Giáo án Văn học 9 - Bài 1

1. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được:

1.1. Kiến thức:

 - Biết được một số tác giả văn học tiêu biểu của Yên Bái từ 1975 đến nay.

 - Biết được một số tác phẩm văn học tiêu biểu viết về Yên Bái từ 1975 đến nay.

 - Hiểu nội dung và nghệ thuật của một vài tác phẩm.

1.2. Kĩ năng:

 - Biết cách sưu tầm những thông tin cơ bản về tác giả và tác phẩm văn học.

 - Biết phân tích tác phẩm văn học

1.3.Thái độ: Trân trọng, yêu quý, tích cực tìm hiểu học địa phương.

 

doc14 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Văn học 9 - Bài 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. Trong số đó có cây bút đã trưởng thành, như Nông Quang Khiêm với tập truyện ngắn “Rừng Pha mơ yêu dấu”.
Bài tìm hiểu về văn học Yên Bái từ 1975 đến nay được tiến hành trong thời gian 2 tiết. Tiết 1 tìm hiểu về văn xuôi, tiết 2 tìm hiểu về thơ ca. Do thời gian rất hạn chế và khả năng nhận thức của học sinh trung học cơ sở nên chúng ta không dạy bài khái quát về văn học. Bài học chỉ yêu cầu học sinh biết được tên một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu, tìm hiểu sâu hơn 1 tác phẩm thơ và 1 tác phẩm văn xuôi. Chúng tôi gợi ý lựa chọn đọc – hiểu một đoạn trích trong truyện “ Kỉ vật cuối cùng” của Hà Lâm Kỳ và bài thơ “ Đêm Mường Lò của Vũ Quý”.
2.2. Truyện “Kỉ vật cuối cùng” của Hà Lâm Kỳ 
 Giới thiệu Hoàng Văn Thọ và truyện “Kỉ vật cuối cùng” :
Truyện “Kỉ vật cuối cùng”của nhà văn dân tộc Tày, Hà Lâm Kỳ viết về anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Thọ, Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản năm 1991. Hoàng Văn Thọ, dân tộc Tày, sinh năm 1932 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Thanh Tú, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. 
 Từ tháng 7- 1945 Thọ đã cùng đồng bào Đại Lịch đi phá kho thóc của Nhật - Pháp ở làng Mỵ. Tháng 6 – 1947, quân Pháp ở Sơn La bất ngờ đánh chiếm Ba Khe, lập các đồn Ca Vịnh, Dọc, Kháo, Đồng Bồ bao quanh Đại Lịch. Đồng chí Đào Tiến Lộc( lão thành cách mạng nay đã nghỉ hưu tại thị xã Nghĩa Lộ) quyết định chọn Hoàng Văn Thọ làm liên lạc cho xã bộ Việt Minh, rồi giao cho Thọ chọn người lập đội du kích thiếu niên trung kiên hỗ trợ cho đội du kích võ trang của xã. Đội lúc đầu chỉ có ba người: Hoàng Văn Thọ là đội trưởng và hai đội viên là Hà Văn Tích và Hoàng Hữu Uyển. Đội du kích thiếu niên Đại Lịch dần dần phát triển và hoạt động nổi tiếng ở huyện Văn Chấn lúc bấy giờ.
Ngày 20- 11-1947, lính Pháp từ đồn Đồng Bồ càn vào Đại Lịch. Thọ xin tham gia chiến đấu, được đồng chí Hùng Sơn chủ tịch xã bộ Việt Minh đồng ý, và được đồng chí Hoàng Minh Lưu, đội trưởng du kích võ trang bố trí cho giật mìn ở đỉnh đèo Din. Bọn Pháp đến nơi, Minh Lưu ra lệnh cho Thọ giật mìn, hai quả mìn tự chế nổ tung, du kích cũng xả đạn xuống lòng đường. Một tên Pháp, mấy tên nguỵ chết và bị thương tại chỗ. Hoàng Văn Thọ nhảy ra tháo khẩu xten trên tay thằng Pháp rồi chạy vào ven rừng. Không may băng đạn của tốp lính đi sau làm Thọ loạng choạng ngã xuống. Giặc chặt đầu anh rồi treo lên cây sâng suốt một ngày để phục bắt du kích. Du kích phải chờ đến đêm mới lấy được xác anh đưa về truy điệu và chôn cất.
 Hoàng Văn Thọ được truy tặng Huân chương chiến công hạng ba và Bằng Tổ Quốc ghi công. Ngày 31 tháng 7 năm 1998, Chủ tịch nước đã kí quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Hoàng Văn Thọ - người đội trưởng du kích thiếu niên xã Đại Lịch hi sinh khi vừa 15 tuổi. Anh là liệt sĩ đầu tiên trong số 47 liệt sĩ của xã Đại Lịch hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Xã Đại Lịch - quê hương Hoàng Văn Thọ cũng được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hoàng Văn Thọ hi sinh anh dũng đã gây một tiếng vang lớn đối với tỉnh Yên Bái lúc bấy giờ, các phong trào “Cướp súng giặc giết giặc”, “Giết giặc lập công” được phát động. Ông Trần Đình Khánh, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến tỉnh Yên Bái lúc đó đã trao tặng cờ “Noi gương Hoàng Văn Thọ thi đua giết giặc bảo vệ quê hương” cho xã Đại Lịch.
Tháng 10 năm 1998, tỉnh đoàn Hoàng Liên Sơn(cũ) đã tổ chức cuộc hội thảo về đội du kích thiếu niên xã Đại Lịch. Các đại biểu đều nhất trí coi Hoàng Văn Thọ là “Kim Đồng của Hoàng Liên Sơn”. Tỉnh Đoàn cũng đã lập giải thưởng Hoàng Văn Thọ để trao tặng cho các thiếu nhi của tỉnh đạt thành tích xuất sắc trong học tập và công tác đội. Hiện ở thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn có nhiều trường học và một con đường mang tên Hoàng Văn Thọ
 Hoàng Văn Thọ cũng là đề tài sáng tác của Văn học - Nghệ thuật Yên Bái. Một số tác phẩm đã ra đời như: “Hoàng Văn Thọ cướp súng Tây”- Tranh sơn dầu của Quách Hùng, “Hương cốm mùa thu”- ca kịch của Xuân Nguyên do đoàn nghệ thuật tỉnh dàn dựng dự hội diễn toàn quốc, “Chim ri đá”- kịch của Phạm Tuất và đặc biệt là truyện vừa “Kỉ vật cuối cùng” của Hà Lâm Kỳ, tác phẩm đã được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam và được tái bản nhiều lần.
 Truyện có 10 phần, dài 59 trang. Phần 1 kể về việc Thọ tìm đến lán Gốc Hồng gặp các anh cán bộ Việt Minh xin được tham gia hoạt động cách mạng, Thọ được giao nhiệm vụ làm liên lạc. Các phần 2, 3, 4, 5, 6,7, 8, 9 kể về các việc: Giặc lập đồn Ca Vịnh, đồn Đèo Phà, chúng khám xét, bắt bớ, cướp bóc trắng trợn, mở các trận càn vào Việt Hồng, Chấn Thịnh...Các phần này cũng kể về các hoạt động kháng chiến của xã bộ Việt Minh, của đội du kích vũ trang, đội du kích thiếu niên và nhân dân xã Đại Lịch. Phần 10 của truyện kể về trận đánh đèo Din của đội du kích xã Đại Lịch nhằm ngăn chặn trận càn của giặc vào chiến khu Vần. Trong trận đánh này Thọ đã xin được tham gia chiến đấu, anh được giao nhiệm vụ giật mìn. Thọ đã bình tĩnh giật mìn tiêu diệt lũ giặc và dũng cảm chạy ra cướp súng của tên giặc bị thương. Nhưng một loạt đạn của giặc đã bắn trúng anh. Hoàng Văn Thọ đã hy sinh anh dũng khi chưa tròn 16 tuổi. Chiếc áo chàm Thọ mới mặc một lần, trước khi tham gia trận đánh đèo Din, Thọ đã nhờ Thậm đưa cho Thảo - người bạn gái thân yêu, cũng là người mà bố mẹ định hỏi cho Thọ - nhờ Thảo thùa thêm cái khuy áo ở cổ đã trở thành kỉ vật cuối cùng của anh với Thảo.
Truyện “Kỉ vật cuối cùng” được viết bằng lối viết dung dị theo lối kể chuỵên truyền thống. 
 Kỉ vật cuối cùng
	 Phần 10
Đội du kích võ trang được mật báo có một trung đội địch do một viên quan Pháp chỉ huy từ đồn Bồ(1) kéo ra đồn Dọc(2) phối hợp với bọn nguỵ ở đồn này mở trận càn vào chiến khu Vần(3). Xã bộ Việt Minh(4) giao nhiệm vụ cho du kích phải chặn đứng cuộc càn này ngay từ phút đầu. Hai tổ du kích võ trang do Hoàng Minh chỉ huy đã xây dựng xong phương án đánh địch.
	Buổi họp đặc biệt của ban chỉ huy ở Gò Bằng(5) hôm đó chỉ có hai đội viên thiếu nhi được biết: Thọ làm giao thông và Chinh(6) canh gác. Chập tối, mọi người ra về, Thọ và Chinh giữ tay anh Hùng(7) nì nèo:
	 - Anh đồng ý đi, anh Hùng?
	 - Không đâu, đánh nhau là việc của người lớn. Các chú còn bé, cứ lo học đã.
	 - Nhưng còn chúng nó, học cũng chẳng nổi đâu. Em bỏ học rồi, em đi du kích đấy.
	 Anh Hùng nhìn Chinh. Chinh vốn cao to, ít nói, nhưng đã nói là chắc như việc mình làm. Người lãnh đạo xã bộ kẽ gật đầu. Còn Thọ, anh dứt khoát từ chối.
	Chinh rẽ lá rừng lao đi, dưới chân dốc, dáng anh Hoàng Minh(8) thấp thoáng, vội vàng.
	Thọ thấy buồn, bước theo sau người chỉ huy cao nhất của xã bộ. Bây giờ theo lệnh anh Hùng, Thọ không được phép rời anh một bước. Hai anh em nằm lại lán Điều Cuồng. Ban chỉ huy trận đánh đặt ở đây.
	Tin cho biết địch thay đổỉ thời điểm hành quân, chậm hơn trước hai giờ. Chậm hơn thì ta càng đủ thời gian chôn mìn. Ban chỉ huy quyết định sử dụng mìn. Đây là lần đầu du kích dùng mìn phục kích địch.
	 Thọ mừng rơn khi được anh Hùng giao nhiệm vụ mang chỉ thị của ban chỉ huy đến đội du kích. Quàng túi gạo rang vào người, chào các anh,rồi lấy vội chiếc nỏ và ống tên chui ra khỏi lán. Nhưng nghĩ thế nào Thọ lại đứng tần ngần một giây. Hình như muốn nói điều gì với anh Vảng(9)? Nhưng rồi Thọ bước nhanh về phía trước. Nhìn Thọ, anh Vảng không đành lòng. Anh bước nhanh theo người đội trưởng thiếu nhi cứu quốc, khẽ sửa lại chiếc mũ ca lô trên đầu Thọ.
	Qua ánh trăng, hai anh em nhìn nhau. Thọ phải hít thở thật dài để lấy lại bình tĩnh rồi kẽ nói:
	 - Nếu sáng mai không thấy em về thì anh nói với anh Hùng là em ở lại chiến đấu- Thọ dừng lại- Nhưng anh đừng cho anh ấy biết trước nhé!
	 Không đợi anh Vảng trả lời, Thọ đã chạy vụt đi…
Bọn giặc nghênh ngang đi qua đồng lúa Đại Lịch, vừa đi vừa chỉ trỏ. Tên Pháp chỉ huy ép bọn lính hành quân từ gà gáy. Trời đã hửng sáng, chúng nó có phần yên tâm hơn.
	Ngồi trong búi nứa dại, Thọ quan sát từng tên giặc đang mệt mỏi vượt dốc. Bốn năm tên đi đầu là lính lệ, lính khố đỏ, rồi đến hai thằng Tây mặt đầy lông đầu đội mũ sắt, áo cộc tay, quần ngắn đến gối, mỗi đứa ôm ngang lưng một khẩu súng tiểu liên, sau chúng là một đám lúc nhúc lính nguỵ và lính áo the đội khăn xếp. Thọ bỗng nhớ đến Lồng(10). Lồng ơi, giá có mày ở đây, mày sẽ nhận mặt những thằng nào đã đánh mày ở đồn Đồng Bồ, mày sẽ được thẳng tay quật lại chúng.
	Lũ giặc vẫn quanh co ngược đèo Din(11) dưới chân núi Báng(12). Ôi ngọn núi quê hương, Thọ sinh ra và lớn lên ở đất này, những nếp nhà sàn lấp ló dưới bóng cây vải, cây ngoã, mùa quả chín chim ở đâu bay về suốt ngày kêu “ Pò ơi”, “Pò ơi” rộn rã. Rồi vườn bông, rồi vườn chàm. Tay mẹ có lúc nào nhẵn nhụi đâu. Ngày đi cấy, đi xe bông, tối lại về bên khung dệt, lại nhuộm vải. Tay mẹ ram rám bởi nước bùn và nước nhuộm chàm đặc dính. ở đây đã bao lần bọn trẻ, tuổi mười hai, mười ba ham đánh trận giả để trâu ăn lúa của lão chủ Hoánh làng Dọc, bị con lão đuổi, chạy đến tận chân đèo Din.
	Thọ liếc nhìn anh Minh. Anh lặng lẽ vít cành lá, theo dõi địch. Anh là người sẽ ra lệnh cho Thọ giật mìn. Ưu tiên lắm Thọ mới được người chỉ huy đội du kích giao cho công việc này. ở mỏm đồi bên kia, mấy anh du kích vẫn im lìm chờ đợi. Mẹ ơi, Thậm ơi! Giá mà lúc này có mẹ và cái Thậm(13), con sẽ hôn lên lên má mẹ và em gái để mẹ đừng bảo rằng con chỉ là thằng bé chăn trâu. ờ, Thọ khẽ mỉm cười như đang theo đuổi ý nghĩ vô duyên của mình. Còn Thảo nữa, không biết Thậm đã đưa áo cho Thảo(14) chưa? Thảo thùa nốt chiếc khuy trên cổ áo chưa? Nhớ Thảo, thương hai con mắt của Thảo quá.
	 - Thọ, nghĩ gì thế, nó đến nơi rồi kia kìa.
	Thọ giật mình sau cái huých tay và câu nói rất khẽ của anh Minh.
	 - Bình tĩnh nhá, bình tĩnh đấy.
	Thọ cảm thấy có cái gì hầm hập ở trong ngực, tay giữ dây mìn, tay nới chiếc khuy áo cho dễ thở hơn.
	 Một thằng, hai thằng lính đã bước qua quả mìn vùi dưới đất mà sao anh Minh vẫn không ra lệnh?
	 Lại hai thằng lính nữa bước tới.
	 - Anh Minh ơi!
	 - Suỵt!
	Kìa, thằng Tây(15), thằng Tây đang ưỡn ngực nhìn rừng, cái mũi lõ quăm quăm, lông mày rậm như con bọ rọm nương. Gần quá rồi, Thọ có cảm giác chỉ cần rẽ mấy cành lá dong che tr

File đính kèm:

  • docBAI 1.doc