Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 25 - Bài 23: Đột Biến Số Lượng Nhiễm Sắc Thể (tiếp Theo )

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS trình bày được khái niệm thể đa bội

- HS trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân. Phân biệt được sự khác nhau giữa hai trường hợp

- HS nhận biết được một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ảnh và có được ý niệm sử dụng các thể đa bội trong chọn giống

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, hoạt động nhóm.

- Rèn kĩ năng làm việc với SGK

3. Thái độ

- Củng cố cho HS niềm tin vào khoa học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

Tranh vẽ phóng to H24.1, H24.2, H24.3 , H24.4/SGK

2. Học sinh:

Học bài cũ và tìm hiểu bài mới trước khi lên lớp

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp quan sát; Phương pháp vấn đáp

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 25 - Bài 23: Đột Biến Số Lượng Nhiễm Sắc Thể (tiếp Theo ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 28/11/2008
TIếT 25
Bài 23: đột biến số lượng nst (tiếp theo )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS trình bày được khái niệm thể đa bội
- HS trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân. Phân biệt được sự khác nhau giữa hai trường hợp
- HS nhận biết được một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ảnh và có được ý niệm sử dụng các thể đa bội trong chọn giống
2. Kĩ năng 
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, hoạt động nhóm.
- Rèn kĩ năng làm việc với SGK
3. Thái độ
- Củng cố cho HS niềm tin vào khoa học. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
Tranh vẽ phóng to H24.1, H24.2, H24.3 , H24.4/SGK
2. Học sinh: 
Học bài cũ và tìm hiểu bài mới trước khi lên lớp
Iii. phương pháp dạy học
- Phương pháp quan sát; Phương pháp vấn đáp
IV. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau:
 Câu1 : Phát biểu nào sau đây là đúng về đột biến dị bội thể
A. Đột biến dị bội thể không di truyền được
B. Hiện tượng dị bội thể xảy ra tại một đoạn ADN
C. Dị bội thể là đột biến số lượng NST xảy ra ở một hoặc một số cặp NST
D. Tất cả đều đúng
Câu 2 : Sự phát sinh thể dị bội là do :
A. Nguyên phân và thụ tinh
B. Giảm phân và thụ tinh
C. Giảm phân bất thường của các tế bào sinh giao tử và thụ tinh
D. Tất cả đề đúng
Đáp án : 1C , 2 C
2. Bài mới
Gv đặt vấn đề : Đột biến đa bội thể là gì ? Sự phát sinh và hậu quả của đột biến đa bội thể ?
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: tìm hiểu Hiện tượng đa bội thể
Gv : Yêu cầu học sinh đọc SGK mục I/69 trả lời các câu hỏi :
Thể đa bội là gì ? 
Các cơ thể có số lượng NST là 3n , 4n , 5n ...
Gọi là gì ?
GV yêu cầu hs : Quan sát H24.1 , H24.2 , 24.3, 24.4 trả lời các câu hỏi ?
+ Sự tương quan giữa mức bội thể (số n) và kích thước của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ở các cây nói trên như thế nào ?
+ Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào ?
+ Có thể khai thác những đặc điểm nào của cây đa bội trong chọn giống ?
+=> Rút ra tiểu kết của hoạt động
HS đọc SGK mục I / 69 
HS nêu được các khái niệm thể đa bội 
Và gọi tên được các thể :3n, 4n , 5n.
HS quan sát các hình vẽ trong SGK , trao đổi thảo luận nhóm trong 6'
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả hoạt động
HS nêu được :
+ Mức bội thể càng lớn thì kích thước của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ở các cây càng to
+ Dựa vào kích thước lớn hơn so với cây bình thường mà ta có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường
+ Cây đa bội có kích thước lớn , sinh trưởng tốt và năng suất cao
HS rút ra tiểu kết
Tiểu kết 1:Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là bội số của n (nhièu hơn 2 )
Tế bào đa bội só số lượng NST tăng gấp bội , số lượng ADN cũng tăng gấo bội vì thế sin tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn dẫn tới kích thước của tế bào đa bội lớn hơn , cơ quan sinh dưỡng to , sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ , chống chịu tốt
Hoạt động 2: tìm hiểu Sự phát sinh thể đa bội 
GV yêu cầu hs quan sát H24.5 đọc thông tin SGK mục IV/ 70 trả lời các câu hỏi :
Hãy so sánh hai sơ đồ ở H24.5 SGK và cho biết :
 Trong hai trường hợp , trường hợp nào minh hoạ sự hình thành thể đa bọi do nguyên phân hoặc giảm phân bị rối loạn ?
HS quan sát H24.5 hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV :
Trường hợp 24.5a : sự phát sinh thể đa bội do nguyên phân bất thường : NST có nhân đôi nhưng tế bào không phân chia => bộ NSt của tế bào con có số lượng tăng gấp đôi
Trường hợp 24.5b : Sự phát sinh thể đa bội do giảm phân bất thường: Giảm phân bất thường tạo ra giao tử 2n. Các giao tử này kết hợp với nhau tạo thành hợp tử 4n. Hợp tử phát triển thành thể tứ bội
Tiểu kết2 : Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến ở thực vật và đã được ứng dụng trong chọn giống cây trồng 
3. Củng cố bài học
- Gọi 1 HS nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài
- HS đọc kết luận SGK/71
-GV hỏi : Thể đa bội là gì ? Có thể nhận biết thể đa bội bằng mắt thường được không ?
- Cho HS làm bài tập trắc nghiệm 
 Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau:
: Cơ chế nào phát sinh thể đa bội?
 A. Do giảm phân bình thường
 B. Do giảm phân bất thường
 C. Do rối loạn quá trình nguyên phân
 D. Cả B và C
4. Hướng dẫn về nhà
Học phần ghi nhớ SGK
Trả lời các câu hỏi 1,2,3/ sgk.
Tìm hiểu trước bài 25 và sưu tầm 1 số tranh ảnh về thường biến
&

File đính kèm:

  • docTiet 25-S9-B24.doc