Giáo án Vật lý 7 học kỳ II PTCS Đức Hạnh

1. Mục tiêu.

a) Kiến thức.

- Học sinh mô tả được một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện).

b) Kĩ năng.

- Làm thí nghiệm nhiễm điện do vật bằng cách cọ xát.

c) Thái độ.

- Rèn luyện cho học sinh lòng yêu thích khoa học, thực tế.

2. Đồ dùng dạy học.

* Giáo viên:

- 1 thước nhựa, 1 thanh thuỷ tinh. 1 mảnh nilong, 1 quả cầu nhựa xốp, 1 giá treo, 1 mảnh len, 1 mảnh lụa sấy khô, một số giấy vụn, 1 mảnh tole, 1 mảnh nhựa, 1 bút thử điện.

* Học sinh:

- Mỗi nhóm 1 thước nhựa, 1 thanh thuỷ tinh. 1 mảnh nilong, 1 quả cầu nhựa xốp, 1 giá treo, 1 mảnh len, 1 mảnh lụa sấy khô, một số giấy vụn, 1 mảnh tole, 1 mảnh nhựa, 1 bút thử điện.

3. Phương pháp.

- Phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của học sinh.

4. Tiến trình dạy học.

a) Ổn định tổ chức lớp. (1')

b) Kiểm tra bài cũ.

 

docx42 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 7 học kỳ II PTCS Đức Hạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n.
HS: Hoàn thành kết luận.
II- Tác dụng hóa học.
* Thí nghiệm: (SGK)
C5… dẫn điện ( đèn trong mạch sáng) 
C6 (thỏi than nối với cực âm được phủ 1 lớp màu đỏ nhạt)
Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp vỏ bằng đồng.
HĐ3: Tác dụng sinh lí. (5')
GV: Giới thiệu một số tác hại và một số ứng dụng của dòng điện đối với tác dụng sinh lí để HS chú ý phòng tránh nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
HS: Đọc thông tin: Dòng điện gây tác hại nguy hiểm như thế nào đối với cơ thể người? Làm như thế nào để phòng tránh?
III- Tác dụng sinh lí.
- Nguy hiểm đối với người.
- Sử dụng trong y học.
HĐ3: Vận dụng. (5')
GV: Yêu cầu HS thực hiện câu C7, C8 (SGK).
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. Bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
III- Vận dụng.
C7 C.
C8 D.
d) Củng cố. (6')
- Đọc ghi nhớ và "Có thể em chưa biết".
- Hãy kể tên các tác dụng của dòng điện mà em đã dược học? ví dụ?
* Tích hợp GDMT:
Dòng điện gây ra xung quanh nó một từ trường. Các đường dây cao áp có thể gây ra những điện từ trường mạnh, những người dân sống gần đường dây điện cao thế có thể chịu ảnh hưởng của trường điện từ này. Để giảm thiểu tác hại này, cần xây dựng các lưới điện cao áp xa khu dân cư. 
Dòng điện gây ra phản ứng điện phân, Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, do những yếu tố tự nhiên, việc sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch và hoạt động sản xuất công nghiệp cũng tạo ra nhiều khí thải độc hại( CO, CO2, NO, NO2, SO2, H2S). Để giảm thiểu tác hại này cần bao bọc kim loại bằng chất chống ăn mòn hóa học và giảm thiểu các khí thải độc hại trên.
e) Hướng dẫn về nhà. (1')
- Học bài theo nội dung SGK và phần ghi nhớ của bài học.
- Làm các bài tập 23.1 23.4 (SBTVL7).
- Chuẩn bị tiết sau ôn tập.
5. Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tiết 26: ÔN TẬP
	Ngày soạn: 23/02/2014.
	Ngày dạy: 05/03/2014. Tại lớp: 7A. Tổng số học sinh: 29. Vắng: ........
	Ngày dạy: 05/03/2014. Tại lớp: 7B. Tổng số học sinh: 30. Vắng: ........
1. Mục tiêu.
a) Kiến thức.
- Củng cố kiến thức từ bài 17 đến bài 23 một cách tổng quát và lôgíc. Hệ thống hóa kiến thức.
- HS nắm hệ thống kiến thức đã học ở chương điện học đã nghiên cứu trên cơ sở hệ thống câu hỏi tự ôn tập. Biết vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề: Trả lời các câu hỏi, giải bài tập, giải thích các hiện tượng vật lí liên quan.
b) Kĩ năng.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích các hiện tượng trong thực tế và đời sống.
- Vận dụng các kiến thức cơ bản vào việc giải thích và làm bài tập.
c) Thái độ.
- Rèn luyện cho học sinh lòng yêu thích khoa học, thực tế.
2. Đồ dùng dạy học.
* Giáo viên:
- Vẽ sẵn lên bảng phụ hệ thống hóa kiến thức từ bài 17 đến bài 23.
* Học sinh:
- Ôn lại toàn bộ lí thuyết từ bài 17 đến bài 23 trước ở nhà.
3. Phương pháp.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của học sinh.
4. Tiến trình dạy học.
a) Ổn định tổ chức lớp. (1')
b) Kiểm tra bài cũ. (5')
- Nêu các tác dụng của dòng điện mà em đã học? cho ví dụ.
- Chúng ta cần làm gì để hạn chế tối đa t/d sinh lí của dòng điện?
c) Bài mới.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Lý thuyết. (15')
GV: Yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi.
HS: Lần lượt trả lời.
C1: + Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách nào? 
+ Nêu một cách phát hiện một vật đã bị nhiễm điện?
C2: + Nêu tên một dụng cụ điện chứng tỏ dòng điện có thể chạy qua chất khí?
+ Hạt nào trong kim loại dịch chuyển có hướng để tạo thành dòng điện?
C3: + Mô tả hiện tượng chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học?
C4: + Dòng điện có chiều được quy ước như thế nào?
+ Vẽ sơ đồ mạch điện kín để thắp sáng bóng đèn?
C5: + Nêu 2 biểu hiện để nhận biết có dòng điện chạy qua? 
+ Hiện tượng điện giật là do tác dụng gì của dòng điện?
C6: + Có các loại điện tích nào?
+ Loại nào thì hút nhau? Loại nào thì đẩy nhau?
C7: + Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin khi đang sáng?
+ Vẽ thêm chiều quy ước của dòng điện trong sơ đồ.
C8: + Dòng điện là gì? 
+ Thiết bị nào cung cấp dòng điện chạy trong mạch kín?
C9: + Vật dẫn điện là gì? 
+ Vật cách điện là gì? 
+ Electron tự do trong kim loại chuyển động có hướng như thế nào so với chiều dòng điện?
C10: + Kể tên 2 thiết bị hay dụng cụ điện mà hoạt động của chúng dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
+ Dòng điện chạy qua chất khí ở trong dụng cụ nào và làm phát sáng dụng cụ đó?
I- Lý thuyết.
C1: + Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách cọ xát. 
+ Có thể phát hiện một vật bị nhiễm điện bằng cách đưa vật đó lại gần các giấy vụn, nếu hút thì bị nhiễm điện.
C2: + Đó là bóng đèn bút thử điện. Bóng đèn này sáng, chứng tỏ dòng điện chạy qua chất khí.
+ Electron tự do trong kim loại.
C3: + Khi cho dòng điện chạy qua đồng sunphat thì sau một thời gian thỏi than nối với cực âm của nguồn điện nhúng trong dung dịch này được phủ một lớp đồng.
C4: + Dòng điện có chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
C5: + Nhận biết: bóng đèn sáng, quạt điện quay, bếp điện nóng, bàn là nóng, chuông điện kêu,…..
+ Hiện tượng điện giật là tác dụng sinh lí của dòng điện.
C6: + Điện tích dương và điện tích âm.
K
+ Khác loại hút nhau, cùng loại đẩy nhau.
C7:
C8: + Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
+ Nguồn điện cung cấp dòng điện chạy trong mạch kín.
C9: + Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.
+ Chiều của Electron tự do trong kim loại ngược chiều với chiều dòng điện. 
C10: + Một số dụng cụ như: nồi cơm điện, bếp điện, ấm điện, máy sấy tóc, bình nóng lạnh, mỏ hàn điện,…..
+ Đó là bóng đèn của bút thử điện. Bóng đèn này sáng chứng tỏ dòng điện có thể chạy qua chất khí.
HĐ2: Bài tập. (18')
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm việc phần vận dụng vào vở.
HS: Thực hiện.
GV: Hướng dẫn HS cả lớp thảo luận thống nhất câu trả lời.
Bài 1: Dùng kí hiệu vẽ sơ đồ mạch điện gồm (có cả chiều dòng điện) 3pin, 1 công tắc đóng, 1 bóng đèn.
Bài 2: Một nguồn điện không rõ 2 cực: Một cực kí hiệu M, một cực kí hiệu N. Dùng đèn LED, em hãy xác định đâu là cực dương, cực âm? 
Bài 3: Cọ xát một thanh thủy tinh vào lụa, rồi đưa lại gần quả cầu kim loại treo trên giá. Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh. Có thể khẳng định quả cầu nhiễm điện dương được không? Giải thích?
K
II- Bài tập.
Bài 1:
Bài 2:
+ Ta lấy bản kim loại nhỏ của đèn LED mắc vào cực M của nguồn, bản kim loại lớn mắc vào cực N của nguồn. Nếu đèn LED sáng thì M là cực dương, N là cực âm. Nếu đèn không sáng thì M là cực âm, N là cực dương.
Bài 3: Thanh thủy tinh cọ xát vào lụa thì nhiễm điện dương. Vật bị nhiễm điện thì có khả năng hút các vật khác không nhiễm điện, nên quả cầu có thể trung hòa về điện. 
+ Vật bị nhiễm điện thì có khả năng hút các vật nhiễm điện khác loại nên quả cầu có thể nhiễm điện âm.
Vậy không thể khẳng định quả cầu nhiễm điện dương.
d) Củng cố. (5')
GV: Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức ôn tập.
e) Hướng dẫn về nhà. (1')
- Ôn tập các nội dung kiến thức theo các câu hỏi và bài tập vận dụng.
- Hoàn chỉnh các nọi dung đã được ôn tập để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.
- Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra 1 tiết.
5. Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tiết 27: KIỂM TRA 1 TIẾT
	Ngày soạn: 01/03/2014.
	Ngày dạy: 12/03/2014. Tại lớp: 7B. Sĩ số học sinh: 30. Vắng:..........
	Ngày dạy: 12/03/2014. Tại lớp: 7A. Sĩ số học sinh: 29. Vắng:..........
1. Mục đích của đề kiểm tra
a) Phạm vi kiến thức.
- Từ tiết 19 đến tiết 26 theo phân phối chương trình.
b) Mục đích.
- Đối với HS: Kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu của HS đầu năm học.
- Đối với GV: Căn cứ vào kết quả kiểm tra để điều chỉnh phương pháp giảng dạy, phụ đạo nhằm nâng cao chất lượng Dạy - Học.
2. Chuẩn bị
* Giáo viên: Đề kiểm tra.
* Học sinh: Giấy kiểm tra, ôn lại kiến thức.
3. Hình thức kiểm tra
- Kiểm tra viết tự luận 100%. 
4. Thiết lập ma trận đề kiểm tra
a) Trọng số nội dung kiểm tra.
Chủ đề
Tổng số tiết
Lý thuyết
Số tiết thực
Trọng số
LT
VD
LT
VD
1. Sự nhiễm điện do cọ xát. Hai loại điện tích.
2
2
1,4
0,6
20
8,5
2. Dòng điện. Nguồn điện. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện.
2
2
1,4
0,6
20
8,5
3. Chất dẫn điện, chất cách điện. Dòng điện trong kim loại.
1
1
0,7
0,3
10
1,5
4. Các tác dụng của dòng điện.
2
2
1,4
0,6
20
8,5
Cộng
7
7
4,9
2,1
70
30
b) Số câu hỏi cho các chủ đề.
Cấp độ
Chủ đề
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)
Điểm số
TS
TNKQ
TL
Cấp độ 1,2 (LT)
1. Sự nhiễm điện do cọ xát. Hai loại điện tích.
20
1
1
2
2. Dòng điện. Nguồn điện. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện.
20
1
1
2
3. Chất dẫn điện, chất cách điện. Dòng điện trong kim loại.
10
0,5
0,5
1
4. Các tác dụng của dòng điện.
20
1
1
2
Cấp độ 3,4 (VD)
1. Sự nhiễm điện do cọ xát. Hai loại điện tích.
8,5
0,5
0,5
1
2. Dòng điện. Nguồn điện. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện.
8,5
0,5
0,5
1
3. Chất dẫn điện, chất cách điện. Dòng điện trong kim loại.
1,5
4. Các tác dụng của dòng điện.
8,5
0,5
0,5
1
Tổng
100
5
5
10
c) Ma trận đề.
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Sự nhiễm điện do cọ xát. Hai loại điện tích.
- Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. 

File đính kèm:

  • docxVat li 7 Ky II.docx