Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 35: Kiểm Tra Học Kì I

I. MỤC TIÊU

- Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS

- Đánh giá ý thức học tập của HS

- Qua đó GV điều chỉnh phương pháp dạy học của mình đồng thời rèn kĩ năng trình bày bài kiểm tra, tính cẩn thận, chính xác của HS.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Đề kiểm tra

2. Học sinh: Ôn tập các nội dung kiến thức đã học.

III. ĐỀ BÀI

A. Phần trắc nghiệm (5đ)

Câu 1 (1,5 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1. Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì:

A. F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

B. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

C. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ

 và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 2 trội : 1 lặn

D. F2 biểu hiện tính trạng trung gian gữa bố và mẹ

 

2. Trong thí nghiệm của Menđen, kết quả của phép lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản là gì ?

A. Sự di truyền của mỗi cặp tính trạng không phụ thuộc vào các cặp tính trạng khác

B. F2 có tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1

C. F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1:1

D. Cả A và B

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 35: Kiểm Tra Học Kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày kiểm tra: 24/12/2007
Tiết 35
Kiểm tra học kì I
I. Mục tiêu
- Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS
- Đánh giá ý thức học tập của HS
- Qua đó GV điều chỉnh phương pháp dạy học của mình đồng thời rèn kĩ năng trình bày bài kiểm tra, tính cẩn thận, chính xác của HS.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Đề kiểm tra
2. Học sinh: Ôn tập các nội dung kiến thức đã học.
III. Đề bài
A. Phần trắc nghiệm (5đ)
Câu 1 (1,5 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1. Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì:
A. F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
B. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
C. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ 
 và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 2 trội : 1 lặn
D. F2 biểu hiện tính trạng trung gian gữa bố và mẹ
2. Trong thí nghiệm của Menđen, kết quả của phép lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản là gì ?
A. Sự di truyền của mỗi cặp tính trạng không phụ thuộc vào các cặp tính trạng khác	
B. F2 có tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1
C. F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1:1
D. Cả A và B
3. ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh là gì ?
A. Bộ NST lưỡng bội (2n) qua giảm phân tạo ra bộ NST đơn bội (n) ở giao tử.
B. Trong thụ tinh, các giao tử có bộ NST đơn bội (n) kết hợp với nhau tạo ra hợp tử có bộ NST lưỡng bội (2n).
C. Tạo ra nhiều hợp tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng NST, làm tăng biến dị tổ hợp.
D. Cả A, B và C
Câu 2 (1 điểm): Điền chú thích cho hình dưới đây về các dạng đột biến cấu trúc NST:
b. 
A B C D 
c. 
A B C D E
A B C D E
a. ...
d. 
A B C D E D E
Câu 3 (1 điểm): Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C trong bảng sau:
Các kì (A)
Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân (B)
Kết quả (C)
1. Kì đầu
2. Kì giữa
3. Kì sau
4. Kì cuối
a. Các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng mảnh dần thành chất nhiễm sắc.
b. Các NST kép bắt đầu đóng xoắn co ngắn, có hình thái rõ rệt.
c. Các NST kép bắt đầu dính vào các sợi to của thoi phân bào ở tâm động.
d. Từng cặp NST kép tách nhau ở tâm động hình thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
e. Các NST kép đóng xoắn cực đại.
f. Các NST kép nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
g. Các NST bắt đầu nhân đôi.
Câu 4 (1 điểm): Điền vào chỗ chấm () các từ, cụm từ thích hợp trong các câu sau:
	Di truyền liên kết là hiện tượng 1 nhóm .. được  quy định bởi các gen trên một . Cùng .. trong quá trình phân bào.
Câu 5 (0,5 điểm): Chọn câu trả lời đúng cho câu sau:
ADN có chức năng:
a. Lưu giữ thông tin di truyền
b. Truyền đạt thông tin di truyền
c. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
d. Xúc tác các quá trình trao đổi chất.
B. Phần tự luận (5đ)
Câu 1( 3đ): Thường biến là gì? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa thường biến và đột biến
Câu 2( 2đ): Nêu khái niệm các loại đột biến đã học?
IV. Đáp án-biểu điểm
A. Phần trắc nghiệm
 Câu 1 1 – B (0,5 điểm)
 2 – B (0,5 điểm)
 3 – D (0,5 điểm)
 Câu 2 a. Dạng NST ban đầu
 b. Mất đoạn NST
 c. Đảo đoạn NST
 d. Lặp đoạn NST
Mỗi ý đúng được 0,25 điểm à 0,25 x 4 = 1đ
Câu 3 1- b, c
 2- e, f
 3- d
 4- a
Mỗi ý đúng được 0,25 điểm à 0,25 x 4 = 1 điểm
Câu 4 1- tính trạng
 2- di truyền cùng nhau
 3- NST
 4- phân ly
Mỗi ý điền đúng được 0,25 điểm à 0,25 x 4 = 1 điểm
Câu 5 C ( 0,5 điểm)
B. Phần tự luận
Câu 1: Nêu được khái niệm thường biến được 1 điểm
 So sánh được sự khác nhau về: + Tần số 
 + Xảy ra ở đâu
 + Tính chất
 + Vai trò
 Nêu được đúng mỗi ý được 0,5 điểm à 0,5 x 4 = 2 điểm
Câu 2: Nêu được khái niệm đột biến gen được 0,5 điểm
 Nêu được khái niệm đột biến cấu trúc NST được 0,5 điểm
 Nêu được khái niệm đột biến thể dị bội được 0,5 điểm
 Nêu được khái niệm đột biến thể đa bội được 0,5 điểm

File đính kèm:

  • docKT 45p-S9.doc