 20/11/1998 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, thủ đô Hà Nội.
Đại hội đã thực sự tạo nên bước chuyển biến mới về chất của phong trào nông dân, Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Hội Nông dân Việt Nam là vai trò nòng cốt trong tổ chức vận động nông dân phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát huy dân chủ cơ sở, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ IV: được tiến hành từ ngày 22/11 đến ngày 25/11/2003, tại cung văn hóa Hữu Nghị, Hà Nội với sự tham gia của 860 đại biểu đại diện cho 8 triệu hội viên, nông dân cả nước.
Đây là Đại hội “Đoàn kết – Đổi mới – Dân chủ - Phát triển” vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh”.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ V: được tổ chức từ ngày 22/12 đến ngày 25/12/2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội, với sự tham dự của 1.175 đại biểu ưu tú đại diện cho 9,4 triệu cán bộ, hội viên nông dân cả nước. 
Đại hội đã thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng: Báo cáo của BCH TW Hội Nông dân Việt Nam khóa IV với tiêu đề: Xây dựng Hội nông dân Việt Nam vững mạnh, xứng đáng là trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
b. Đại hội được đánh giá là Đại hội “Đổi mới” của Hội Nông dân Việt Nam. Quan điểm “Đổi mới” được thể hiện:
Hội nông dân Việt nam trải qua 5 kỳ Đại hội. Đại hội “đổi mới” của Hội nông dân Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Hội nông dân Việt Nam năm 1993.
Đây là Đại hội “Đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động”, là Đại hội của trí tuệ và niềm tin, nơi hội tụ ý chí và nguyện vọng của giai cấp nông dân quyết tâm đổi mới và xây dựng Hội nông dân Việt Nam vững mạnh về mọi mặt.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội nông dân Việt Nam lần thứ II đã đánh dấu một mốc quan trọng về đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động, đưa Hội NDVN lên một bước phát triển mới, thể hiện vai trò nòng cốt cho phong trào nông dân phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của đất nước trong thời kỳ đổi mới, đây là bước trưởng thành mới của Hội, là nguồn sức mạnh, ý chí quyết tâm vươn lên của giai cấp nông dân Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới của Đảng và xây dựng Hội NDVN vững mạnh về mọi mặt. Quan điểm đổi mới cũng được thể hiện trong việc cụ thể hóa các mục tiêu, quan điểm của nghị quyết BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa VIII) về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn thành chương trình hành động cụ thể của Đại hội II Hội NDVN.
c. Ý nghĩa của các kỳ Đại hội:
- Đại hội I: là sự kiện chính trị trọng đại, đánh dấu một mốc son quan trọng trên chặng đường lịch sử vẻ vang gần sáu thập kỷ của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam...
- Đại hội II: đã đánh dấu bước trưởng thành mới của Hội, là nguồn sức mạnh, ý chí quyết tâm vươn lên của giai cấp nông dân việt Nam, xây dựng nông thôn mới giàu mạnh, văn minh, tiến bộ theo định hướng XHCN... Đây là Đại 

File đính kèm:

  • dochoa11.doc
Giáo án liên quan