Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Phan Thị Hiền

TẬP ĐỌC

CHÚ ĐẤT NUNG

I. Mục tiêu

 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa, đoảng, sưởi, vui vẻ

 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (Chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đống rấm, hòn rấm,

 - Hiểu nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 *GD KNS:

 - Xác định giá trị

 - Tự nhận thức về bản thân

 - Thể hiện sự tự tin

II. Đồ dùng dạy học

• Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc.

• Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 135.

 

doc36 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Phan Thị Hiền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bày 
 Số toa xe chở hàng là: 
 3 + 6 = 9 (toa)
Số hàng do 3 toa chở là:
 14580 x 3 = 43740 (kg)
Số hàng do 6 toa xe chở là:
 13275 x 6 = 79650 (kg)
Số hàng do 9 toa xe chở là:
 43740 + 79650 = 123390 (kg)
Trung bình mỗi toa xe chở số hàng là:
 123390 : 9 = 13710 (kg) 
 Đáp số: 13710 kg 
1 HS đọc yêu cầu
HS chọn bạn thi đua.
HS thực hiện.
a. ( 33 164 + 28 528 ) : 4 = 
Cách 1: ( 33 164 + 28 528 ) : 4 = 
 61 692 : 4 = 15 423
Cách 2: ( 33 164 + 28 528 ) : 4 = 
 33 164 : 4 + 28 528 : 4 = 
 8 291 + 7 132 = 15 423
- HS lắng nghe.
********************************************
Tiết 3:	
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (tiết 1)
I.MỤC TIÊU: 
 - Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
 - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. (Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình).
 - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
*GDKNS :
- Lắng nghe lời dạy của thầy cô	
- Thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1. 
 - Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	Hoạt động của giáo viên	
Hoạt động của học sinh
A. KTBC:
Vì sao phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
B. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung: 
* Hoạt động 1: 
Xử lí tình huống (SGK/20- 21)
 - GV nêu tình huống:
 - GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo.
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm 8
(Bài tập 1- SGK/22)
 - GV nêu yêu cầu và chia lớp thành 4 nhóm HS làm bài tập.
 Việc làm nào trong các tranh (dưới đây) thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
òNhóm 1 : Tranh 1
òNhóm 2 : Tranh 2
òNhóm 3 : Tranh 3
òNhóm 4 : Tranh 4
 - GV nhận xét và chia ra phương án đúng của bài tập.
 + Các tranh 1, 2, 4 : thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
 + Tranh 3: Không chào cô giáo khi cô không dạy lớp mình là biểu lộ sự không tôn trọng thầy giáo, cô giáo.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
(Bài tập 2- SGK/22)
 - GV chia HS làm các nhóm. Mỗi nhóm lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
GV kết luận:
 - Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
 Các việc làm a, b, d, đ, e, g là biết ơn thầy giáo, cô giáo.
 - GV mời HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
C. Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học 
 - HS đọc lại ghi nhớ sgk
 + Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học (Bài tập 4- SGK/23) – Chủ đề kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
 + Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ  ca ngợi công lao các thầy, cô giáo (Bài tập 5- SGK/23)
- Một số HS nêu
- HS nhận xét.
- HS dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra.
- HS lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn.
- Cả lớp thảo luận về cách ứng xử.
- Từng nhóm HS thảo luận.
- 1 nhóm lên trình bày
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Từng nhóm thảo luận ghi những việc nên làm ra tờ giấy nhỏ.
- Từng nhóm lên dán băng chữ theo 2 cột “Biết ơn” hay “Không biết ơn” mà nhóm mình đã thảo luận.
- Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung.
- HS đọc.
- HS cả lớp thực hiện.
 ********************************************
Tiết 4:
KĨ THUẬT
 (GV bộ môn Kĩ thuật soạn)
 ******************************************** 
Tiết 5:	
THỂ DỤC
(GV bộ môn Thể dục soạn)
 ********************************************
Thứ năm ngày 27 tháng 11 năm 2014
Tiết 1:
TẬP LÀM VĂN
THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ
 I. Mục tiêu:
 - Hiểu được thế nào là miêu tả ( ND Ghi nhớ ).
 - Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung ( BT1, mục III ); bước đầu biết được 1, 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong thơ Mưa (BT2).
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Bảng phụ ghi viết nội dung BT2 (phần nhận xét)
III/ Các hoạt động dạy-học:
	Hoạt động của giáo viên	
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Ôn tập văn KC 
Gọi hs kể lại truyện theo 1 trong 4 đề tài ở BT2 
- Y/c cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi: Câu chuyện bạn kể được mở đầu và kết thúc theo cách nào? 
- Nhận xét.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Khi nhà em bị lạc mất con mèo. Muốn tìm được đúng con mèo nhà mình, em phải nói thế nào khi muốn hỏi mọi người xung quanh? 
- Nói như vậy là em đã miêu tả con mèo. Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em hiểu thế nào là miêu tả? 
2)Tìm hiểu bài:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy đọc thầm, suy nghĩ tìm những sự việc được miêu tả trong đoạn văn
- Gọi hs phát biểu ý kiến 
Bài 2: Gọi hs đọc y/c, đọc các cột trong bảng theo chiều ngang. 
- Giải thích cách thực hiện (M1) trong SGK. Các em chú ý đọc kĩ đoạn văn ở BT1 để thực hiện bài tập này trong nhóm 4 (phát phiếu cho 3 nhóm)
- Gọi các nhóm trình bày
- Nhóm làm trên phiếu lên dán kết quả 
- Cùng hs nhận xét, sửa lại kết quả đúng (nếu sai) 
- Gọi hs đọc lại kết quả đúng. 
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Để tả được hình dáng của cây sòi, màu sắc của lá cây sòi, cây cơm nguội, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?
- Để tả được chuyển động của lá cây, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?
- Để tả được chuyển động của dòng nước, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào? 
- Muốn miêu tả sự vật, người viết phải làm gì?
Kết luận: Miêu tả là nói lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của sự vật để giúp người đọc, người nghe hình dung được các sự vật ấy. Khi miêu tả người viết phối hợp nhiều giác quan để quan sát khiến cho sự vật được miêu tả thêm đẹp hơn, sinh động hơn.
 - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/140 
3) Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy đọc thầm lại bài Chú Đất Nung để tìm những câu văn miêu tả trong bài
- Gọi hs phát biểu 
Kết luận: Trong truyện Chú Đất Nung có 1 câu văn miêu tả chàng kị sĩ và nàng công chúa.
Bài 2: Gọi hs đọc y/c 
- Y.c hs quan sát tranh SGK/141: Hình ảnh sự vật trong cơn mưa được Trần Đăng Khoa tạo nên rất sinh động và hay. Trần Đăng Khoa phải quan sát thật kĩ sự vật mới miêu tả được. Các em sẽ thi xem lớp mình ai sẽ viết được những câu văn miêu tả sinh động nhất
- Trong cơn mưa, em thích hình ảnh nào?
- Gọi hs giỏi làm mẫu - miêu tả 1 hình ảnh trong đoạn thơ Mưa. 
- Y/c hs tự làm bài vào VBT
- Gọi hs đọc bài viết của mình.
- Cùng hs nhận xét (sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho hs)
- Tuyên dương hs viết được những câu văn miêu tả hay.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là miêu tả?
- Muốn miêu tả sinh động những cảnh, người, sự vật trong thế giới xung quanh, các em cần chú ý quan sát, học quan sát để có những hiểu biết phong phú có khả năng miêu tả sinh động đối tượng.
- Tập quan sát một cảnh vật trên đường tới trường
- Bài sau: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng kể chuyện
- HS theo dõi trả lời câu hỏi 
- Em phải nói con mèo nhà mình to hay nhỏ, lông màu gì,...
- 1 hs đọc y/c
- Đọc thầm, suy nghĩ
- Lần lượt phát biểu: các sự vật được miêu tả là: cây sòi, cây cơm nguội, lạch nước.
- 1 hs đọc y/c và mẫu
- HS thực hiện trong nhóm 4
- Lần lượt các nhóm trình bày
- Quan sát phiếu trên bảng
- Nhận xét
- 2 hs đọc lại bảng đúng 
- 1 hs đọc y/c
- Quan sát bằng mắt
- Quan sát bằng mắt
- Quan sát bằng mắt, bằng tai 
- Quan sát kĩ đối tượng bằng nhiều giác quan. 
- HS lắng nghe
- 3 hs đọc to trước lớp 
- 1 hs đọc y/c
- Đọc thầm và tìm câu văn miêu tả
- Câu văn: "Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son"
- Lắng nghe
- 1 hs đọc y/c
- Quan sát, lắng nghe 
- Em thích hình ảnh:
. Sấm ghé xuống sân, khanh khách cười
. Cầy dừa sải tay nhảy múa.
. Khắp nơi toàn màu trắng của nước...
- Sấm rền vang rồi bỗng nhiên "đùng đùng, đoàng đoàng" làm mọi người giật nảy mình, tưởng như sấm đang ở ngoài sân, cất tiếng cười khánh khách.
- HS tự làm bài
- Nối tiếp nhau đọc bài của mình
- 1 hs đọc lại ghi nhớ
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe, thực hiện 
********************************************
Tiết 2:	
TOÁN
CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH 
I/ Mục tiêu: 
 - Thực hiện được phép chia một số cho một tích.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 ; bài 3* dành cho HS giỏi.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
- Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy-học:
	Hoạt động của giáo viên	
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Luyện tập
- Gọi hs lên bảng thực hiện bài 4/78 
Nhận xét, đánh giá.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ được làm quen với tính chất chia một số cho một tích. 
2) Giới thiệu tính chất một số chia cho một tích
- Ghi bảng: 24 : (3 x 2) ; 24 : 3 : 2 ; 24 : 2 : 3 
- Gọi hs lên bảng tính 
- Em có nhận xét gì về các giá trị của 3 biểu thức trên?
- Và ta có thể viết:
24 : (3x2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3 
- Biểu thức VT có dạng gì? 
- Em thực hiện tính giá trị của biểu thức này như thế nào? 
- Ngoài cách tính trên ta còn có thể tính theo cách nào? 
- Khi chia một số cho một tích , ta làm sao? 
- Nhấn mạnh cách tính VP
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/78
3) Luyện tập: 
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Ghi lần lượt từng phép tính lên bảng, Y/c hs thực hiện B
Bài 2: Gọi hs đọc y/c và mẫu
- HD mẫu SGK 
- Y/c hs tự làm bài vào vở nháp. Gọi lần lượt từng hs lên bảng làm 
Bài 3*: Gọi hs đọc đề bài
- Muốn tính giá tiền mỗi quyển vở em cần biết gì? 
- Gọi 1 hs lên bảng giải.
- Gọi hs nêu cách giải khác 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn chia một số cho một tích ta làm sao? 
- Về nhà học thuộc ghi nhớ
- Bài sau: Chia một tích cho một số
Nhận xét tiết học
- 3 hs lên bảng tính, mỗi dãy làm 1 bài.
* 24 : (3 x 2) = 24 : 6 = 4
* 24 : 3 : 2 = 8 : 2 = 4
* 24 : 2 : 3 = 12 : 3 = 4 
- Các giá trị đó bằng nhau 
- 2 hs đọc lại 
- Một số chia cho một tích.
- Tính tích 3 x 2 = 6 rồi lấy 24 : 6 = 4 
- Lấy 24 : 3 rồi chia tiếp cho 2 (lấy 24: 2 rồi chia tiếp cho 3) 
- Ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia. 
- 3 hs đọc 
- 1 hs đọc y/c
- HS thực hiện B, 3 em lên bảng tính 
a) 50 : (2 x 5 ) = 50 : 10 = 5
b) 72 : (9 x 8) = 72 : 72 = 1
c) 28 : (7 x 2) = 28 : 14 = 2 
- 1 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_14_phan_thi_hien.doc
Giáo án liên quan