Giáo án Vật lý 7 Bài 9- Nguồn âm

1. Mục tiêu

a) Kiến thức

+ HS nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.

+ Nêu được nguồn âm là vật dao động.

b) Kĩ năng

+ HS chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa,

+ HS có kĩ năng thực hành.

+ HS có kĩ năng nghiên cứu khoa học.

c) Thái độ

Nghiêm túc, hợp tác trong nhóm học tập; trung thực trong làm và báo cáo kết quả thí nghiệm; kiên trì (cần mẫn) trong giải quyết vấn đề (nghiên cứu khoa học).

2. Phương pháp dạy học chủ yếu

+ Phương pháp thuyết trình (mục tiêu a.1).

+ Phương pháp dạy học bàn tay nặn bột (mục tiêu a.2, b).

3. Chuẩn bị của GV và HS

a) Đối với GV

+ Trống, âm thoa, búa, cốc nước, ống nghiệm, thước nhựa, đàn guitage (đàn bầu), kèn, còi, chuông, đoạn phim có âm thanh (máy bay, đàn đá, máy cơ giới, tiếng động vật, tiếng chuông, ), con lắc đơn, cát hoặc mạt cưa.

+ Máy chiếu projector, loa, máy vi tính,.

+ Bảng phụ hoặc giấy khổ A1.

b) Đối với HS

+ Dây cao su, cát (hoặc mạt cưa), kèn, còi, thước nhựa.

+ Ghi chú: HS không sử dụng SGK trong quá trình học tập và nghiên cứu (chỉ sử dụng cuối tiết học hoặc cuối 1 hoạt động - nếu cần).

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4261 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 Bài 9- Nguồn âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 9. NguỒn âm
Thiết kế: Ths. Nguyễn Văn Cần 
Ngày dạy: 17/10/2012, tại lớp 7.3, trường THCS Thủy Phương
1. Mục tiêu
a) Kiến thức
+ HS nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
+ Nêu được nguồn âm là vật dao động.
b) Kĩ năng
+ HS chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa,…
+ HS có kĩ năng thực hành.
+ HS có kĩ năng nghiên cứu khoa học.
c) Thái độ
Nghiêm túc, hợp tác trong nhóm học tập; trung thực trong làm và báo cáo kết quả thí nghiệm; kiên trì (cần mẫn) trong giải quyết vấn đề (nghiên cứu khoa học).
2. Phương pháp dạy học chủ yếu
+ Phương pháp thuyết trình (mục tiêu a.1).
+ Phương pháp dạy học bàn tay nặn bột (mục tiêu a.2, b).
3. Chuẩn bị của GV và HS
a) Đối với GV 
+ Trống, âm thoa, búa, cốc nước, ống nghiệm, thước nhựa, đàn guitage (đàn bầu), kèn, còi, chuông, đoạn phim có âm thanh (máy bay, đàn đá, máy cơ giới, tiếng động vật, tiếng chuông,…), con lắc đơn, cát hoặc mạt cưa.
+ Máy chiếu projector, loa, máy vi tính,...
+ Bảng phụ hoặc giấy khổ A1.
b) Đối với HS
+ Dây cao su, cát (hoặc mạt cưa), kèn, còi, thước nhựa.
+ Ghi chú: HS không sử dụng SGK trong quá trình học tập và nghiên cứu (chỉ sử dụng cuối tiết học hoặc cuối 1 hoạt động - nếu cần).
4. Tiến trình bài giảng
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 7 đến 9 HS.
Dt
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS 
1. Tình huống xuất phát (6 min)
2 min
Yêu cầu HS im lặng, lắng nghe tiếng động xung quanh.
Các em nghe được những âm thanh (tiếng động) nào? Nó phát ra từ đâu?
GV ghi nhanh lên bảng những gì HS kể. 
HS im lặng và lắng nghe.
HS luân phiên kể ra những gì (âm thanh) vừa nghe được, phát ra từ đâu.
1
min
GV: Làm thế nào để cho các vật (cho sẵn trên bàn: trống, âm thoa, dây cao su, sáo, còi…) phát ra âm thanh.
HS suy nghĩ, tưởng tượng.
2 min
Yêu cầu HS xem một số đoạn phim có âm thanh của đàn đá, máy bay, một số máy cơ giới,...
GV làm cho các vật thuộc bộ dây, bộ gõ, bộ hơi phát ra âm thanh.
HS xem phim và lắng nghe một số âm thanh của đàn đá, máy bay, một số máy cơ giới,...
HS lắng nghe âm thanh.
1 min
Các vật phát ra âm thanh có điểm gì chung? 
HS ghi câu hỏi tình huống vào vở ghi.
2. Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS (10 min)
2 min
 Hướng dẫn HS làm việc cá nhân để thử trả lời vấn đề vừa đưa ra.
HS làm việc cá nhân (ghi vào vở)
8 min
Hướng dẫn HS làm việc theo nhóm để mỗi nhóm đưa ra 1 đến 2 điểm chung của các vật phát ra âm thanh (nguyên nhân).
Nếu có nhóm HS nhắc đến từ rung, rung rinh nhiều lần, lắc, lắc lư, chuyển động qua lại nhiều lần, GV giúp đỡ HS gọi đúng khái niệm đó là dao động bằng cách dùng con lắc đơn để giải thích.
HS làm việc theo nhóm (1 HS đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận): Chúng đều chuyển động, quay, di chuyển, rung, rung rinh nhiều lần, gõ, đập, lực tác dụng, lắc lư, có điện (dòng điện), có xăng (nhiên liệu), do nó có ống (bầu), có loa,…
Điểm chung: có tiếng động (có âm thanh); chuyển động; rung rinh nhiều lần; dao động,…
3. Đề xuất giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm (15 min)
5 min
Yêu cầu các nhóm thảo luận và thống nhất giả thuyết về điểm chung (nguyên nhân) của các vật phát ra âm thanh.
GV giúp cho HS làm quen các thuật ngữ vật lí quan trọng trong các giả thuyết mà HS đưa ra là:
+ Rung, lắc lư, chuyển động qua lại nhiều lần nghĩa là dao động.
+ Tiếng động, tiếng kêu, tiếng ồn, tiếng ù,… nghĩa là âm thanh.
Một số đề xuất có thể:
H1. Có phải những vật di chuyển (chuyển động) thì phát ra âm thanh?
H2. Những vật đứng yên, phát ra âm?
H3. Những vật có loa phát ra âm thanh?
H4. Liệu những vật có rung (lắc) sẽ phát ra âm thanh?
H5. Vật có rung không phát ra âm ?
H6. Những vật bị tác dụng lực (gõ, đập) đều phát ra âm thanh ?
5 min
GV yêu cầu HS đề xuất phương án thí nghiệm hoặc quan sát nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi mà HS nêu ra bằng cách gợi ý:
+ Theo các em, làm thế nào để kiểm tra xem một vật đứng yên thì phát ra âm thanh?
+ Với 1 chiếc âm thoa, 1 cốc nước, búa, theo các em, làm thế nào để kiểm tra xem một vật (lắc lư, rung rinh nhiều lần) dao động thì phát ra âm thanh?
+ Với 1 chiếc trống, 1 ít mạt cưa, theo các em, làm thế nào để kiểm tra xem một vật (lắc lư, rung rinh nhiều lần) dao động thì phát ra âm thanh?
+ Làm thế nào để kiểm tra bộ phận nào trong loa phát ra âm thanh?
+ Theo các em, làm thế nào để kiểm tra bộ phận nào trong chiếc sáo, kèn phát ra âm thanh? 
Một số đề xuất có thể:
+ Bằng cách quan sát các vật đứng yên (nền nhà, chiếc cặp,…) và lắng nghe.
+ Gãy đàn, quan sát dây đàn và lắng nghe.
+ Dùng cát rải lên mặt trống, gõ nhẹ lên trống, lắng nghe và quan sát.
+ Dùng búa gõ lên thanh sắt chữ U có đuôi (âm thoa), lắng nghe và quan sát.
+ Dùng búa gõ lên âm thoa, sờ tay vào, đặt gần mặt nước, lắng nghe và quan sát.
+ Lấy thước nhựa tì một đầu lên bàn, 1 đầu lấy tay kéo rồi thả ra, lắng nghe và quan sát.
+ Quan sát chiếc loa, quan sát chiếc còi, kèn, đưa tay gần loa, bịt loa, bịt kèn, bịt còi,…
5 min
GV hướng dẫn HS trình bày ý giả thuyết và phương án thí nghiệm của nhóm
Đại diện nhóm HS trình bày giả thuyết và phương án thí nghiệm của nhóm.
4. Tiến hành thí nghiệm, tìm tòi nghiên cứu (7 min)
7 min
GV chuyển các dụng cụ phù hợp với từng nhóm (tương ứng với phương án thí nghiệm HS đề xuất).
Trong quá trình HS làm thí nghiệm, GV đến từng nhóm để giúp đỡ HS khi cần thiết, quan sát nhanh vở thực hành của HS để xem các kết quả thí nghiệm. Đưa ra những gợi ý, hướng dẫn cần thiết để các nhóm đi đúng hướng, (lưu ý, tuyệt đối không làm giúp HS).
+ HS nhận dụng cụ và làm thí nghiệm (đàn guita, trống, thước nhựa,…).
+ HS nghiên cứu các vật không bị đánh, gõ (tác dụng lực từ bên ngoài) nhưng có phát ra âm thanh
+ HS nghiên cứu bộ thổi (kèn, còi, huýt sáo, gà gáy, ve…) vì sao phát ra âm thanh. Có thể sử dụng máy vi tính.
5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức (7 min)
7 min
GV yêu cầu các nhóm HS báo cáo kết quả. Có thể yêu cầu mỗi nhóm ghi kết quả thí nghiệm của nhóm mình vào bảng phụ để treo lên và so sánh.
Nêu các câu hỏi để HS giải thích thêm về kết quả thí nghiệm. Đặc biệt là thảo luận kĩ các vật phát ra âm thanh có chung đặc điểm gì (nguyên nhân)?
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, trả lời câu hỏi của nhóm bạn.
Ghi chép những kết luận về kiến thức sau khi thống nhất chung toàn lớp.
Hoạt động: Vận dụng và dặn dò (5 min)
Yêu cầu HS kể ra một số nguồn âm thường gặp.
Hướng dẫn HS chỉ ra được vật (bộ phận) dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa,…
Về nhà: 
1. Tìm hiểu tại sao khi vỗ tay lại có tiếng kêu ?
2. Tại sao con muỗi, con ve lại kêu được, bộ phận nào phát ra âm thanh?
3. Đọc phần có thể em chưa biết trong SGK trang 30.

File đính kèm:

  • docBai Nguon am Vat li 7.doc
Giáo án liên quan