Giáo án Văn 8 -Tuần 2

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :

 - Có được những kiến thức sơ giảng về thể văn hồi kí .

 - Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng :thấm đượm chất trử tình , lời văn chân thành , dạt dào cảm xúc .

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG , THÁI ĐỘ :

 1. Kiến thức :

 - Khái niện thể hồi kí .

 - Cốt truyện , nhân vật , sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ .

 - Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật .

 - Ý nghĩa giáo dục : những thành kiến cổ hủ , nhỏ nhen , độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng thiêng liêng .

 2. Kĩ năng :

 - Bước đầu biết đọc- hiểu văn bản hồi kí .

 - Vận vụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm .

3. Thái độ :

 - Giúp học sinh có thái độ biết trân trọng những tình cảm tốt đẹp của gia đình .

 - Đồng thời thể hiện thái độ bất bình trước những điều đi ngược lại với đạo lí .

 

doc10 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Văn 8 -Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần 2 
* Câu hỏi thảo luận:Bé Hồng có tuổi thơ bất hạnh,mất cha, xa mẹ. Niềm vui ấy đã đến.em hãy tìm và phân tích tâm trạng bé Hồng khi gặp mẹ.
(?) Khi thoáng thấy người giống mẹ mình thì chú bé Hồng đã làm gì ? 
(?) Tiếng gọi rối rít thể hiện điều gì? 
(?) Khi nghĩ rằng người trong xe không phải là mẹ mình thì điều gì sẽ sảy ra? Ở đây tác giả dùng nghệ thuật gì?
- Hạnh phúc quá khi người trong xe là mẹ em.Chiếc xe chậm lại, người dàn bà vẫy nón……và tâm trạng của bé Hồng ra sao? Tác giả thành công ở đoạn này là gì? Qua đó tác giả bộc lọ rõ cảm xúc gì?
(?) Khi dược mẹ ôm gọn trong lòng thì bé Hồng có những cảm giác gì?Hãy tìm và phân tích các chi tiết diễn tả tâm trạng cảm xúc đó?
(?) Sự sung sướng ngây ngất khi ngồi trong lòng mẹ được thể hiện rõ nhất ở chi tiết nào?
 (Nỗi khát khao gặp mẹ thường trực trong tâm hồn bé Hồng. Vì vậy khi thoáng thấy người giống mẹ thì cậu rối rít gọi. Tiếng gọi tha thiết đã nến chặt bấy lâu nay thốt ra thạt thieng liêng xúc động.Người mẹ khốn khổ ấy rất thương con,bà đã đem về cho con thơ một thế giới đầy tình thương và niềm tin cậy. Niềm tin tưởng tự hào về người mẹ đã được đền đáp.Một niềm hạnh phúc giản dị mà thiêng liêng quá)
(?) Qua phân tích em có nhận xét gì về cách kể chuyện, cách xây dựng? Giọng văn?
(?) Với những NT ấy đoạn trích đã làm nổi bật được điều gì?
* HS thảo luận để rút ra ghi nhớ
 Cách kể chuyện chân thực,giọng kể cảm xúc,cốt truyện giản dị, gần gũi…….Đoạn trích đã làm nổi bật những cay đắng, tủi cực cũng như tình yêu thương cháy bỏng của chú bé Hồng vó mẹ
Hoạt động3:Hướng dẫn tự học
I.GIỚI THIỆU CHUNG :
1.Tác giả:(sgk)
2.Tác phẩm :
a.Xuất xứ:
“Trong lònng mẹ” trích trong tập: “Những ngày thơ ấu” (1938) .Tác phẩm gồm 9 chương, "Trong lòng mẹ" nằm trong chương 4 
b.Thể loại: Hồi kí
 - Hồi kí là một thể của kí, ở đó người viết kể lại những chuyện, những điều chính mình đã trải qua, đã chứng kiến.
II, ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1, Đọc - hiểu từ khó : sgk
2. Tìm hiểu văn bản :
a. Bố cuc : 2 phần
b. Phân tích 
b.1 Cuộc đối thoại giữa bà cô và bé Hồng
* Nhân vật bà cô
+.Vẻ mặt:Tươi cười nhưng rất kịch,mắt long lanh,nhìn chằm chặp.
->Bản chất giả dối,độc ác
+Giọng nói:hai tiếng "phát tài" và "em bé"cố kéo dài thật ngọt.
->Xăm xoi,ác ý,độc địa
+Cử chỉ:Hỏi luôn,vỗ vai,đổi giọng, nghiêm nghị,tỏ sự ngậm ngùi, thương xót
->Kể tả,khéo léo
=>Người đàn bà lạnh lùng nhâm hiểm, đại diện cho hình ảnh xã hội thực dân phong kiến tàn ác giả nhân giả nghĩa,cổ hủ lạc hậu
b. Nhân vật chú bé Hồng:
* Hoàn cảnh
- Mồ côi cha
- Mẹ do nghèo túng phải bỏ con để đi tha hương cầu thực.
- Sống với họ hành bên nội bị khinh khi,ghẻ lạnh
-> Cô độc không được yêu thương , còn bị hắt hủi , khao khát tình yêu thương của mẹ
* Tâm trạng bé Hồng khi trò chuyện với người cô..
- Lúc đầu toan trả lời->cúi đầu không đáp->sau thì cười không đáp
- Kìm nén không nói thực lòng
-> Nhận ra tâm địa của bà cô
- Lòng thắt lại,khóe mắt cay cay
- Nước mắt ròng ròng rớt xuống
- Cười dài trong tiếng khóc
- Cổ nghẹ ứ không khóc ra tiếng
-> đau đớn, hờn tủi căm tức và thương mẹ
- "Giá những cổ tục …….thì vồ lấy mà cắn,mà nhai,mà nghiến cho kì nát vụn….."
-> nhịp văn gấp, so sánh liên tiếp, dồn dập,động từ mạnh. Miêu tả tâm lí tài tình
=>Yêu thương,kính trọng mẹ.Thông cảm sâu sắc với nỗi đau của mẹ.Căm thù những hủ tục phong kiến đã đày đọa mẹ.
b3. Cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con.
*Khi gặp mẹ
-Thấy người giống mẹ->gọi rối rít
- Tiếng gọi: Mợ ơi! Mợ ơi!Mợ ơi !…đầy nỗi nhớ và vui mừng
- Thở hồng hộc
-Trán đẫm mồ hôi
- Chân ríu lại
- Òa khóc khi mẹ xoa đầu
->Miêu tả tâm lý nhân vật tài tình
=>Xúc đông vui sướng đến nghẹ nghào
* khi ngồi trong lòng mẹ
-Đầu ngả vao tay mẹ
-Cảm giác ấm áp,mơn man,êm dịu
-Hơi thở từ khuôn mặt ăn trầu
-> thơm tho lạ thường -> cảm giác êm dịu. Sự ngất ngây trong tình mẫu tử giúp bé Hồng quên hết mọi thứ.
-> Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm trực tiếp => Bé Hồng là người hết lòng yêu thương và kính trọng 
mẹ, người mẹ không thể thiếu được trong cuộc sống .
3, Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
b.Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản:
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Đọc một vài đoạn văn ngắn trong đoạn trích trong lòng mẹ , hiểu tác dụng của một vài chi tiết miêu tảva2 biểu cảm trong đoạn văn đó .
- Ghi lại một trong những kỉ niệm của bản thân với người thân. 
- Soạn bài “ trường từ vựng)
E.RÚT KINH NGHIỆM.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần:02	 NS: 26/08/2014
Tiết PPCT: 07	 ND: 29/08/2014
Tiếng Việt: TRƯỜNG TỪ VỰNG
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
 - Hiểu được thế nào là trường từ vựng và xác lập được một số trường từ vựng gần gũi .
 - Biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt .
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG , THÁI ĐỘ :
1. Kiến thức : 
 - Khái niện trường từ vựng .
2. Kĩ năng :
 - Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng .
 - Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc hiểu tạo lập văn bản .
3.Thái độ :
 - Lắng nghe chăm chỉ phát biểu, nghiêm túc trong giờ học
C. PHƯƠNG PHÁP :
 - Vấn đáp , nêu và giải quyết vấn đề ,hoạt động nhóm ... 
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định lớp
Lớp:8a1 :Vắng:…………
Phép:…......................., Không phép:……..................................
 2.Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp ? Cho ví dụ minh hoạ .
 3.Bài mới : GV giới thiệu bài
 Ở lớp 7, các em đã học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa . Bây giờ em nào có thể nhắc lại một số ví dụ về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa ? ( Máy bay – phi cơ , đèn biển – hải đăng , trắng – đen ). Em có nhận xét gì về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong hai nhóm trên ? Các từ bình đẳng về mặt ngữ nghĩa cụ thể: các từ đồng nghĩa trong nhóm có thể thay thế có thể thay thế cho nhau được còn các từ trái nghĩa trong nhóm có thể loại trừ nhau khi lựạ chọn để đặt câu . Từ nhận xét đó hoàn toàn đúng. Hôm nay , chúng ta học bài mới: Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung
- Gv: Gọi hs đọc đoạn văn trong sgk 
 (?) Các từ in đậm dùng để chỉ đối tượng là người , động vật hay sự vật ? Tại sao em biết được điều đó ? (chỉ người, biết được điều đó vì các từ đó đều nằm trong câu văn cụ thể, có ý nghĩa xác định )
(?) Nét nghĩa chung của nhóm từ trên là gì ?
- HS: Phát hiện, trả lời cá nhân.
- GV: Chốt ( Chỉ bộ phận cơ thể người )
(?) Nếu tập hợp các từ in đậm ấy thành một nhóm từ thì chúng ta có một trường từ vựng . Vậy theo em Trường từ vựng là gì ? 
- HS: Dựa vào ghi nhớ sgk trả lời.( Ghi nhớ sgk)
* Bài tập nhanh :
- Cho các từ sau : Cao, thấp, lùn, lòng khòng , lêu khêu, gầy, béo, xác ve, bị thịt, cá rô đực …
- Nếu dùng nhóm từ trên để miêu tả người thì Trường từ vựng của nhóm từ là gì ?
* Những điều cần lưu ý
- GV: Yêu cầu HS đọc phần 2 trong sgk
*Thảo luận nhóm
(?) Trường từ vựng mắt bao gồm những trường từ vựng nhỏ nào ? cho vd? 
- HS: Thảo luận, trình bày nhận xét.
- Gv: Chốt, ghi bảng
(?) Trong một trường từ vựng có thể tập hợp những từ có từ loại khác nhau không ? Tại sao?
- HS: Suy nghĩ trả lời.
(?) Do hiện tượng nhiều nghĩa , một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau không ? Cho vd 
- HS: Phát hiện, trả lời cá nhân.
- GV: Chốt, ghi bảng.
(?) Tác dụng của cách chuyển trường từ vựng trong thơ văn và trong cuộc sống hàng ngày ? Cho vd 
- HS: Từ trường từ vựng về người chuyển sang trường từ vựng về động vật :
 - Suy nghĩ của con người : Tưởng , ngỡ , nghĩ …
 - Hành động của con nguời: Mừng , vui , buồn
 - Các xưng hô của con người: Cô , cậu , tớ..
 * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn Hs Luyện tập 
 1. Bài tập 1 : SGK /23
- Gv : Cho hs đọc đề bài
- Hs: Thảo luận nhóm, trình bày, nhận xét.
- Gv: Chốt sửa sai
2. Bài tập 2 : SGK /23
- Gv : Cho hs đọc đề bài
- Hs: Học sinh làm nhanh, đứng dậy trả lời .
- Gv: Chốt sửa sai
3. Bài tập 3 : SGK /23
- Gv : Cho hs đọc đề bài
- Hs: Thảo luận nhóm, trình bày, nhận xét.
- Gv: Chốt sửa sai
4. Bài tập 4 : SGK /23
- Gv : Cho hs đọc đề bài
- Hs: Thi tìm nhanh .
- Gv: Chốt sửa sai, chấm điểm 2 học sinh làm nhanh nhất . 
* HOẠT ĐỘNG 3:Hướng dẫn tự học
- GV: Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập.
- HS: Làm theo hướng dẫn
I. TÌM HIỂU CHUNG: 
1. Thế nào là trường từ vựng ?
a. XétVD: Vd 1/21 
 - Mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay 
-> Nét chung về nghĩa: Đều chỉ bộ phận trên cơ thể con người. => trường từ vựng 
b. kết luận: Ghi nhớ Sgk/21
2. Những điều cần lưu ý:
 a. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
 - Các từ trong các trường: 
 + Bộ phận của mắt : lòng đen, lòng trắng, lông mày, lông mi…….
 + Đặc điểm của mắt: Đờ đẫn, sắc, lờ đờ, tinh anh…….. 
 + Cảm giác của mắt : Hoa, cộm, chói, quáng...
+ Bệnh về mắt: Qúang gà, thong manh, cận thị ,viễn thị………
+ Hoạt động của mắt : Nhìn trông, thâý, liếc , nhòm
 b. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
+ Từ loại :
 - Các danh từ như: con ngươi, lông my, 
 - Các động từ như: nhìn trông, v.v..., 
 - Các tính từ như: lờ đờ ,''toét, v.v..
c. Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau
- Trường mùi vị: Ngọt, cay , đắng, chát, thơm 
- Trường âm thanh : Ngọt, the thé, êm dịu, chối tai 
- Trường thời tiết : Hanh , ẩm 
d. Tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ (phép nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, v.v.. ) 
II. LUYỆN TẬP :
1. Bài tập 1 : SGK /23 : Tìm các trường từ vựng: Tôi, thầy tôi, mẹ, cô tôi, anh em tôi 
2. Bài tập 2 : SGK /23 : Đặt tên trường từ vựng 
- Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản 
- Dụng cụ để đựng 
- Hoạt động của chân 
- Trạng thái tâm lí 
- Tính cách 
- Dụng cụ để viết 
3. Bài tập 3 : SGK /23
- Trường từ vựng thái độ 
4. Bài tập 4 : SGK /23
- Khứu giác : Mũi, thơ, điếc, thính 
- Thính giác: Tai, nghe, điếc, rõ, thính 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ:
- Học phần ghi nhớ
- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng đã học viết một đoạn văn sử dụng ít nhất 5 trườ

File đính kèm:

  • doctuan 2 van 8.doc