Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2008-2009

I. Mục tiêu :

 a) Kiến thức : -

 - Nhận biết được một số dạng đột biến hình thái ở TV và phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân , lá , hoa , quả , hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh và ảnh

- Nhận biết được hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hiển vi ( hoặc trên tiêu bản hiển vi )

 b) Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng quan sát trên tranh và trên tiếu bản

 - Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi để quan sát tiêu bản

II. Chuẩn bị :

 1/ Tranh ảnh : - Các đột biến hình thái : thân , lá , bông , hạt ở lúa ; hiện tượng bạch tạng ở lúa , chuột và người

 - Các kiểu đột biến cấu trúc NST ở hành tây hoặc hành ta , biến đổi số lượng NST ở hành tây , hành ta , dâu tằm , dưa hấu .

 2/ Dụng cụ : - 2 tiêu bản : + Bộ NST thường và bộ NST có hiện tượng mất đoạn ở hành tây hoặc hành ta

 + Bộ NST lưỡng bội 2n , tam bội 3n , tứ bội 4n ở dưa hấu

 - Một kính hiển vi quang học ( có độ phóng đại 100 – 400 lần )

III. Tiến hành :

1) Ổn định :

2) Kiểm tra : ( 5 phút ) Trình bày các dạng đột biến thường gặp

3) Thực hành :

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngy soạn: 15 thng 11 năm 2008 
 Tuần 14 – Tiết 27 
THỰC HÀNH : NHẬN BIẾT MỘT VÀI DẠNG ĐỘT BIẾN
I. Mục tiêu :
 a) Kiến thức : -
 - Nhận biết được một số dạng đột biến hình thái ở TV và phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân , lá , hoa , quả , hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh và ảnh 
- Nhận biết được hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hiển vi ( hoặc trên tiêu bản hiển vi )
 b) Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng quan sát trên tranh và trên tiếu bản 
 - Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi để quan sát tiêu bản 
II. Chuẩn bị : 
 1/ Tranh ảnh : - Các đột biến hình thái : thân , lá , bông , hạt ở lúa ; hiện tượng bạch tạng ở lúa , chuột và người 
 - Các kiểu đột biến cấu trúc NST ở hành tây hoặc hành ta , biến đổi số lượng NST ở hành tây , hành ta , dâu tằm , dưa hấu . 
 2/ Dụng cụ : - 2 tiêu bản : + Bộ NST thường và bộ NST có hiện tượng mất đoạn ở hành tây hoặc hành ta 
 + Bộ NST lưỡng bội 2n , tam bội 3n , tứ bội 4n ở dưa hấu
 - Một kính hiển vi quang học ( có độ phóng đại 100 – 400 lần ) 
III. Tiến hành : 
Ổn định : 
Kiểm tra : ( 5 phút ) Trình bày các dạng đột biến thường gặp 
Thực hành : 
Nội dung
Cách tiến hành
Nhận biết các dạng đột biên gen gây ra những biến đổi về hình thái ( 10 phút )
- Ở TV , trên tranh ảnh , đối chiếu với dạng gốc để nhận biết đột biến bạch tạng , cây thấp , bông dài , lá đòng nằm ngang , hạt có râu , hạt dài 
- Ở chuột : đột biến bạch tạng 
- Ở gà : đột biến chân ngắn 
- Ở người : bệnh bạch tạng 
Nhận biết đột biến cấu trúc NST
( 10 phút )
- Nhận biết qua tranh ảnh đột biến cấu trúc NST , chủ yếu đột biến mất đoạn 
- Nhận biết đột biến cấu trúc NST trên tiêu bản hiển vi , đối chiếu với ảnh chụp , chủ yếu quan sát kiểu mất đoạn 
Nhận biết một số kiểu đột biến số lượng NST
( 10 phút )
- Nhận biết thể dị bội : Quan sát bộ NST của người bình thường và của bệnh nhân Đao , Tớcnơ , ảnh chụp bệnh nhân 
- Nhận biết thể đa bội ở TV : 
 + So sánh hình thái thể đa bội với thể lưỡng bội ở lá dâu tằm , quả dưa hấu 
 + So sánh bộ NST lưỡng bội và đa bội ở hành hoặc dâu tằm , dưa hấu ( so sánh giữa ảnh chụp với quan sát kính hiển vi ) 
- HS quan sát , ghi nhận xét vào bảng theo mẫu : 
Đối tượng quan sát
Đặc điểm hình thái
Thể lưỡng bội
Thể đa bội
1
2
3
4
4) Nhận xét , đánh giá : ( 7 phút ) 
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm 
 - Nhận xét chung kết quả giờ thực hành 
 - Cho diểm một số nhóm có bộ sưu tập và kết quả thực hành tốt 
5) Hướng dẫn học ở nhà : ( 3 phút ) 
- Viết báo cáo thu hoạch theo mẫu bảng 26 
 - Sưu tầm : + Tranh ảnh minh họa thường biến 
+ Mẫu vật : Mầm khoai lang mọc trong tối và sáng ; thân cây rau dừa nước mọc
 ở mô đất cao và trải trên mặt nước 
Ngy soạn: 15 thng 11 năm 2008 
 Tuần 14 – Tiết 28 
THỰC HÀNH : QUAN SÁT THƯỜNG BIẾN
I. Mục tiêu :
 a) Kiến thức : 
 - Qua tranh ảnh và mẫu vật sống , nhận biết được một số thường biến phát sinh ở một số đối tượng thường gặp 
 - Qua tranh ảnh , phân biệt được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến 
 - Qua tranh ảnh và mẫu vật sống , rút ra được : 
 + Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen , không hoặc rất ít chịu ảnh hưởng của môi trường 
 + Tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng của mội trường 
 b) Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng phân tích , quan sát thông qua tranh và mẫu vật 
 - Rèn kĩ năng thực hành 
II. Chuẩn bị : 
- Tranh ảnh : + Tranh ảnh minh họa thường biến 
 + Anh chụp chứng minh thường biến là biến dị không di truyền được 
 + Anh chụp minh họa ảnh hưởng khác nhau của cùng một điều kiện môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng 
- Mẫu vật : + Mầm khoai tây và khoai lang mọc trong bóng tối và ánh sáng 
 + Cây mạ mọc trong bóng tối và ngoài sáng 
 + Hai củ su hào thuần chủng có hai chế độ chăm sóc khác nhau 
 + 1 thân cây rau dừa nước mọc từ mô đất bò xuống ven bờ và trải trên mặt nước 
III. Tiến trình : 
Ổn định : 
Kiểm tra : ( 6 phút ) Thường biến là gì ? Chúng có những tính chất nào ? 
Thực hành : 
Nội dung
Cách tiến hành
Nhận biết một số thường biến phát sinh dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh
( 1o phút )
- Đối chiếu ảnh chụp và mẫu vật : Hai mầm khoai lang mọc trong bóng tối và ánh sáng , hai chậu cây lúa đặt trong bóng tối và ánh sáng , cây rau dừa nước và các tranh ảnh khác 
- HS nhận xét sự khác nhau về màu sắc do ảnh hưởng của yếu tố nào trong môi trường ? 
- Quan sát ảnh chụp 3 đoạn thân của cùng một cây rau dừa nước mọc ở 3 môi trường khác nhau : trên bờ , ven bờ nước và trên mặt nước . HS nhận xét sự khác nhau về kiểu hình do tác động của nhân tố nào của môi trường ( độ ẩm ) – Quan sát những cây mạ của cùng một giống lúa , cây ở ven bờ và cây trong ruộng . Nhận xét sự khác nhau do ảnh hưởng của nhân tố nào ? ( điều kiện dinh dưỡng ) 
Nhận biết và phân biệt sự khác nhau giữa thường biến và đột biến
( 10 phút )
- Quan sát sự khác nhau giữa cây mạ mọc ven bờ và trong ruộng . nhận xét sự biến dị ? ( Biến dị trong đời cá thể ) 
- Quan sát ruộng lúa gieo cấy từ những hạt thóc bắt nguồn từ các cây mạ ven bờ và trong ruộng . Nhận xét đặc điểm di truyền ? ( Thường biến không di truyền được ) 
- Quan sát đoạn thân cây rau dừa nước mọc trên bờ , ven bờ nước đã được chuyển sang môi trường nước và mọc thêm một đoạn dài . Nhận xét vì sao chúng có thân , lá to và một phần rễ biến thành phao như đoạn mọc trên mặt nước ? ( cùng kiểu gen , cùng sống trong nước nên kiểu hình giống nhau ) 
Nhận biết ảnh hưởng khác nhau của cùng một điều kiện môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng
( 10 phút )
Quan sát hai luống su hào của cùng một giống nhưng được tưới nước , bón phân và phòng trừ sâu bệnh khác nhau : 
 + Nhận xét kích thước của các củ su hào ở hai luống khác nhau như thế nào ? Nhận xét về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng ? 
 + Hình dạng củ ở hai luống có khác nhau không ? Tại sao ? 
4) Nhận xét , đánh giá : ( 7 phút )
- Dựa vào bảng thu hoạch của HS à GV nhận xét , đánh giá 
- Cho điểm 1 số nhóm chuẩn bị chu đáovà bảng thu hoạch có chất lượng 
 - Thu dọn vệ sinh 
5 ) Hướng dẫn học ở nhà : ( 2 phút ) 
- Đọc trước bài 28 

File đính kèm:

  • docTuan 14.doc