Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

1 . Muc tiêu:.

 a. Kiến thức: HS:

-Hs hiểu mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua việc trình bày sự hình thành axít amin.

-Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ gen (1 đoạn AND)->ARN -> prôtêin -> tính trạng.

 b. Kĩ năng .

-Phát triển kĩ năng quan sát phân tích kên hình.

- Hoạt động nhóm

 2. ChuÈn bÞ cña Gi¸o viªn vµ häc sinh

 a. Chuẩn bị của giáo viên

-Tranh phóng to hình 19.1, 19.2, 19.3 sgk.

 -Mô hình động về sự hình thành chuỗi axít amin.

 b. Chuẩn bị của học sinh

 -Đọc trước bài 19

3. Tiến trình tiết dạy

A. Ổn định (1’)

- GT bài: Thày giới thiệu với các em hôm nay lớp ta được các thày cô giáo về dự giờ thăm lớp. Thày đề nghị cả lớp nhiệt liệt hoan nghênh

B. Nội dung (39’)

- Đặt vấn đề vào bài: (5’)

Trước khi vào bài mới các em quan sát, suy nghĩ, trả lời một số câu hỏi sau:

1. Gv chiếu BT trắc nghiệm và đọc( Hs làm và nhận xét từng câu) (Sidel 1)

2. Gv chiếu sơ đồ (T Bào, NST:ADN,GEN ARN; tính trạng để vào bài) (Sidel 2)

NST là cấu trúc mang gen có bản chất là AND; Tính trạng là những đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý của cơ thể . Vậy giữ gen và tính trạng có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Muốn trả lời được thắc mắc trên chúng ta đi tìm hiểu nội dung bài 19:

MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG

 

docx6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 . Muc tiêu:.
 a. Kiến thức: HS:
-Hs hiểu mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua việc trình bày sự hình thành axít amin. 
-Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ gen (1 đoạn AND)->ARN -> prôtêin -> tính trạng.
 b. Kĩ năng . 
-Phát triển kĩ năng quan sát phân tích kên hình.
- Hoạt động nhóm
 2. ChuÈn bÞ cña Gi¸o viªn vµ häc sinh
 a. Chuẩn bị của giáo viên
-Tranh phóng to hình 19.1, 19.2, 19.3 sgk. 
 -Mô hình động về sự hình thành chuỗi axít amin.
 b. Chuẩn bị của học sinh
	-Đọc trước bài 19 
3. Tiến trình tiết dạy
A. Ổn định (1’)
- GT bài: Thày giới thiệu với các em hôm nay lớp ta được các thày cô giáo về dự giờ thăm lớp. Thày đề nghị cả lớp nhiệt liệt hoan nghênh
B. Nội dung (39’) 
- Đặt vấn đề vào bài: (5’)
Trước khi vào bài mới các em quan sát, suy nghĩ, trả lời một số câu hỏi sau:
Gv chiếu BT trắc nghiệm và đọc( Hs làm và nhận xét từng câu) (Sidel 1)
Gv chiếu sơ đồ (T Bào, NST:ADN,GEN ARN; tính trạng để vào bài) (Sidel 2)
NST là cấu trúc mang gen có bản chất là AND; Tính trạng là những đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý của cơ thể . Vậy giữ gen và tính trạng có mối quan hệ với nhau như thế nào? 
Muốn trả lời được thắc mắc trên chúng ta đi tìm hiểu nội dung bài 19: 
MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG 
 * Bài mới(34’)
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
 Nội dung
Hoạt động 1(24’): Tìm hiểu mối quan hệ giữa ARN và prôtêin.
 (Sidel 3) H19.2
-Gv cho hs nghiên cứu thông tin đoạn 1 sgk thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
?1. Hãy cho biết giữa gen và prôtêin có mối quan hệ với nhau qua dạng trung gian nào? Vai trò của dạng trung gian đó?
-Gv :Nhận xét và ghi bảng
- Gv cho hs quan sát (Sidel 4 ) chiếu G Thiệu qua bảng 20 aamin)
- Gv cho hs quan sát mô hình 19.1 xem. (Sidel 5) Hình 19.1 thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
?2 +Nêu thành phần tham gia tổng hợp prôtêin?
 ?3 +Các loại nulêôtít nào ở mARN và tARN liên kết với nhau?
? 4 +Tương quan về số lượng giữa axít amin và nuclêôtíc của mARN khi ở trong ribôxôm.
? 5. Nơi diễn ra quá trình tổng hợp chuỗi axit amin?
Gv nhận xét
(GV Cho Hs xem hiệu ứng sự tạo thành chuỗi aa ( từ Sidel 6 - Sidel 13) .Cho hsXem:( yC hS khi xem các em có thể trao đổi thảo luận)
 GV đặt câu hỏi:
?5 Sự hình thành chuỗi axit amin diễn ra như thế nào?
GV NX, Ghi bảng
?6 Nguyên tắc tổng hợp axit amin?
GV NX, Ghi bảng
GV: Từ những nội dung trên Em hãy cho biết:
?7 ARN và prôtêin có mối quan hệ với nhau như thế nào?
GV NX, Ghi bảng
GV Chiếu Sidel 15 và ĐVĐ vào phần II.
-Hs tự thu nhận và xử lí thông tin để trả lời 
+Dạng trung gian:mARN
+Vai trò:mang thông tin tổng hợp prôtêin.
-Đại diện 1 vài hs phát biểu lớp bổ sung.
- Hs quan sát hình, đọc thông tin 
- Thảo luận trong nhóm nêu được:
+Thành phần tham gia: mARN, tARN và rARN (ribôxôm).
 +Các loại nuclêôtít liên kết theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X
 +Tương quan: 3 nuclêôtít ứng với 1axít amin.
+ Ở chất tế bào.
-HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
-Hs ghi nhớ kiến thức.
- Hs thảo luận quan sát hình, sử lý thông tin trả lời
HS khác nhận xét
- Hs quan sát hình 19.1 (Sidel 12 ) tự sử lý thông tin trả lời
HS khác nhận xét
I. Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin.
-mARN là dạng trung gian có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra chất tế bào.
*Sự hình thành chuỗi axit amin :
 + mARN rời khỏi nhân đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin.
 +Các tARN mang axit amin vào ribôxôm khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung.
 +Khi ribôxôm dịch 1 nấc trên mARN thi 1axit amin được nối tiếp.
 +Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài mARN thì chuỗi axit. amin được tổng hợp.
-Nguyên tắc tổng hợp chuỗi aa:
 +Dựa trên khuôn mẫu là mARN
 + Nguyên tắc bổ sung (A-U; G-X); cứ 3 nucleotit ứng với 1 axit amin
 *Kết luận: ARN và protein có mối quan hệ mật thiết .mARN làm khuôn mẫu quy định trình tự các axit amin trong phân tử protein.
Hoạt động 2:(10’) Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
-Gv Chiếu Sidel 16 cho hs quan sát hình 19.2 và 19.3 Hỏi:
?8 Hãy cho biết giữa gen và tính trạng có mối quan hệ với nhau qua dạng trung gian chủ yếu nào? 
?9.Vai trò của dạng trung gian đó?
?10 Hãy vẽ sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữ gen và tính trạng?
GV NX và ghi bảng bổ sung( nếu cần)
?11 Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng ?
GV NX và ghi bảng 
-Hs quan sát hình, vận dụng kiến thức đã học để trả lời.
 + hs phát biểu lớp bổ sung và hoàn thiện kiến thức. 
+mARN và Prôtêin
+mARN là khuôn mẫu để tổng hợp a. amin(bậc1)
+Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào
1 HS vẽ trên bảng
-Hs khác cùng thực hiện NX
 +1 hs trình bày bản chất mối quan hệ gen -> tính trạng. 
-Hs khác theo dõi NX
II. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
-Mối quan hệ giữa gen và tính trạng thể hiện theo sơ đồ:
Gen (mét ®o¹n ADN)® mARN ® Pr«tªin®TÝnh tr¹ng(Hình thái, cấu tạo, sinh lý)
-Bản chất mối quan hệ gen và tính trạng:
 Trình tự các nuclêôtíc trong AND qui định trình tự các nuclêôtíc trong mARN, qua đó qui định trình tự các axit amin của phân tử prôtêin. Prôtêin tham gia vào các hoạt động của tế bào biểu hiện thành tính trạng.
c. Cñng cè, luyÖn tËp: (5’) 
 GV : Tổng kết bài bằng chiếu Sidel 17 như phần Sidel 2 vào bài nhưng đầy đủ mối quan hệ để củng cố bài.- HS đoc KL
 Làm 2 câu hỏi trắc nghệm chiếu Sidel 18
d. Hướng dÉn häc ë nhµ
 -Học bài và trả lời câu hỏi sgk. 
 -Ôn lại cấu trúc của ADN.
 -Dặn hs tổ 2chuyển dụng cụ thực hành ở tiết sau.

File đính kèm:

  • docxTIET 19 MOI QUAN HE GEN VA TINH TRANG ppt.docx