Giáo trình Quản lý nhà nước & quản lý giáo dục và đào tạo - Phạm Viết Vượng

Thông tư Liên tịch số 24/2002/TTLT–BGD&ĐT–BTCCBCP ngày 29/4/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn việc xét tuyển dụng công chức, giáo viên phổ thông, mầm non đã qui định từ năm 2002 trở đi:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường (khoa) sư phạm, đưa nội dung kiến thức quản lí hành chính Nhà nước, quản lí ngành và những nội dung liên quan đến công chức ngành giáo dục và đào tạo thành một học phần của chương trình đào tạo giáo viên, học phần này có giá trị như các học phần khác, là điều kiện để các trường làm căn cứ xét duyệt và cấp bằng tốt nghiệp sư phạm.

2. Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định việc tuyển dụng giáo viên phổ thông, mầm non theo hai hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển.

3. Trong trường hợp thi tuyển thì không thực hiện việc thi lại các nội dung, kiến thức quản lí hành chính Nhà nước, quản lí ngành và những nội dung liên quan đến công chức ngành giáo dục và đào tạo đối với những người dự tuyển, đã hoàn thành học phần này trong các trường (khoa) sư phạm mà chỉ tổ chức thi về khả năng giảng dạy của người dự tuyển.

Thực hiện Thông tư Liên tịch nói trên, ngày 22 tháng 7 năm 2002 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình Quản lí hành chính Nhà nước và quản lí ngành Giáo dục và Đào tạo theo Quyết định số 38/2002/QĐ–BGD&ĐT.

Học phần này có 2 đơn vị học trình gồm 5 chương:

– Các chương I, II, III: Quy định những nội dung áp dụng cho tất cả các hệ đào tạo giáo viên.

– Chương IV: Quy định các trường (khoa) sư phạm căn cứ vào yêu cầu hệ đào tạo của mình để cụ thể hoá nội dung giảng dạy cho phù hợp.

– Chương V: Quy định nội dung giảng dạy căn cứ vào tình hình thực tiễn giáo dục ở mỗi địa phương.

Để có tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của cán bộ và sinh viên các trường sư phạm, Viện Nghiên cứu Sư phạm – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức biên soạn giáo trình: Quản lí hành chính Nhà nước và quản lí ngành Giáo dục và Đào tạo theo chương trình nói trên.

Giáo trình được biên soạn nhằm phục vụ rộng rãi các đối tượng của tất cả các hệ đào tạo từ mầm non, tiểu học đến phổ thông trung học, nên đã cố gắng phản ánh tối đa nội dung và yêu cầu của các hệ đào tạo trong phạm vi thực tế giáo dục của cả nước.

Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những sai sót, mong được độc giả góp ý kiến để giáo trình ngày một hoàn chỉnh hơn.

 

doc125 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước & quản lý giáo dục và đào tạo - Phạm Viết Vượng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới, tạo ra nhu cầu về nhân lực rất cao. GD – ĐT phải đặt trọng tâm vào việc đáp ứng nhu cầu nhân lực đó. Nhu cầu này thể hiện trên các mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực, bao gồm lao động kỹ thuật, nhân lực khoa học – công nghệ, các doanh nhân và những người quản lí. Nhân lực được đào tạo với số lượng đủ, chất lượng phù hợp, cơ cấu hợp lí là nhân tố quan trọng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu từ nền kinh tế có tỷ trọng nông nghiệp khá cao sang nền kinh tế có tỉ lệ đóng góp chủ yếu từ công nghiệp và dịch vụ. Cần quan tâm bồi dưỡng một lực lượng lao động kỹ thuật lành nghề, những chuyên gia khoa học – công nghệ có tài năng và những nhà quản lí giỏi.
Quan điểm này thể hiện chức năng phát triển xã hội và chức năng phục vụ xã hội của giáo dục.
Chức năng phát triển xã hội thừa nhận giáo dục là tiền đề quan trọng của sự phát triển tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội khác như kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, an ninh, quốc phòng. Để thực hiện tốt chức năng này, trong các chương trình phát triển kinh tế, quy hoạch các ngành sản xuất – dịch vụ, các khu công nghiệp, các dự án xóa đói giảm nghèo, khuyến nông, khuyến lâm, các chương trình khoa học – công nghệ và các chương trình kinh tế - kỹ thuật trọng điểm cần quy hoạch phát triển nguồn nhân lực như một bộ phận cấu thành của chương trình tổng thể với đầu tư tương xứng. GD – ĐT cùng với các cơ sở hạ tầng khác như điện lực, giao thông v.v cần phải đi trước một bước trong các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của các ứng, các địa phương, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến miền núi và những vùng, miền khó khăn. Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, dịch vụ phải dành một phần kinh phí đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực của mình và tham gia phát triển GD – ĐT trên địa bàn.
Chức năng phục vụ xã hội thể hiện tính hiệu quả của giáo dục. Các nguyên tắc “chi phí – lợi ích”, “chi phí – kết quả” được sử dụng trong huy động và sử dụng nguồn lực. Sự gắn bó chặt chẽ giữa GD - ĐT với xã hội được thể hiện trong mối quan hệ hài hòa giữa đào tạo - sử dụng – việc làm. Nhà nước có chính sách đúng đắn hướng dẫn mối quan hệ này để đạt được hiệu quả kinh tế – xã hội cao của GD – ĐT. Nhà nước có chính sách để những người do nhà trường đào tạo ra được sử dụng phù hợp với trình độ và được trả công xứng đáng với việc làm để tạo động lực cho sự phát triển GD – ĐT.
Để đào tạo được những con người đáp ứng được yêu cầu công việc trong thực tiễn cần phải đổi mới nội dung, chương trình và đặc biệt là phương pháp để giáo dục, đào tạo ra con người làm việc có sáng tạo, thích nghi nhanh với sự thay đổi thường xuyên của môi trường.
4. Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân
Tư tưởng chỉ đạo của quan điểm này là: xây dựng một xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục.
Điều 11 trong Luật Giáo dục (1998) khi nói về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục đã khẳng định: Mọi tổ chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục.
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục, khuyến khích huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
GD – ĐT không chỉ là công việc của nhà trường mà là công iệc chung của toàn xã hội. Từng người dân, từng gia đình, từng tập thể, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức kinh tế – xã hội, các tổ chức quần chúng cùng xây dựng cộng đồng trách nhiệm đối với sự phát triển GD – ĐT và phối hợp tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Các phương tiện truyền thông đại chúng phối hợp với ngành GD – ĐT trong việc xây dựng và chuyển tải các chương trình giáo dục và phổ biến kiến thức đến mọi người. Cần phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong sự nghiệp “trồng người” thông qua nhiều hình thức như hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp, Hội khuyến học, Hội cha mẹ học sinh, các quỹ bảo trợ học đường và các hình thức tổ chức khác.
Mọi người tham gia GD – ĐT bằng cách tự mình học tập thường xuyên suốt đời. Nêu gương học tập phải trở thành truyền thống của mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi địa phương và toàn dân tộc. Tạo dựng một xã hội học tập, ở đó mọi người học tập và được tạo điều kiện để học tập, phải là mục tiêu cao cả của sự nghiệp GD – ĐT.
Để thực sự giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân thì một mặt Nhà nước tăng cường đầu tư từ ngân sách cho GD – ĐT, mặt khác, người học, người sử dụng lao động, các tổ chức kinh tế – xã hội hăng hái đóng góp nguồn lực cho GD – ĐT, coi đó là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với xã hội; dần dần hình thành thói quen chi trả một phần kinh phí của GD – ĐT, ở cấp bậc học càng cao phần chi trả đó càng lớn.
Xã hội hóa GD – ĐT không phải giải pháp tài chính tạm thời mà là phương thức phát triển GD – ĐT lâu dài và toàn điện.
Tư tưởng chỉ đạo của chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay nhằm khắc phục tình trạng bất cập trên nhiều lĩnh vực; tiếp tục đổi mới một cách có hệ thống và đồng bộ; tạo cơ sở để nâng cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả giáo dục; phục vụ đắc lực CNH, HĐH đất nước, chấn hưng đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, mau chóng sánh vai được với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC 
Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010 đã được ghi trong chiến lược phát triển giáo dục.
1. Mục tiêu chung
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010 đã nêu rõ, để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH, cần tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện về giáo dục. Vì vậy, mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 là:
Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương, hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực.
Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học – công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lí, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập THCS.
Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy – học; đổi mới quản lí giáo dục tạo cơ sở pháp lí và phát huy nội lực phát triển giáo dục.
2. Mục tiêu phát triển các cấp bậc học, trình độ và loại hình giáo dục
Đồng thời với việc tăng cường chất lượng và hiệu quả, tiếp tục mở rộng quy mô các cấp bậc học và trình độ đào tạo, phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền của nhân lực. Nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở các trình độ vào năm 2010 đạt 40%, trong đó cao đẳng trở lên 6%, trung học chuyên nghiệp 8%, công nhân kỹ thuật 26%. Thực hiện phổ cập THCS trong cả nước.
Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ở các vùng còn nhiều khó khăn.
– Giáo dục mầm non: Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở nông thôn và những vùng khó khăn; tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ cho các gia đình.
Đến năm 2010, hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp. Tăng tỉ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ từ 12% năm 2000 lên 15% năm 2005 và 18% năm 2010. Đối với trẻ 3 –5 tuổi tăng tỉ lệ đến trường, lớp mẫu giáo từ 50% năm 2000 lên 58% vào năm 2005 và 67% vào năm 2010; riêng trẻ 5 tuổi tăng tỉ lệ huy động đến mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1 từ 81% năm 2000 lên 85% vào năm 2005 và 95% vào năm 2010. Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 20% vào năm 2005, dưới 15% vào năm 2010.
– Giáo dục phổ thông: Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Tiểu học: Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết và những đức tính, kỹ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập và học tập tốt. Củng cố và nâng cao thành quả phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước. Tăng tỉ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ 95% năm 2000 lên 97% năm 2005 và 99% năm 2010.
Trung học cơ sở: Cung cấp cho học sinh học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau THCS, tạo điều kiện để học sinh tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động. Đạt chuẩn phổ cập THCS ở các thành phố, đô thị, vùng kinh tế phát triển vào năm 2005, trong cả nước vào năm 2010. Tăng tỉ lệ học sinh THCS trong độ tuổi từ 74% năm 2000 lên 80% vào năm 2005 và 90% vào năm 2010.
Trung học phổ thông: Thực hiện chương trình phân ban hợp lí nhằm đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực của mỗi học sinh, giúp học sinh có những hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp để tạo điều kiệ

File đính kèm:

  • docGiao trinh Quan li nha nuoc va quan li giao duc daotao.doc
Giáo án liên quan