Giáo án thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện môn Mỹ thuật Lớp 2 - Nguyễn Văn Phương

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung đề tài Mẹ hoặc Cô giáo.

- Vẽ được tranh về mẹ hoặc cô giáo và tô màu theo ý thích.

- Có thái độ yêu quý, kính trọng, biết ơn mẹ và cô giáo.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện môn Mỹ thuật Lớp 2 - Nguyễn Văn Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện
Môn: Mĩ thuật - lớp 2
Bài 23: Vẽ tranh đề tài mẹ hoặc cô giáo
 Người dạy: Nguyễn Văn Phương
 Trường Tiểu học Quang Minh
I. mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung đề tài Mẹ hoặc Cô giáo.
- Vẽ được tranh về mẹ hoặc cô giáo và tô màu theo ý thích.
- Có thái độ yêu quý, kính trọng, biết ơn mẹ và cô giáo.
II. đồ dùng dạy học:
- GV: Sưu tầm tư liệu một số tranh ảnh về mẹ và cô giáo; máy chiếu, giấy rôky, bột màu, bút vẽ, giá vẽ.
- HS: Giấy vẽ, màu vẽ, chì, tẩy.
III. hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức (1’) 
2. Kiểm tra: (1’)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của HS.
3. Bài mới: (32-33’)
3.1. GV giới thiệu bài mới: (1’)
- GV ghi đầu bài lên bảng 
3.2. Tiến trình bài dạy: (32’)
* Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài (3-4’)
- GV gợi ý để học sinh kể về mẹ hoặc cụ giỏo
 (Khuôn mặt, làn da, mái tóc, kiểu dáng quần áo mà mẹ hoặc cô thường mặc?...) 
- Trình chiếu 2 tranh vẽ về cô giáo và mẹ rồi hỏi:
+ Bức tranh thứ nhất vẽ về ai ? (tranh vẽ cô)
+ Hình ảnh, màu sắc trong tranh được vẽ thế nào?
+ Còn bức tranh thứ 2 vẽ về nội dung gì? (tranh vẽ mẹ)
+ Hình ảnh, màu sắc của tranh ra sao?
=> GV: Cả hai bức tranh đều đẹp và có ý nghĩa. 
(?) Vậy vẽ tranh đề tài về Mẹ hoặc Cô giáo, chúng mình có thể vẽ về những nội dung nào? 
=> GV: Để nắm được các bước vẽ của bài, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu cách vẽ nhé !
* Hoạt động 2: Cách vẽ (4-5’)
- Các em đã được học các bài vẽ tranh đề tài rồi, vậy 1 em hãy nhắc lại giúp thầy các bước vẽ tranh đề tài?
- Trình chiếu và chốt lại các bước vẽ tranh đề tài
- Trình chiếu 4 tranh, hỏi về sắp xếp bố cục tranh:
+ Bức tranh nào có hình vẽ cân đối?
+ Còn những bức tranh khác thì sao?
=> KL: Để có một bố cục tranh đẹp, trước tiên ta phải vẽ hình ảnh chính cân đối, phù hợp với kích thước khổ giấy.
Và để hình dung cụ thể hơn về cách vẽ, sau đây thầy giáo xin được vẽ trực tiếp. Xin mời các em cùng quan sát !
- GV vẽ minh họa trực tiếp 
- Gọi HS nhắc lại các bước vẽ.
- Trình chiếu một số tranh thiếu nhi để HS tham khảo.
* Hoạt động 3: Thực hành (18-19’) 
- GV nêu yêu cầu của bài thực hành?
- Em dự định sẽ vẽ về ai ? (Vẽ mẹ hay cô giáo? Vẽ chân dung hay vẽ đang làm việc?)
- Cho HS thực hành vẽ - GV bao quát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4 - 5’) 
- Chọn 5 bài vẽ của HS ghim lên bảng, cho HS nhận xét: 
+ Các bạn vẽ có đúng chủ đề không?
+ Bố cục, hình ảnh được vẽ như thế nào?
+ Màu sắc các bạn sử dụng ra sao?
+ Em thích bức tranh của bạn nào nhất?
- GV nhận xét, đánh giá phần vẽ của học sinh
4. Củng cố, Dặn dò: (1-2’) 
(?) Tiết Mĩ thuật hôm nay chúng ta được học bài gì ?
- GV nói về bổn phận của HS đối với mẹ và cô giáo.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị trước bài 24: Vẽ con vật.
- Các tổ trưởng báo cáo sự chuẩn bị của các bạn trong tổ.
- 1 HS nhắc lại
- HS trả lời câu hỏi.
- HS quan sát và nêu câu trả lời
- Học sinh nêu
- HS nhắc lại các bước vẽ tranh đề tài
- 1 HS đọc lại
- HS quan sát và nhận xét cách sắp xếp bố cục từng tranh.
- HS nghe 
- HS quan sát GV vẽ 
- HS nêu
- Vài HS trả lời
- HS thực hành vẽ
- HS quan sát, nhận xét.
- 1 HS nhắc lại tên bài học
- HS lắng nghe
- HS nghe dặn dò.
________________________________________________________
Giáo án thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện
	Môn: Mĩ thuật - lớp 5	
Bài 24: vẽ theo mẫu: mẫu vẽ có hai vật mẫu 
I. mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết quan sát, ước lượng, so sánh mẫu có hai đồ vật.
- Biết cách nhìn mẫu và vẽ tương đối giống mẫu, biết thể hiện độ đậm nhạt của mẫu.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của mẫu. Từ đó biết yêu quý, trân trọng những sản phẩm của người lao động.
II. đồ dùng dạy học:
- GV: Một số đồ vật, một số lọ hoa và quả kiểu dáng khác nhau. Một số bài vẽ của học sinh, máy chiếu.
- HS: Giấy vẽ, màu vẽ, chì, tẩy.
III. hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức (1’) 
2. Kiểm tra: (1’)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của HS.
3. Bài mới: (32-33’)
3.1. GV giới thiệu bài mới: (1’)
- GV ghi đầu bài lên bảng 
3.2. Tiến trình bài dạy: (31-32’)
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (4')
- Giới thiệu các lọ hoa và quả (GV trình chiếu)
+ Nêu tên đồ vật có trong các mẫu ?
+ Em có nhận xét gì về những mẫu vật đó?
=> GV: Đồ vật dùng để bày mẫu rất đa dạng, chúng có vẻ đẹp riêng, tuy nhiên có điểm chung đó là mẫu đều có 2 vật mẫu.
- GV bày mẫu, yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn:
? Nhận xét hình dáng chung, đặc điểm riêng của từng vật mẫu ? (độ cao, thấp, chất liệu, đặc điểm, màu sắc,) - Thời gian thảo luận là 1 phút
- Gọi đại diện một số nhóm nêu: 
? Vị trí từng vật mẫu?
? Mẫu được nằm trong khung hình gì? So sánh tỉ lệ giữa quả lê với lọ hoa?
? Lọ hoa được cấu tạo gồm những bộ phận nào? Hình dáng chung của nó ra sao?
? Nhận xét ánh sáng, màu sắc của mẫu? Vật nào sáng, vật nào tối?
- Chốt ý, nêu vẻ đẹp và đặc điểm của mẫu.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ (4-5')
- Các em đã được học vẽ theo mẫu có 2 vật mẫu, vậy em hãy nêu lại các bước vẽ ?
- GV đưa ra một số lưu ý khi vẽ (trình chiếu)
- Trình chiếu để hỏi về sắp xếp bố cục:
+ Cách sắp xếp bố cục nào dưới đây là hợp lí? Vì sao?
 Để nắm chắc hơn nữa các bước vẽ theo mẫu của bài này, xin mời các em hướng lên bảng theo dõi phần minh họa của thầy giáo - GV minh hoạ cách vẽ (Trình chiếu )
- Cho HS tham khảo một số bài vẽ của HS khóa trước.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (18-19’)
- Nêu yêu cầu phần thực hành?
- GV gọi 2 HS lên tự bày một số mẫu đã chuẩn bị sẵn, hướng dẫn cụ thể, chú ý đến những HS vẽ yếu.
- Yêu cầu HS quan sát mẫu và vẽ.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: (3-4’)
- Chọn một số bài tiêu biểu, gọi HS nhận xét: 
+ Bố cục ?
+ Hình ?
+ Đậm nhạt?
+ Em thích bài nào nhất?
4. Củng cố, dặn dò: (1-2’)
(?) Tiết Mĩ thuật hôm nay chúng ta được học bài gì ?
- GD ý thức tiết kiệm, giữ gìn vật dụng, nhận thấy vẻ đẹp của tĩnh vật, biết trân trọng giá trị của những người lao động đã tạo ra chúng.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS: Về nhà bày những mẫu khác và vẽ; xem bài 25: Thường thức Mĩ thuật: Xem tranh: Bác Hồ đi công tác.
- Các tổ trưởng báo cáo sự chuẩn bị của các bạn trong tổ.
- 1 HS nhắc lại
- HS nêu
- HS nêu nhận xét
- Học sinh thảo luận theo yêu cầu, cử đại diện trả lời.
- 2 HS nêu các bước vẽ
- HS nêu nhận xét
- HS quan sát
- HS quan sát một số tranh tĩnh vật.
- HS nêu
- HS tự bày mẫu
- HS nhìn mẫu vẽ theo từng nhóm.
- HS quan sát, nhận xét bài của bạn. 
- 1 HS nhắc lại tên bài học
- HS lắng nghe
- HS nghe dặn dò.
________________________________________________________

File đính kèm:

  • docgiao_an_thi_giao_vien_day_gioi_cap_huyen_mon_my_thuat_lop_2.doc