Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hoàng Tân (Có đáp án)

Câu 1:(2,0 điểm)

a. Nguồn sáng là gì? Lấy ví dụ minh họa?

b. Tại sao trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn cùng loại ở các vị trí khác nhau?

Câu 2:(2,0 điểm)

a. Hãy nêu hai ứng dụng trong thực tế của gương cầu lõm?

b. Cho một vật đặt sát gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Ảnh của vật thu được trong 3 trường hợp đó có tính chất gì giống và khác nhau?

Câu 3:(2,0 điểm) Cho vật sáng AB có dạng mũi tên đặt tại vị trí bất kì trước gương phẳng. Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB qua gương phẳng và trình bày cách vẽ?

Câu 4:(2,0 điểm)

a. Tần số dao động là gì? Độ cao của âm phụ thuộc như thế nào vào tần số dao động?

b. Biên độ dao động là gì? Độ to của âm phụ thuộc như thế nào vào biên độ dao động?

Câu 5:(2,0 điểm)

a. Hãy so sánh tần số dao động của âm cao và âm thấp; của các nốt nhạc “đồ và rê”?

b. Bằng kiến thức vật lý hãy giải thích nghĩa đen của câu câu tục ngữ: “Thùng rỗng kêu to”

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hoàng Tân (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS HOÀNG TÂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Vật lý 7 Thời gian: 45 phút
CHỮ KÍ GIÁM THỊ
Họ và tên:  Lớp: SBD: Số tờ:
Trường THCS Hoàng Tân
SỐ PHÁCH
Điểm
SỐ PHÁCH
Bằng số
Bằng chữ
ĐỀ BÀI
Câu 1:(2,0 điểm) 
Nguồn sáng là gì? Lấy ví dụ minh họa?
Tại sao trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn cùng loại ở các vị trí khác nhau?
Câu 2:(2,0 điểm) 
Hãy nêu hai ứng dụng trong thực tế của gương cầu lõm?
Cho một vật đặt sát gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Ảnh của vật thu được trong 3 trường hợp đó có tính chất gì giống và khác nhau?
Câu 3:(2,0 điểm) Cho vật sáng AB có dạng mũi tên đặt tại vị trí bất kì trước gương phẳng. Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB qua gương phẳng và trình bày cách vẽ?
Câu 4:(2,0 điểm) 
Tần số dao động là gì? Độ cao của âm phụ thuộc như thế nào vào tần số dao động?
Biên độ dao động là gì? Độ to của âm phụ thuộc như thế nào vào biên độ dao động?
Câu 5:(2,0 điểm) 
Hãy so sánh tần số dao động của âm cao và âm thấp; của các nốt nhạc “đồ và rê”?
Bằng kiến thức vật lý hãy giải thích nghĩa đen của câu câu tục ngữ: “Thùng rỗng kêu to”
BÀI LÀM
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS HOÀNG TÂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: VẬT LÍ 7
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TL
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TL
TL
1. Ánh sáng, sự truyền ánh sáng
- nêu được nguồn sáng là gì
Lấy được ví dụ minh họa
-Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế
Số câu hỏi
0,5
0,5
1
Số điểm 
1
1
2
2. Các loại gương
- nêu hai ứng dụng trong thực tế của gương cầu lõm 
-nêu được điểm giống và khác nhau của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm và gương phẳng
-vẽ được ảnh A’B’ của vật sáng AB qua gương phẳng
Số câu hỏi
1
1
2
Số điểm 
2
2
4
3. Âm học
- Nêu được khái niệm tần số dao động, biện độ dao động; sự phụ thuộc của độ cao, độ to của âm vào các yếu tố đó
so sánh tần số dao động của âm cao và âm thấp trong thực tế
giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến độ to của âm
Số câu hỏi
1 
0,5
0,5
2
Số điểm 
2 
1
1
4
TS câu
1,5
1
2
0,5
5
TS điểm -%
3,0
(30%)
2,0
(20%)
4,0
(40%)
1,0
(10%)
10
(100%)
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS HOÀNG TÂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: VẬT LÍ 7
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2,0 điểm)
a. (1,0 điểm):
Nguồn sáng là những vật tự phát ra ánh sáng 
Ví dụ: tóc bóng đèn khi có dòng điện chạy qua, Mặt Trời
0,5 điểm
0,5 điểm
b. (1 điểm):
Việc lắp nhiều đèn trong lớp học đảm bảo :
Đủ độ sáng cần thiết.
Học sinh ngồi học không bị loá khi nhìn lên bảng.
Tránh bóng đen và bóng mờ trên trang giấy do của tay hoặc người có thể tạo ra.
1 điểm 
2
(2,0 điểm)
a. (1,0 điểm):
-Nêu đúng hai ứng dụng trong thực tế của gương cầu lõm (mỗi ứng dụng đúng 0,5 điểm)
1 điểm
b. (1,0 điểm):
Một vật đặt sát gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Ảnh của vật thu được trong 3 trường hợp đó có tính chất 
-Giống nhau: đều là ảnh ảo, cùng chiều với vật, không hứng được trên màn chắn
- Khác nhau:
+ gương phẳng: ảnh có độ lớn bằng vật
+ gương cầu lồi: ảnh nhỏ hơn vật
+ gương cầu lõm: ảnh (ảo) lớn hơn vật
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
3
(2,0 điểm)
Vẽ đúng hình
 Trình bày đúng cách vẽ
1 điểm
1 điểm
4
(2,0 điểm)
a. (1,0 điểm):
Tần số dao động là số dao động trong 1 giây
Tần số dao động của vật lớn thì âm phát ra cao, gọi là âm cao hay âm bổng. ( tần số dao động của vật nhỏ, thì âm phát ra thấp gọi là âm thấp hay âm trầm). 
0,5 điểm
0,5 điểm
b. (1,0 điểm):
Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó. 
biên độ dao động lớn, âm phát ra to (biên độ dao động nhỏ, âm phát ra nhỏ).
0,5 điểm
0,5 điểm
5
(2,0 điểm)
a. (1,0 điểm):
- Tần số dao động của âm cao lớn hơn tần số dao động của âm thấp; 
- Tần số dao động của của nốt nhạc “đồ” nhỏ hơn tần số dao động của nốt nhạc “rê”
0,5 điểm
0,5 điểm
b. (1,0 điểm):
. Nếu gõ vào thùng đặc do cấn các vật trong đó nên thùng dao động yếu ( kêu nhỏ). Khi thùng rỗng: thùng dao động mạnh hơn, mặt khác thùng rỗng còn đóng vai trò như một hộp đàn ( hộp cộng hưởng) là cho tiếng lớn hơn và có sắc thái hơn 
1 điểm

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2016_2017_truo.doc
Giáo án liên quan