Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 vòng tỉnh - Năm học 2008-2009 - Tỉnh Ninh Thuận

Câu 1 (4 điểm):

 Ở lợn, hai cặp tính trạng về màu lông và chiều dài thân di truyền theo quy luật trội hoàn toàn và phân li độc lập. Màu lông trắng ( gen A ) trội so với màu lông đen ( gen a ), thân dài ( gen B ) trội so với thân ngắn ( gen b ). Cho giao phối giữa hai lợn P thuần chủng: Lông trắng, thân ngắn với lợn lông đen, thân dài, thu được F1. Tiếp tục cho lợn F1 giao phối với một lợn khác thu được kết quả như sau:

 37,5% lợn lông trắng, thân dài ; 37,5% lợn lông trắng, thân ngắn

 12,5% lợn lông đen, thân dài ; 12,5% lợn lông đen, thân ngắn

 a. Lập sơ đồ lai từ P đến F1

 b. Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của lợn khác đã giao phối với lợn F1 và lập sơ đồ lai.

Câu 2 (4 điểm):

 Giảm phân là gì? Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kỳ của giảm phân.

Câu 3 (4 điểm):

 Trình bày cơ chế tự nhân đôi của ADN, bản chất và chức năng của gen.

Câu 4 (2 điểm):

 Giải thích vì sao đột biến gen thường có hai bản thân sinh vật? Nhưng lại là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho chọn giống.

Câu 5 (2 điểm):

 

doc6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 vòng tỉnh - Năm học 2008-2009 - Tỉnh Ninh Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT NINH THUẬN	KỲ THI CHỌN HSG LỚP 5, 9 VÒNG TỈNH
	NĂM HỌC 2008 - 2009
	Đề thi đề xuất
	(Gồm 01 trang)	
	Môn thi: Sinh học	
 Lớp: 9
	Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ
Câu 1 (4 điểm): 
	Ở lợn, hai cặp tính trạng về màu lông và chiều dài thân di truyền theo quy luật trội hoàn toàn và phân li độc lập. Màu lông trắng ( gen A ) trội so với màu lông đen ( gen a ), thân dài ( gen B ) trội so với thân ngắn ( gen b ). Cho giao phối giữa hai lợn P thuần chủng: Lông trắng, thân ngắn với lợn lông đen, thân dài, thu được F1. Tiếp tục cho lợn F1 giao phối với một lợn khác thu được kết quả như sau: 
 37,5% lợn lông trắng, thân dài ; 37,5% lợn lông trắng, thân ngắn
 12,5% lợn lông đen, thân dài ; 12,5% lợn lông đen, thân ngắn
 a. Lập sơ đồ lai từ P đến F1
 b. Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của lợn khác đã giao phối với lợn F1 và lập sơ đồ lai.
Câu 2 (4 điểm):
	Giảm phân là gì? Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kỳ của giảm phân.
Câu 3 (4 điểm): 
	Trình bày cơ chế tự nhân đôi của ADN, bản chất và chức năng của gen.	
Câu 4 (2 điểm):
	Giải thích vì sao đột biến gen thường có hai bản thân sinh vật? Nhưng lại là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho chọn giống.
Câu 5 (2 điểm):
	Trình bày đặc điểm di truyền và biểu hiện bên ngoài của một số bệnh di truyền ở người? Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền. 
 Câu 6( 2 điểm )
Ưu thế lai là gì ? Nêu các phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi.
Câu 7 (2 điểm) :
Môi trường sống của sinh vật là gì ? Kể tên các loại môi trường, phân biệt các yếu tố sinh thái của môi trường .
 ---------- HẾT ---------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (4 điểm): 
	a. Sơ đồ lai từ P -> F1
 + Theo bài ta có:
Lợn đực thuần chủng lông trắng, thân ngắn có KG AAbb ( 0,25 điểm)
Lợn cái thuần chủng lông đen, thân dài có KG aaBB (0,25 điểm)
 + Yêu cầu học sinh viết sơ đồ lai đúng, đủ. ( 0,5 điểm )
 b. KG, KH của lợn khác lai với lợn F1 và lập sơ đồ lai.
 + Xét phép lai giữa lợn F1 với lợn khác.
Phân tích từng cặp tính trạng:
 Màu lông: (0,5 điểm )
 Lông trắng ( 37,5% + 37,5% ): Lông đen ( 12,5% + 12,5% )= 75%: 25%= 3
trắng: 1 đen. Là tỉ lệ của quy luật phân li. Vì lợn F1 và lợn khác lai với F1 đều có kiểu gen dị hợp (Aa)
 Chiều dài thân: ( 0,5 điểm )
 Thân dài ( 37,5% + 12,5% ) : Thân ngắn ( 37,5% + 12,5% ) = 50%:50%= 1 dài; 1 ngắn. Tỉ lệ 1:1 là kết quả của phép lai phân tích, mà F1 có KG : Bb nên lợn khác lai có kiểu gen đồng hợp lặn ( bb )
Tổ hợp hai tính trạng:
Do F1 có KG: AaBb=> lợn khác lai với F1 có KG: Aabb (0,5 điểm )
KH : lông trắng, thân ngắn.
 + Sơ đồ lai: ( đúng hoàn toàn 0,5 điểm )
 F1 lông trắng, thân dài x lông trắng, thân ngắn
 AaBb x Aabb
 G: AB ; Ab ; aB; ab ; Ab ; ab
 F2 Học sinh kẻ bảng .
Kết quả:
 - Tỉ lệ KG : 1 AABb : 2 AaBb : 1 AAbb : 2 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb (0,25 đ)
 - Tỉ lệ KH : 3 trắng, dài : 3 trắng, ngắn : 1 đen, dài : 1 đen, ngắn (0,25 đ)
 Trang 1
Câu 2 (4 điểm):
 Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua hai lần phân bào liên tiếp, cho ra bốn tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n), nghĩa là số lượng NST ở tế bào con giảm đi một nửa so với tế bào mẹ. (1,0 điểm )
 Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì trong giảm phân	
Các kì của giảm phân
Diễn biến của giảm phân
Giảm phân I
Giảm phân II
Kì đầu (0,75 điểm )
- Các NST xoắn, co ngắn.
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo với nhau
- Các NST kép trong cặp tương đồng lại tách rời nhau
NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội
Kì giữa (0,75 điểm )
Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kì sau (0,75 điểm )
Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào
Kì cuối (0,75 điểm )
Các cặp NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội kép (n NST kép ).
Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội.
Câu 3 (4 điểm): 
	Cơ chế tự nhân đôi của ADN:
 - Phân tử ADN có cấu trúc hai mặt nuclêôtit bổ sung cho nhau, nhờ đó ADN tự nhân đôi ( sao chép ) đúng mẫu ban đầu.(1,0 điểm )
 - Quá trình tự nhân đôi của ADN hai mặt ADN tách nhau theo chiều dọc. 
 Các nuclêôtit của mạch khuôn liên kết với nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung, hai mạch khuôn mới của 2 ADN con dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau. Hai phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ . (1,0 điểm )
 Trang 2
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: Sự liên kết của các nuclêôtit ở mạch khuôn với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào là A liên kết với T hoặc ngược lại, G liên kết với X hoặc ngược lại.( 0,5 điểm)
- Nguyên tắc giữ lại một nửa ( bán bảo toàn ) trong mỗi ADN có một mạch ADN mẹ ( mạch cũ ) còn một mạch mới tổng hợp. ( 0,5 điểm)
 Bản chất và chức năng của gen: 
 - Gen là vật chất di truyền nằm trên NST, qui định tính trạng của cơ thể. Chính gen là một đoạn mạch của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định. ( 0,5 điểm)
 - Chức năng của gen là lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.( 0,5 điểm)
Câu 4 (2 điểm):
	Đột biến gen có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen và gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
 Đột biến gen tạo ra các gen lặn, chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong môi trường thích hợp. Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn có hại có thể trở thành có lợi, đột biến làm tăng khả năng thích ứng của sinh vật với các điều kiện ngoại cảnh. Đột biến có lợi có ý nghĩa đối với chăn nuôi và trồng trọt
Câu 5 (2 điểm):
Tên bệnh
Đặc điểm di truyền
Biểu hiện bên ngoài
1. Bệnh Đao 
 (0,25 điểm)
- Cặp NST số 21 có 3 NST
- Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.
2. BệnhTơcnơ 
 (0,25 điểm)
- Cặp NST số 23 chỉ có 1 NST
- Lùn, cổ ngắn, là nữ 
- Tuyến vú không phát triển, thường mất trí và không có con.
3. Bệnh Bạch tạng
 (0,25 điểm)
Đột biến gen lặn
- Da và tóc màu trắng 
- Mắt màu hồng
4. Bệnh câm điếc bẩm sinh (0,25 điểm)
Đột biến gen lặn
- Câm điếc bẩm sinh
Biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền : (1,0 điểm)
Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường
 Trang 3
 - Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh
Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên
Câu 6 ( 2 điểm )
Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng phát triển khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng.(1,0 điểm)
Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng : (0,5 điểm )
 + Lai khác dòng : Tạo hai dòng tự thụ phấn rồi cho giao phối với nhau.
 + Lai khác thứ : Để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới
Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi : (0,5 điểm )
 + Lai kinh tế : Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
Câu 7 ( 2 điểm )
 - Môi trường sống : (0,5 điểm )
 Là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển sinh sản của sinh vật.
 - Các loại môi trường : (0,5 điểm )
 + Môi trường nước
+ Môi trường trên mặt đất, không khí
+ Môi trường trong đất
+ Môi trường sinh vật 
Các nhân tố sinh thái của môi trường : (1,0 điểm)
+ Nhân tố vô sinh :
 . Khí hậu gồm : Nhiệt độ, ánh sáng, gió...
 . Nước : Nước ngọt, mặn, lợ...
 . Địa hình, thổ nhưỡng, độ cao, loại đất...
+ Nhân tố hữu sinh :
 . Nhân tố sinh vật: các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật
+ Nhân tố con người
 . Tác động tích cực: cải tạo nuôi dưỡng, lai ghép
 . Tác động tiêu cực: Săn bắn, đốt phá
 ---Hết---

File đính kèm:

  • docDethiSinh9codapanhot.doc