Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 27: Thực hành: đo hệ số ma sát

1. Kiến thức

 - Xác định được hệ số ma sát trượt bằng thí nghiệm.

 2. Kỹ năng.

 - Thao tác khéo léo, đo chính xác quãng đường đi được và thời gian trượt

 - Tính được hệ số ma sát thông qua các số liệu

 3. Thái độ

 - Nghiêm túc, chính xác, theo sự hướng dẫn của giáo viên

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2530 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 27: Thực hành: đo hệ số ma sát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hành: ĐO HỆ SỐ MA SÁT (TT)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức
	- Xác định được hệ số ma sát trượt bằng thí nghiệm.	
	2. Kỹ năng.
	- Thao tác khéo léo, đo chính xác quãng đường đi được và thời gian trượt
	- Tính được hệ số ma sát thông qua các số liệu
	3. Thái độ
	- Nghiêm túc, chính xác, theo sự hướng dẫn của giáo viên
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Giáo án, bộ thí nghiệm được chuẩn bị sẵn
2. Học sinh: 
- Đã chuẩn bị bài ở nhà 
C. Phương pháp
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức
- Ổn định lớp, điểm danh
- Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài củ
- Nêu các dụng cụ đo cùng tác dụng của nó ?
	- Nêu cách lắp ráp dụng cụ ?
	- Nhắc lại lý thuyết sử dụng trong bài ?
	- Mục đích của bài thực hành ?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Tìm hiểu về cách đo hệ số ma sát
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Lắp ráp thí nghiệm
GV: Hướng dẫn học sinh lắp ráp
HS: Lắp ráp thí nghiệm
GV: Theo dõi học sinh lắp ráp
HS: Lắp thí nghiệm theo yêu cầu
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm
GV: Cho học sinh tiến hành làm thí nghiệm
HS: Tiến hành thí nghiệm từng bước 
GV: Chỉ rõ cho học sinh phải chú ý:
 + Đặt vật như thế nào?
 + Nhấn công tắùc như thế nào?
 + Điều chỉnh máy đo thời gian hiện số
 + Ghi nhận kết quả
 + Xử lý số liệu
HS: Làm thí nghiệm, ghi các số liệu vào bảng báo cáo
GV: Theo dõi, hướng dẫn học sinh đo các đại lượng
HS: Hoàn thành báo cáo thí nghiệm
GV: Hướng dẫn học sinh hoàn thành báo cáo thí nghiệm
IV. Lắp ráp thí nghiệm
- Đặt máng nghiêng có lắp nam châm điện N và cổng quang điện E lên giá đỡ. Nam châm điên N nối với hộp công tắc và đồng hồ đo thời gian.
- Điều chỉnh góc nghiên của mặt phẳng
V- Trình tự thí nghiệm
1- Xác định góc nghiêng giới hạn để vật bắt đầu trượt trên mặt phẳng nghiêng
- Tăng dần góc nghiêng của mặt phẳng ở một đầu cảu mặt phẳng
- Khi vật bắt đầu trượt thì không tăng nữa, ghi nhận giá trị 
2- Đo hệ số ma sát trượt
Nâng độ nghiêng đến khi . Ghi nhậân giá trị .
Đồng hồ đo thời gian ở MODE , thang đo 9,999s. Bật điện cho nam châm điện hoạt động giữ trụ thép trên mặt phẳng nghiêng
Xác định vị trí s0 của trụ thép
Dịch chuyển cổng quang điện E đến vị trí cách s0 cách s khoảng: 400mmm
Nhấn nút RESET trên động hồ đo thời gian.
Aán công tắc để thả vật trượt, nhả nhanh
Đọc và ghi thời gian trượt t vào bảng 16.1
Lặp lại thí nhgiệm 4 lần
	4. Củng cố và luyện tập.
	- Nhắc lại hoạt động của đồng hồ đo
	- Nhắc lại công dụng của các dụng cụ
	- Cách	 tính các loại sai số	
	5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
	- Ôn lại bài thực hành
- Đọc kỹ phần tiến hành thí nghiệm và hoàn thành báo cáo thí nghiệm
	-Chuẩn bị chương mới”Cân bằng và chuyển động của vật rắn”
Mẫu báo cáo

File đính kèm:

  • docTiet 27.doc