Giáo án tự chọn Ngữ Văn 9 - Chuyên đề 1: Phần Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại
I.Lí thuyết :
H.Các phương châm hội thoại đã học ?Nội dung của từng phương châm?
- Phương châm về lượng: Cần nói cho đúng nội dung , đúng yêu cầu giao tiếp , không thiếu không thừa.
- Phương châm về chất: Không nói những điều mà mình không tin hay không có bằng chứng xác thực.
- Phương châm quan hệ: Cần nói đùng vào đề tài giao tiếp , tránh nói lạc đề .
- Phương châm cách thức: Cần nói ngắn gọn , rành mạch tránh cách nói mơ hồ.
- Phương châm lịch sự: Cần nói tế nhị , khiêm tốn và tôn trọng người khác.
H.Nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm phương châm hội thoại ?
- 3 nguyên nhân: +Do người nói vô ý , vụng về , thiếu văn hoá giao tiếp.
+ Do ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
+Người nói muốn gây sự chú ý , để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
II.Bài tập vận dung:
1.Trong các câu sau đây , câu nào không tuân thủ phương châm hội thoại?Không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
A.Cô giáo nhìn em bằng đôi mắt.->Phương châm về lượng.
B.Tôi nhìn thấy một con lợn to bằng con trâu.->Ph.châm về chất.
C.Bị dị tật ở tay từ nhỏ ,bạn tôi phải tập viết bàng chân.
D.Bạn ấy đá bóng chỉ bằng chân ->PC về lượng
E.ăn nhiều rau xanh sẽ đều chữa được bệnh ung thư->PC về chất.
2,a,Có 2 vị chưa quen nhau nhưng cùng gặp nhau ở một hội nghị .để làm quen một vị hỏi:
- Bây giờ anh làm việc ở đâu?
Vị kia trả lời:
- Bây giờ tôi đang làm việc ở đây!
b, Người con đang học môn địa lí hỏi bố:
- Bố ơi!Ngọn núi nào cao nhất thế giới hả bố ?
Người bố đang mài đọc báo trả lời:
- Núi nào mà không nhìn thấy ngọn núi ấy là cao nhất.
H.Trong hai ví dụ trên lời nói nào đã vi phạm phương châm hội thoại?Vì sao?
*Đáp án: a.Bây gìơ tôi đang làm việc ở đây ->vi phạm phương châm về lượng (thiếu nội dung thông tin mà người hỏi muốn biết)
b.Người bố vi phạm phương châm quan hệ
-Lạc đề: +Người con hỏi tên ngọn núi cao nhất thế giới.
+Người bố hiểu: Thế nào là ngọn núi cao nhất thế giới.
Giáo án tự chọn văn 9 Năm học 2014-2015 GIÁO ÁN TỰ CHỌN NGỮ VĂN 9 Chuyên đề 1 Phần Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại. I.Lí thuyết : H.Các phương châm hội thoại đã học ?Nội dung của từng phương châm? - Phương châm về lượng: Cần nói cho đúng nội dung , đúng yêu cầu giao tiếp , không thiếu không thừa. - Phương châm về chất: Không nói những điều mà mình không tin hay không có bằng chứng xác thực. - Phương châm quan hệ: Cần nói đùng vào đề tài giao tiếp , tránh nói lạc đề . - Phương châm cách thức: Cần nói ngắn gọn , rành mạch tránh cách nói mơ hồ. - Phương châm lịch sự: Cần nói tế nhị , khiêm tốn và tôn trọng người khác. H.Nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm phương châm hội thoại ? - 3 nguyên nhân: +Do người nói vô ý , vụng về , thiếu văn hoá giao tiếp. + Do ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. +Người nói muốn gây sự chú ý , để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. II.Bài tập vận dung: 1.Trong các câu sau đây , câu nào không tuân thủ phương châm hội thoại?Không tuân thủ phương châm hội thoại nào? A.Cô giáo nhìn em bằng đôi mắt.->Phương châm về lượng. B.Tôi nhìn thấy một con lợn to bằng con trâu.->Ph.châm về chất. C.Bị dị tật ở tay từ nhỏ ,bạn tôi phải tập viết bàng chân. D.Bạn ấy đá bóng chỉ bằng chân ->PC về lượng E.ăn nhiều rau xanh sẽ đều chữa được bệnh ung thư->PC về chất. 2,a,Có 2 vị chưa quen nhau nhưng cùng gặp nhau ở một hội nghị .để làm quen một vị hỏi: - Bây giờ anh làm việc ở đâu? Vị kia trả lời: Bây giờ tôi đang làm việc ở đây! b, Người con đang học môn địa lí hỏi bố: - Bố ơi!Ngọn núi nào cao nhất thế giới hả bố ? Người bố đang mài đọc báo trả lời: Núi nào mà không nhìn thấy ngọn núi ấy là cao nhất. H.Trong hai ví dụ trên lời nói nào đã vi phạm phương châm hội thoại?Vì sao? *Đáp án: a.Bây gìơ tôi đang làm việc ở đây ->vi phạm phương châm về lượng (thiếu nội dung thông tin mà người hỏi muốn biết) b.Người bố vi phạm phương châm quan hệ -Lạc đề: +Người con hỏi tên ngọn núi cao nhất thế giới. +Người bố hiểu: Thế nào là ngọn núi cao nhất thế giới. 3,Cho truyện cười sau: Có anh chàng phàm ăn tục uống ,hễ ngồi vào mâm là gắp lấy gắp để ,chẳng ngẩng mặt nhìn ai ,cũng chẳng muốn chuyện trò gì.Một lần đi ăn cỗ ở nhà nọ , có ông khách thấy ông ta ăn uống lỗ mãng quá bèn lân la hỏi chuyện .Ông khách hỏi: -Chẳng hay anh người đâu ta? Anh chàng đây : Đây. Rồi cắm cúi ăn. Thế ông được mấy cậu rồi? - Mỗi . Nói xong lại gắp lia lịa . Ông khách hỏi tiếp: Các cụ thân sinh ra ông chắc còn cả chứ? Anh chàng vẫn không ngẩng lên bảo: Tiệt. a,Câu trả lời của anh chàng nọ thuộc kiểu câu nào? A.Câu đặc biệt. B.Câu rút gọn. C.Câu đơn hai thành phần. b,Các câu trả lời của anh chàng tham ăn không tuân thủ phương châm hội thoại nào? A.Phương châm quan hệ. B.Phương châm cách thức. C.Phương châm lịch sự. C,Theo em trong mọi trường hợp đều có thể rút gọn câu được không ?Vì sao? (Gợi ý:Không phải mọi trường hợp đều có thể rút gọn câu .Trong hoàn cảnh cho phép một số trường hợp có thể rút gọn câu tuy nhiên phải tuỳ thuộc vào đối tượng giao tiếp , hoàn cảnh và điều kiện giao tiếp (Lấy ví dụ về truyện cười: "Cháy") 4, Cho truyện cười sau: Lính huyện đi tuần đêm, bắt được đám đánh tổ tôm .Sáng hôm sau đem lại công đường để tâng công Quan chưa biết việc gì ,cứ bảo nọc ra đánh .Lính cầm roi hỏi: - Bẩm, đánh bao nhiêu ạ? Quan đang dở ngủ ,dở thức mơ màng đến quân bài đánh cho cụ thượng lúc gà gáy bảo: Đánh quân ngũ sách. a,Trong truyện cười trên đã có phương châm hội thoại nào bị vi phạm? b,Trong trường hợp trên nếu tuân thủ phương châm hội thoại thì viên quan cần trả lời lính huyện như thế nào? Hãy viết lại câu đó? C,Chọn câu thành ngữ nào để nhận xét về trường hợp hội thoại trên ? A.ông nói gà bà nói vịt. B.Nói nhăng nói cuội. C.Nói nhảm nói nhí. D.Ba hoa xích tốc. 5.Câu tục ngữ:"Biết thì thưa thốt ,biết thì dựa cột mà nghe" a,Khuyên ta tuân thủ phương châm hội thoại nào? A.Phương châm về lượng. B.Phương châm về chất. C.Phương châm quan hệ . D.Phương châm cách thức. E.Phương châm lịch sự. b,Hãy giải thích câu tục ngữ trên : (Biết gì nói đấy ,không biết thì nghe người khác nói và tiếp nhận , không được bịa đặt huyên thuyên) Bài 6 +7: Hoạt động nhóm - Nhóm 1: (tổ 1+2)Hãy viết một đoạn hội thoại ngắn có dùng một trong các cụm từ: như tôi được biết,hình như... - Nhóm 2: (tổ 3+4)Hãy viết một đoạn hội thoại có dùng các cụm từ: như tôi đã trình bày, như chúng ta đã biết... GV: Gọi mỗi nhóm 2 hs trình bày . - Nhận xét. - GV : Giao bài tập về nhà cho hs. Ngày dạy: 14/9/11. Gv :Gọi hs lên bảng chữa bài về nhà. - Chữa. 1,Câu thành ngữ nào sau đây diễn đạt cách nói của lão hạc trong câu:"thế nào rồi cũng xong" A.Nói úp úp mở mở. B.Điều ong tiếng ve. C.Nói nửa kín nửa hở. D.Đánh trống lảng. 2,Nói như lão Hạc là vi phạm PCHT nào? A.Phương châm về lượng B.Phương châm về chất. C.Phương châm quan hệ. D.Phương châm cách thức. 3,Lão Hạc có biết mình trả lời như thế là vi phạm phương châm hội thoại không? A.Có. B. Không . 4,Lão Hạc trả lời như thế nhằm tuân thủ phương châm HT nào? A.PC về chất. B.PC quan hệ C.PC về chất. D.PC cách thức.
File đính kèm:
- Bai 1 Cac phuong cham hoi thoai.doc