Giáo án Vật lý 7 - Nguyễn Tiến Trung

I – MỤC TIÊU BÀI DẠY:

 1- Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

 2 - Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.

 

II – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 Đối với mỗi nhóm học sinh: (lớp gồm 6 nhóm)

· 1 hộp kín trong đó dán sẳn một mảnh giấy trắng; bóng đèn pin được gắn bên trong hộp như hình 1.2a SGK.

· Pin, dây nối, công tắc.

 

III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

 1 - Ổn định tình hình lớp: (1 phút) Nói qua nội quy tiết học đặc biệt là nội quy tiết học môn Vật lý.

 2 - Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

 3 - Giảng bài mới:

doc88 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 7 - Nguyễn Tiến Trung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơi và hướng dẫn HS chơi tương tự như đối với trò chơi ô chữ ở các chương trước.
1a: (dao động)
1b: (tần số), (Hz)
1c: (đềxiben)
1d: (340m.s)
1e: (70)
3: a, c, d.
4: Âm phản xạ là âm dội ngược trở lại khi gặp một mặt chắn.
5: D
6a: (cứng), (nhẳn) 
6b: (mềm), (gồ ghề)
7: b, d
8: Một số vật liệu cách âm tốt là: bông, vải xốp, gạch, gỗ, bêtông.
1: chân không
2: siêu âm
3: tần số
4: dao động
5: tiếng vang
6: hạ âm
Dọc: âm thanh
TỔNG KẾT CHƯƠNG II
ÂM HỌC
I-Tự kiểm tra
II-Vận dụng
III-Trò chơi ô chử
	1: Đàn ghi ta (dây đàn), kèn lá (phần lá bị thổi), sáo (cột không khí trong sáo), trống (mặt trống).
	2: C
	3a: Dao động của các sợi dây đàn mạnh, dây lệch nhiều khi phát ra âm to. Dao động của các sợi dây đàn yếu dây lệch ít khi phát ra tiếng nhỏ.
	3b: Dao động của các sợi dây đàn nhanh khi phát ra âm cao. Dao động của các sợi dây đàn chậm khi phát ra âm thấp.
	4: Tiếng nói đã truyền từ miệng người này qua không khí đến hai cái mũ và lại qua không khí đến tai người kia.
	5: Ban đêm yên tĩnh, ta nghe rõ tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ lại từ hai bên tường ngõ. Ban ngày tiếng vang bị thân thể người qua lại hấp thụ, hoặc bị tiếng ồn trong thành phố át nên chỉ nghe thấy mỗi tiếng chân.
	6: A
	4 - Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2 phút)
	Học thuộc phần ghi nhớ, khi học bài cần liên hệ với thực tế.
	Làm lại các bài tập vận dụng, làm các bài tập trong sách bài tập.
	Chuẩn bị cho bài kiểm tra.
IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn: 6/1/08
Ngày dạy: 7/1/08
Tiết 19
SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I – MỤC TIÊU BÀI DẠY:
	1- Mô tả một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
	2- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (Chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện).
II – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	Đối với mỗi nhóm học sinh: (lớp gồm 6 nhóm)
1 thước nhựa dẹt;
1 thanh thuỷ tinh;
1 mảnh nilông (pôliêtilen) màu trắng đục (Thường dùng làm túi đựng hàng) kích thước 13cm x 25cm;
1 mảnh phim nhựa kích thước 13cm x 18cm;
Các giấy vụn kích thước1mm x 1mm;
Các vụn nilông kích thước 0,5cm x 0,5cm;
1 quả cầu bằng nhựa xốp (hoặc bằng bấc) cỡ 0,5cm3 có xuyên sợi chỉ khâu;
1 giá treo miếng nhựa xốp;
1 mảnh vải khô, 1 mảnh lụa, 1mảnh len, mỗi mảnh kích thước khoảng 15cm x 15cm;
1 mảnh kim loại (bằng 	tôn, hoặc bằng nhôm, đồng) mỏng kích thước 11cm x 23cm;
1 bút thử điện loại thông mạch;
1 phích nước nóng và một cốc đựng nước.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1 - Ổn định tình hình lớp: (1 phút) 
	2 - Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
	3 - Giảng bài mới:
10
15
12
5
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
	1. Đây là bài học đầu của chương điện học. Mở đầu chương này, GV có thể cho cả lớp trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi sau:
	Ngoài các hiện tượng điện được mô tả ở đầu chương 3 SGK, các em còn biết các hiện tượng điện nào khác? (Đèn điện sáng, quạt điện quay, bếp điện, bàn là điện, nồi cơm điện, tủ lạnh, máy bơm nước, máy xay xát chạy điện, acquy đang hoạt động).
	Sau đó GV nêu các mụ tiêu chính nêu ở đầu chương 3 trong SGK.
	2. Tiếp theo GV thông báo một trong các cách làm nhiễm điện cho các vật là: “Sự nhiễm điện do cọ xát”. Để bắt đầu bài học, GV nêu câu hỏi cho cả lớp:
	Các em đã từng thấy hiện tượng gì, nghe thấy gì khi ta cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là khi hanh khô?
	Sau khi HS trả lời, GV thông báo hiện tượng tương tự ngoài tự nhiên là hiện tượng chớp, sấm sét và đó là hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
	Hoạt động 2: Làm thí nghiệm 1, phát hiện nhiều vật bị cọ xát có tính chất mới.
	1. Cho từng nhóm HS đưa thước nhựa dẹt, mảnh ni lông, thanh thuỷ tinh, mảnh phim nhựa lại gần vụn giấy viết, vun ni lông, quả cầu nhựa xốp để kiểm tra và thấy rằng không có hiện tượng nào xảy ra.
	2. Từng nhóm HS cọ xát thước nhựa bằng miếng vải khô (Nếu thời tiết ẩm, trước đó cần sấy thật khô miếng vải), GV hướng dẫn HS cần cọ xát mạnh nhiều lần theo một chiều. Sau đó cho HS đưa thước nhựa lần lượt lại gần các vụn giấy viết, các vụn ni lông và miếng nhựa xốp. HS ghi kết quả quan sát vào bảng kẻ sẳn trong vở học hoặc VBT.
	3. HS làm thí nghiệm tương tự khi cọ xát thanh thuỷ tinh, mảnh nilông, mảnh phim nhựa và ghi kết quả quan sát vào bảng nêu trên trong vở học hoặc VBT.
	4. Từ bảng ghi các kết quả quan sát, GV cho các nhóm HS thảo luận, lựa chon cụm từ thích hợp điền vào chổ trống của kết luận 1 trong SGK. Sau khi đã thống nhất, GV đề nghị HS hoàn thành câu để trống vào vở học hoặc VBT.
	Hoạt động 3: Thí nghiệm 2: Phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện (hay mang điện tích).
	1. GV có thể nêu câu hỏi “Nhiều vật sau khi được cọ xát đã có đặc điểm gì mà lại có thể hút các vật khác?” và đề nghị HS nêu các cách đoán nhận và đưa ra cách làm thí nghiệm kiểm tra.
	HS có thể cho rằng vật đang được cọ xát sẽ nóng lên, do đó hút các vật khác và nêu phương án thí nghiệm như áp sát các vật này vào chai nước ấm hay hơ ấm bằng đèn cồn, bếp điện, sấy nóng bằng máy sấy tóc sau đó đưa các vật được hơ ấm lại gần các vụn giấy xem có hút các vụn giấy hay không.
	GV tiến hành một trong các phương án đó bằng cách áp mảnh nilông vào thành cốc nước ấm rồi đưa mảnh nilông này lại gần các vụn giấy xem có hút các vụn giấy hay không.
	GV tiến hành một trong các phương án đó bằng cách áp mảnh nilông vào thành cốc nước ấm rồi đưa mảnh nilông này lại gần các vụn giấy. Kết quả là mảnh nilông không hút các vụn giấy. Thí nghiệm chứng tỏ dự đoán trên không đúng.
	2. Tiếp theo GV đề nghị các nhóm HS làm thí nghiệm kiểm tra như trình bày trong SGK
	Nếu dùng bút thử điện thông thường (Với bóng đèn nêông) thì cần thay thỏi điện trở của bút bằng lò xo trong bút bi, hoặc trực tiếp cầm bóng đèn của bút để làm thí nghiệm.
	Nếu thời tiết hanh khô, bóng đèn bút thử điện thường loé sáng trong thời gian ngắn, cần phải quan sát kĩ và nên làm lại với vài lần cọ xát.
	Dùng bút thử điện thông mạch thì đèn bút thử này sáng lên rất rõ trong nhiều lần chạm mảnh tôn đã được áp sát vào mảnh phim nhựa. Từ đó GV đề nghị HS hoàn thành kết luận 2 của SGK.
	3.Cuối cùng GV lưu ý HS từ mới: “Vật nhiễm điện”, “Vật bị nhiễm điệm”, “Vật mang điện tích” đều có cùng ý nghĩa.
	Hoạt động 4: Cho HS làm các bài tập phần vận dụng như hướng dẫn chung.
	1.GV tổ chức cho các nhóm thảo luận lần lượt từng câu hỏi C1, C2, C3. Sau khi thảo luận trong mỗi nhóm HS, GV chỉ định đại diện một vài nhóm trình bày câu trả lời trước lớp để các nhóm HS thảo luận với nhau cho tới khi có lời giải đúng. Cuối cùng GV trình bày rõ lời giải đúng và yêu cầu HS tự ghi lời giải đó vào VBT.
	2.GV đề nghị HS giải câu hỏi trong phần vận dụng, các bài tập trong SBT ở nhà và đọc phần “Có thể em chưa biết” cuối bài 17 trong SGK.
SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I-Vật nhiễm điện
Thí nghiệm 1
Kết luận 1
	Nhiều vật sau khi bị cọ xát (có khả năng hút) các vật khác.
Thí nghiệm 2
Kết luận 2
	Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng (làm sáng) bóng đèn bút thử điện.
	Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất đã nêu trong các kết luận trên được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
II-Vận dụng
	C1: Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược nhựa và tóc đề bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lựoc nhựa hút kéo thẳng ra.
	C2: Khi thổi bụi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt điện quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó. Mép cách quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên bị nhiễm điện nhiều nhất. Do đó chổ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.
	C3: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi vải.
	4 - Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2 phút)
	Học thuộc phần ghi nhớ, khi học bài cần liên hệ với thực tế.
	Làm lại các bài tập vận dụng.
	Làm bài tập 17.1 – 17.4 trong sách bài tập.
Ngày soạn: 14/01/2008
Ngày dạy: 15/1/2008
Tiết 20
HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I – MỤC TIÊU BÀI DẠY:
	1- Biết chỉ có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
	2- Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
	3- Biết vật mang điện tích âm nhận thêm electron, và vật mang điện dương mất bớt electron.
II – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	Đối với cả lớp:
	Hình vẽ mô hình đơn giản của nguyên tử. (hình 18.4 SGK)
	Đối với mỗi nhóm học sinh: (lớp gồm 6 nhóm)
3 mảnh nilông màu tr

File đính kèm:

  • docVL7.DOC
Giáo án liên quan