Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 45 - Bài 43: Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ, Độ Ẩm Lên Đời Sống Sinh Vật

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS nêu được những ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến đặc điểm sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật

- HS giải thích được sự thích nghi của sinh vật trong tự nhiên có biện pháp chăm sóc sinh vật

2. Kĩ năng

- Củng cố cho HS kĩ năng tư duy tổng hợp, suy luận

- Kĩ năng hoạt động nhóm

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên:

Tranh vẽ hình 43.1, 43.2, 43.3 SGK

2. Học sinh:

Tìm hiểu trước bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Phương pháp quan sát và vấn đáp

IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Trong các cây sau đây cây nào là cây ưa bóng?

a. Phong lan b. Mít

c. Vạn niên thanh d. Dừa

Câu 2: Vì sao có hiện tượng tỉa cành tự nhiên

( cành phía dưới không quang hợp được lên sớm bị rụng)

2. Bài mới

-> Khi chuyển sinh vật từ nơi có nhiệt độ thấp sang nơi có khí hậu ấm áp thì khả năng sống của sinh vật sẽ như thế nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 3260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 45 - Bài 43: Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ, Độ Ẩm Lên Đời Sống Sinh Vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:11/2/2009 
Tiết 45
Bài 43: ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm
 lên đời sống sinh vật
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS nêu được những ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến đặc điểm sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật
- HS giải thích được sự thích nghi của sinh vật trong tự nhiênà có biện pháp chăm sóc sinh vật
2. Kĩ năng
- Củng cố cho HS kĩ năng tư duy tổng hợp, suy luận
- Kĩ năng hoạt động nhóm
II. phương tiện dạy học
1. Giáo viên:
Tranh vẽ hình 43.1, 43.2, 43.3 SGK
2. Học sinh:
Tìm hiểu trước bài mới
III. phương pháp dạy học
Phương pháp quan sát và vấn đáp
IV. tiến trình dạy - học
Kiểm tra bài cũ
Câu 1 : Trong các cây sau đây cây nào là cây ưa bóng?
Phong lan
Mít
Vạn niên thanh
Dừa
Câu 2: Vì sao có hiện tượng tỉa cành tự nhiên
( cành phía dưới không quang hợp được lên sớm bị rụng)
Bài mới
-> Khi chuyển sinh vật từ nơi có nhiệt độ thấp sang nơi có khí hậu ấm áp thì khả năng sống của sinh vật sẽ như thế nào?
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: ảNh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm và trả lời cac câu hỏi sau:
? Trong ví dụ 1/SGKnhiệt độ đã ảnh hưởng đến các đặc điểm nào của thực vật?
?Trong ví dụ 2, ví dụ 3/SGK, nhiệt độ đã ảnh hưởng đến những đặc điểm nào của động vật?
- GV gọi đại diện nhóm trả lời
- GV gọi đại diện nhóm nhận xét
- GV nhấn mạnh ảnh hưởng của vật chất và năng lượng của sinh vật: ảnh hưỏng của nhiệt độ đến các quá trình quang hợp, quá trình hô hấp ở cây xanh
- GV yêu cầu HS tìm hiểu ví dụ 3 trong SGK và cho biết nhiệt độ ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
- GV gọi HS trả lời
? Từ những kiến thức sinh vật đã học ở lớp 7 cùng sự hiểu biết của mình em hãy cho biết sinh vật được chia thành mấy nhóm?
- GV gọi HS trả lời
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 43.1 vào vở bài tập
- GV thu vở bài tập của 1 số em để chữa
HS nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm .
à Đại diện nhóm trả lời( yêu cầu nêu được):
+ Đặc điểm hình thái: mặt lá có tầng cutin dày, chồi cây có vảy mỏng..) đặc điểm sinh lý( rụng lá).
+ Đặc điểm hình thái, tập tính di cư...
Cây quang hợp tốt ở nhiệt độ 20 0C - 30 0C ở O0C, cây nhiệt đới ngừng quang hợp, vì cây ngừng hô hấp ở nhiệt độ O0C và trên 40 0C , ở T= 25 0C mọt bột trưởng thành ăn nhiều nhấ, còn ở T= 8 0C mọt bột ngừng ăn.
- HS tìm hiểu ví dụ 3
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Nhiệt độ ảnh hưởng tới kích thước, tập tính, hoạt động sinh lí của động vật
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
2 nhóm: Sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt
- HS hoàn thành bảng 43.1
Tiểu kết: Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý của sinh vật.
Hoạt động 2: ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin hoàn thành lệnh/128 SGK
- GV gọi HS trả lời
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
? Nơi sống ảnh hưởng tới đặc điếm nào của sinh vật?
- GV gọi HS trả lời
? Dựa vào độ ẩm thực vật và động vật được phân chia như thế nào?
- GV gọi HS trả lời
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 43.2 vào vở bài tập
- GV thu vở bài tập của 1 số em để chữa, các em còn lại chấm bài chéo nhau khi GV đưa đáp án đúng và biểu điểm
- GV nhận xét
? Trong sản xuất, người ta có biện pháp kĩ thuật gì để tăng năng suất vật nuôi và cây trồng?
- GV gọi HS trả lời
- HS lấy được ví dụ về sinh vật sống ở môi trường có độ ẩm khác nhau như:
Tảo sống dưới nước, rêu sống nơi ẩm ướt,
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Nơi sống ảnh hưởng tới hình thái, quá trình sinh trưởng phát triển của sinh vật
à HS trả lời( yêu cầu HS nêu được):
+ Thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn
+ Động vật ưa ẩm và động vật ưa khô
- HS hoàn thành vở bài tập
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Như đối với thực vật ta phải chống ứng, chống rét, đảm bảo đúng thời vụ,
Tiểu kết: Thực vật và động vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau.
3. Củng cố bài học
- Qua bài học này em nắm được nội dung gì?
- Đọc ghi nhớ SGK/ 129
- Bài tập: Trả lời các câu hỏi sau:
1. Cây rau má lá trong nước có hình dạng khác lá trên cạn như thế nào?
2. Mùa đông năm 2004, 2/3 số cây mai ở thành phố HCM khong ra hoa được vì sao? ( nhiệt độ thấp không thích hợp)
3. Vì sao bò sát khổng lồ phồn thịnh trong đại trung sinh( ở đại này khí hậu khô hanh)
( Trung sinh: khí hậu phù hợp với cấu tạo của bò sát khổng lồ) 
4. Hướng dẫn học ở nhà
Làm bài tập ở bảng 43.2/SGK.
Học bài, trả lời câu hỏi/ SGK.
Đọc “em có biết”

File đính kèm:

  • docTiet 45-B43.doc