Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 11 đến tuần 18

Tiết 21: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

 I. MỤC TIÊU :

- Đọc rành mạch, trôi chảy, biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi. ( trả lời được câu hỏi trong SGK )

- Giáo dục học sinh đức tính ham học của Nguyễn Hiền

II.CHUẨN BỊ:

 - Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc28 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 11 đến tuần 18, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
c. Tìm hiểu bài:
- Cu chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau như thế nào?
- Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
- Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung? 
- Chi tiết nung trong lửa tượng trưng cho điều gì ?
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn cuối bài: Ông Hòn..chú thành đất nung.
- GV đọc mẫu
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
- Học sinh đọc 2-3 lượt.
- Học sinh đọc .
 - 1 Học sinh đọc .
- Cu chắt có đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son (được tặng trong dịp Tết Trung thu), một chú bé bằng đất (một hòn đất có hình người.)
- Đất từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của hai người bột. Chàng kị sĩ phàn nàn bị bẩn hết quần áo đẹp. Cu Chắt bỏ riêng hai người bột vào trong lọ thuỷ tinh.
- Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát hoặc vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích.
- Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích.
 Vượt qua đựơc thử thách , khó khăn, con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi.
 Lửa thử vàng, gian nan thử sức, được tôi luyện trong gian nan, con người mới vững vàng, dũng cảm
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Truyện chú Đất nung có hai phần. Phần đầu truyện các em đã làm quen với các đồ chơi của cu Chát, đã biết chú bé Đất giờ đã trở thành Đất nung vì dám nung mình trong lửa. Phần tiếp của truyện – học trong tiết TĐ tới – sẽ cho các em biết số phận tiếp theo của các nhân vật/
- Nhận xét tiết học. 
Ngày dạy: 21/11/2012
Tiết 28 CHÚ ĐẤT NUNG (tiếp theo)
 I. MỤC TIÊU : 
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chậm rãi , phân biệt được lời kể với lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung).
- Hiểu ND : Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác. (trả lời các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK)
-KNS: +Xác định giá trị
 +Tự nhận thức về bản thân
 +Thể hiện sự tự tin
- Giáo dục HS tính can đảm, làm nhiều việc có ích.
 II. CHUẨN BỊ: 
- Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC- CHỦ YẾU :
	 1. Ổn định: 
	 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện đọc: 
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: 
+Đoạn 2: 
+Đoạn 3: 
+Kết hợp giải nghĩa từ: 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn 
c. Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
 Các hoạt động cụ thể:
 - Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 - Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
	- GV đọc mẫu
	-Từng cặp HS luyện đọc 
	-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
- Học sinh đọc 2-3 lượt.
- Học sinh đọc.
- Các nhóm đọc thầm.
- Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
- 3 học sinh đọc 
 3. Củng cố - Dặn dò:
 Nhận xét tiết học.
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
..
.
..
..
.
.
.
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 15
Ngày dạy: 26/11/2012
Tiết 29 CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
 I. MỤC TIÊU : 
 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, hồn nhiên.
 - Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng (trả lời các CH trong SGK).
	- GDHS yêu thích những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi đem lại cho lứa tuổi nhỏ.
 II. CHUẨN BỊ: 
 Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC- CHỦ YẾU :
	 1. Ổn định: 
	 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc trong SGK và trò chơi thả diều.
- Hôm nay, các em sẽ đọc bài “ Cánh diều tuổi thơ”. Qua bài đọc này, các em sẽ thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho các bạn nhỏ.
- b - Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc 
- Đọc diễn cảm cả bài.
- Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó .
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
- Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ?
 Cánh diều được tả từ khái quát đến cụ thể : Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan ( mắt nhìn – cành diều mềm mại như cánh bướm, tai nghe – tiếng sáo vi vu , trầm bổng ))
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp như thế nào ?
- Qua các câu mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ 
d - Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm bài văn. 
- Giọng đọc êm ả, tha thiết. Chú ý đọc liền mạch các cụm từ trong câu : Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin : “Bay đi diều ơi / Bay đi /”
- HS đọc từng đoạn và cả bài.
- Đọc thầm phần chú giải.
* HS đọc thành tiếng – cả lớp đọc thầm
- Đọc thầm các câu hỏi, làm việc theo từng nhóm, trao đổi trả lời câu hỏi 
+ Cành diều mềm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo – sáo lông ngỗng, sáo đơn, sáo kép, sáo bè. Tiếng sáo vi vu , trầm bổng. 
- Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại khi nhìn lên bầu trời. Trong tâm hồn cháy lên khát vọng , mà bạn ngửa cổ chờ một nàng tiên áo xanh. 
- Cánh diều tuổi thơ khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ .
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc.
 3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu đại ý của bài : - Bài văn miêu tả niềm vui và những ước mơ đẹp của tuổi thơ qua trò chơi thả diều.
- Chuẩn bị : Tuổi Ngựa.
- Nhận xét tiết học.
Ngày dạy: 28/11/2012
Tiết 30 TUỔI NGỰA
 	I. MỤC TIÊU : 
 	- Đọc rành mạch, trôi chảy, biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm 1 khổ thơ trong bài.
 	- Hiểu ND: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ. (Trả lời được các CH 1, 2, 3, 4; thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài) 
	- GDHS biết yêu quý mẹ.
 II. CHUẨN BỊ: 
 + Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 + Bảng phụ viết sẵn những câu thơ, khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC- CHỦ YẾU :
	 1. Ổn định: 
	 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Hôm nay, các em sẽ học bài thơ Tuổi Ngựa. Các em biết tuổi Ngựa là người như thế nào không ? 
b - Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc 
- Đọc diễn cảm cả bài.
- Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó 
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
- Đọc thầm các câu hỏi, làm việc theo từng nhóm, trao đổi trả lời câu hỏi 
* Khổ 1 :
- Bạn nhỏ tuồi gì ? 
- Mẹ bảo tuổi ấy tính nết như thế nào ?
* Khổ 2 :
- “ Ngựa con “ theo ngọn gió rong chơi những đâu ?
* Khổ 3 : 
- Điều gì hấp dẫn “ Ngựa con “ trên những cánh đồng hoa ?
* Khổ 4 :
- Trong khổ thơ cuối , “ Ngựa con “ nhắn nhủ mẹ điều gì ? 
- GV yêu cầu HS đọc câu 5 trả lời câu hỏi : Nếu vẽ bài thơ này thành một bức tranh, em sẽ vẽ như thế nào 
- En nghĩ gì về tính cách của cậu bé trong bài thơ ?
d - Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm bài văn. 
- Giọng đọc hào hứng , dịu dàng ; nhanh hơn và trải dài hơn ở những khổ thơ ( 2, 3 ) miêu t3 ước vọng lãng mạn của đứa con ; lắng lại đầy trìu mến ở hai dòng kết bài thơ.
- HS đọc từng khổ thơ và cả bài.
- Đọc thầm phần chú giải.
* HS đọc thành tiếng – cả lớp đọc thầm
- Tuổi Ngựa
- Tuổi ấy không chịu ở yên một một chỗ, là tuổi thích đi.
- Ngựa rong chơi qua miền trung du, qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng lớn mấp mô núi đá. Ngựa mang về cho mẹ gió của trăm miền.
- Màu sắc của hoa mơ, hương thơê5 ngạt ngào của hoa huệ, gió và nắng trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc dại.
- Con hay đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi đâu con cũng nhớ đường tìm về với mẹ.
+ Vẽ như SGK : cậu bé đang phi ngựa trên cánh đồng đầy hoa, hướng về phía một ngôi nhà, nơi có một người mẹ đang ngồi trước cửa chờ mong.
+ Vẽ một cậu bé đang trò chuyện với mẹ, trong vòng đồng hiện của cậu bé là hình ảnh cậu đang cưỡi ngựa vun vút trên miền trung du.
+ Vẽ một cậu bé đứng bên con ngựa trên cánh đồng đầy hoa, đang nâng trên tay một bông cúc vàng. 
- Cậu bé tuổi Ngựa không chịu ở yên một chỗ, rất ham đi . 
+ Cậu bé là người giàu ước mơ, giàu trí tưởng tượng. 
+ Cậu bé rất yêu mẹ, đi xa đến đâu cũng nghĩ về mẹ, cũng nhớ tìm đường về với mẹ. 
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Thi học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
 3. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nêu đại ý của bài : - Bài thơ nói lên ước mơ và trí tưởng tượng đầy lãng mạng của một cậu bé tuổi Ngựa rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ mẹ, nhớ tìm đường về với mẹ.
- Nhận xét tiết học. 
 - Chuẩn bị : Kéo co.
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
..
.
..
..
.
.
.
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 16
Ngày dạy: 03/12/2012
Tiết 31 KÉO CO
 I. MỤC TIÊU : 
- Đọc trôi chảy, rành mạch ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Hiểu ND : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK )
	- GDHS:Giữ gìn, phát huy những trò chơi dân gian . 
 II. CHUẨN BỊ: 
 - GV : + Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 + Bảng phụ viết sẵn những câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: :
 1. Ổn định: 
	 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
1. Ôn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc bài “Tuổi Ngựa ” và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Gọi HS nhận xét- GV nhận xét và ghi điểm 
3. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài - GV ghi tựa bài lên bảng
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc: 
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải SGK
- Yêu cầu HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu bài 
* Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 ; GV hỏi:
- Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì?
- Em hiểu cách chơi kéo

File đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_4_tuan_11_den_tuan_18.doc
Giáo án liên quan