Giáo án Sinh học Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2009-2010

Bài 35. ƯU THẾ LAI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Khái niệm ưu thế lai, cơ sở DT của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống, các biện pháp duy trì ưu thế lai.

- Các PP thường dùng để tạo ưu thế lai.

- Khái niệm lai kinh tế và PP thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.

2.Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát.

- Giải thích hiện tượng bằng cơ sở khoa học.

- Tổng hợp, khái quát hoá kiến thức.

II. Phương tiện:

- GV: Tranh phóng to H.35 SGK (ưu thế lai ở ngô), lai kinh tế ở lợn.

- HS: Đọc trước bài 35. Tìm hiểu ưu thế lai, giống ngô, lúa có năng suất cao.

III. Phương pháp:

- Quan sát tìm tòi.

- Đặt và giải quyết vấn đề.

- Hợp tác theo nhóm nhỏ.

IV. Thông tin bổ sung:

Cơ sở DT học của ưu thế lai được giải thích theo các giả thuyết sau:

- Giả thuyết về trạng thái DH: tạp giao giữa các dòng thuần chủng, F1 DH về các gen mong muốn, mâu thuẩn nội bộ giữa các cặp gen cao, trao đổi chất tăng cường, khử được tác dụng gây hại của các cặp gen ĐB. AABBCC x aabbcc AaBbCc.

- Giả thuyết về tác động cộng gộp giữa các gen trội có lợi: các TT đa gen được chi phối bởi nhiều gen trội có lợi, khi lai tập trung các gen trội có lợi sẽ tăng cường hiệu quả cộng gộp. AabbDD x aaBBdd AaBbDd.

- Giả thuyết siêu trội: đó là kết quả của sự tương tác giữa 2 alen cùng chức phận của cùng 1 lôcút dẫn đến hiệu quả bổ trợ, mở rộng phạm vi biểu hiện KH. AA< Aa> aa.

V. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định:

KTSS – ghi tên HS vắng.

2. Kiểm tra bài cũ:

Trong chọn giống, người ta dùng 2 PP tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì ?

3. Bài mới:

I – HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI:

Hoạt động của GV

- GV treo tranh phóng to H.35 SGK cho HS quan sát và yêu cầu : So sánh cây và bắp ngô ở 2 dòng tự thụ phấn.

- GV lưu ý HS chú ý các đặc điểm:

 + Chiều cao thân cây ngô.

 + Chiều cao bắp, số lượng hạt.

 _ Nhận xét, bổ sung và nêu câu hỏi:

 + Ưu thế lai là gì ? Cho VD về ưu thế lai ở ĐV và TV.

- Nhận xét và lưu ý HS: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong các trường hợp lai giữa các dòng có kiểu gen khác nhau. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ. Hoạt động của HS

- HS quan sát tranh, tìm hiểu SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi:

+ Thân và bắp ngô ở cơ thể lai F1 có nhiều đặc điểm trội hơn so với cây bố mẹ.

- HS quan sát tranh, độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi:

 + Ưu thế lai là hiện tượng cơ thế lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ.

VD: Hiện tượng ưu thế lai ở ngô.

- Thu nhận kiến thức.

Tiểu kết:

 Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các TT về hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ.

 

doc74 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i quan hệ giữa ngoại cảnh với các QT.
- GV đặt câu hỏi: Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới QT ntn ?
- GV nhận xét và kết luận.
- GV treo tranh H.49. SGK cho HS quan sát, yêu cầu HS tham khảo SGK để thực hiện lệnh của mục 3 SGK:
 + Ngoài các VD trong SGK, hãy lấy thêm 1 VD về quan hệ giữa ngoại cảnh ảnh hưởng tới số lượng cá thể của 1 QT trong QX.
 + Theo em, khi nào thì có sự cân bằng SH trong QX ?
- Nhận xét, bổ sung và kết luận.
- GV liên hệ thực tế:
 + Tác động nào của con người gây mất cân bằng SH trong QX ?
 + Chúng ta đã và sẽ làm gì để bảo vệ thiên nhiên ?
Hoạt động của HS
- Nghiên cứu và phân tích các VD trong SGK tr. 48 để trả lời câu hỏi:
 + Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn tới hoạt động theo chu kì của SV.
 + Điều kiện thuận lợi TV phát triển® ĐV cũng phát triển.
 + Số lượng loài ĐV này khống chế số lượng loài ĐV khác.
- HS thực hiện:
 + VD: sự phát triển của mèo liên quan đến sự phát triển của chuột.
 + Có sự cân bằng SH trong QX. Sự cân bằng đó dược duy trì khi số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của MT.
- Thu nhận kiến thức.
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
 + Săn bắn bừa bãi.
 + Tuyên truyền mỗi người dân tham gia bảo vệ MT, thiên nhiên.
Tiểu kết: 
- Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn tới số lượng cá thể của mỗi QT trong QX thay đổi và luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của MT, tạo nên sự cân bằng SH trong QX.
- Cân bằng SH là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi QT trong QX dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế SH.
4. Củng cố – đánh giá: 
- GV yêu cầu HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài.
- Thế nào là 1 QX SV ? QX SV khác với QT SV ntn ?
 + Nêu khu vực phân bố của QX SV.
5. Dặn dò – hướng dẫn về nhà: 
- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK: Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của QX SV. Thế nào là cân bằng SH ? Hãy lấy VD minh hoạ về cân bằng SH.
Tuần 27
Tiết 53
Ngày soạn. 16/3/2010
Ngày dạy: 18/3/2010
Bài 50. HỆ SINH THÁI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-	HS trình bày được thế nào là 1 hệ ST, lấy VD minh hoạ các kiểu hệ ST, chuỗi và lưới thức ăn.
-	HS giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay.
2. Kỹ năng:
-	Rèn kĩ năng quan sát.
-	Kĩ năng khái quát hoá, kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn
II. Phương tiện:
-	GV: Tranh phóng to H.50.1; 50.2 SGK.
-	HS: Xem trước bài 50 “Hệ ST”.
III. Phương pháp:
-	Quan sát tìm tòi.
-	Hợp tác theo nhóm nhỏ.
IV. Thông tin bổ sung:
1. Khái niệm về hệ ST
Hệ ST bao gồm QX SV và sinh cảnh của chúng. Các loài SV trong hệ ST (QX) được gắn bó với nhau chủ yếu qua quan hệ sinh dưỡng (VD như ĐV ăn TV, ĐV ăn ĐV...). Khi SV chết đi, xác SV chết được vi SV, nấm, giun đất... phân giải thành chất vô cơ của MT (sinh cảnh). Một phần chất vô cơ trong MT lại được cây xanh hấp thụ và sử dụng trong quá trình QH tổng hợp nên chất hữu cơ. 
2. Chuỗi thức ăn
Chuỗi thức ăn là 1 dãy bao gồm nhiều loài SV, mỗi loài là 1 mắt xích thức ăn. Mỗi loài SV trong chuỗi thức ăn vừa là SV tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là SV bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
+ SV cung cấp.
+ SV tiêu thụ: Cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4
-	Chuỗi thức ăn mở đầu bằng SV bị phân giải: mở đầu chuỗi thức ăn, các chất hữu cơ của SV đã bị phân giải có trong MT được các SV tiêu thụ cấp 1 sử dụng. Các SV tiêu thụ cấp 1 này có tên là SV phân giải, chúng có thể là ĐV không xương sống sống trong đất, vi khuẩn, nấm.
VD: Thân cây bị phân giải ® mối ® nhện.
Lá cây bị phân giải ® ĐV đáy ® cá chép.
3. Lưới thức ăn 
Mỗi loài trong QX không phải chỉ liên hệ với 1 chuỗi thức ăn mà có thể liên hệ với nhiều chuỗi thức ăn. Tất cả các chuỗi thức ăn trong QX họp thành lưới thức ăn.
Trong lưới thức ăn, những mắt xích thức ăn thuộc cùng nhóm họp thành 1 bậc dinh dưỡng, VD:
4. Trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ ST:
-	Chu trình vật chất của hệ ST có ba quá trình vận động cơ bản: tạo thành, tích tụ và phân giải của vật chất.
-	Dòng năng lượng trong chuỗi thức ăn: sự vận chuyển năng lượng qua các bậc dinh dưỡng như trên gọi là dòng năng lượng. Sự vận chuyển năng lượng này mạnh hay yếu là phụ thuộc vào từng hệ ST. Trong quá trình vận chuyển qua mỗi bậc dinh dưỡng đều có sự giảm dần dần số năng lượng.
V. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định: 
KTSS – ghi tên HS vắng.
2.Kiểm tra bài cũ: 
. -	Thế nào là cân bằng SH ? Hãy lấy VD minh hoạ về cân bằng SH.
3. Bài mới: 
I – THẾ NÀO LÀ MỘT HỆ SINH THÁI: 
Hoạt động của GV
- GV treo tranh phóng to H.50.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em làm việc với SGK, thảo luận nhóm để thực hiện lệnh của mục 1 SGK:
Quan sát H.50.1 SGK và cho biết:
 + Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ ST rừng.
 + Lá và cành cây mục là thức ăn của những SV nào ?
 + Cây rừng có ý nghĩa ntn đối với đời sống ĐV rừng ?
 + ĐV rừng có ảnh hưởng ntn tới TV ?
 + Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài ĐV ? Tại sao?
- GV lưu ý HS: 
 + Hệ ST bao gồm QX SV và khu vực sống của QX.
 + Trong hệ ST các SV luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của MT tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh: một hệ ST hoàn chỉnh bao gồm các thành phần chủ yếu sau:
 + Các thành phần vô sinh.
 + SV sản xuất là TV.
 + SV tiêu thụ gồm: ĐV ăn TV và ĐV ăn thịt
 + SV phân giải như vi khuẩn, nấm.
Hoạt động của HS
- HS quan sát tranh, kết hợp với nội dung trong SGK, thảo luận nhóm, thực hiện lệnh của mục 1 SGK để xác định câu trả lời.
 + Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ ST rừng là: đất, đá, lá rụng (vô sinh) và cây cỏ, cây gỗ, hươu, chuột, rắn... (hữu sinh)
 + Lá và cành cây mục là thức ăn của những SV: vi khuẩn, nấm, giun đất...
 + Cây rừng có ý nghĩa:cung cấp thức ăn, nơi ở, và điều hoà khí hậu cho ĐV sinh sống.
 + ĐV ăn TV, góp phần thụ phấn, phát tán TV, tạo phân bón cho TV.
 + Nếu như rừng bị cháy thì ĐV mất nơi ở, mất nguồn thức ăn, nguồn nước, khí hậu khô cạn....nhiều ĐV bị chết.
- Thu nhận kiến thức.
Tiểu kết: 
Hệ ST bao gồm QX SV và MT sống của QX (sinh cảnh). Hệ ST là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
II _ CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN 
Hoạt động của GV
- GV treo tranh phóng to H.50.2 SGK cho HS quan sát và yêu cầu xem T.tin SGK, thảo luận nhóm để thực hiện lệnh của mục 2 SGK : Làm bài tập:
 + Thức ăn của chuột là gì ? ĐV nào ăn thịt chuột ? Hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ trống:
 ( Thức ăn của chuột) (ĐV ăn thịt chuột)
 ........ ® Chuột ® .......... 
 ........ ® Bọ ngựa ® ..........
 ........ ® Sâu ® ..........
 + Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa 1 mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn ?
 + Hãy điền các từ phù hợp vào chỗ trống: Chuỗi thức ăn là 1 dãy nhiều loài SV có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là SV tiêu thụ mắt xích.....(1)...., vừa là SV bị mắc xích ...(2)....tiêu thụ.
- GV gợi ý HS: Nhìn theo chiều mũi tên: SV đứng trước là thức ăn cho SV đứng sau mũi tên.
- GV yêu cầu HS dựa vào bài tập trả lời câu hỏi
 + Thế nào là 1 chuỗi thức ăn ? 
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận
Hoạt động của HS
- HS quan sát tranh phóng to hình 50.2 SGK, thảo luận nhóm, thực hiện lệnh của mục 2 SGK :
 + Thức ăn của chuột là cây cỏ. Rắn ăn thịt chuột.
 Cây cỏ ® chuột ® rắn
 Sâu ® Bọ ngựa ® rắn
 Cây cỏ ® sâu ® bọ ngựa
 + Trong chuỗi thức ăn, mỗi loài SV là 1 mắt xích, nó vừa là SV tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là SV bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
(1): phía trước ;(2):phía sau.
- Dựa vào bài tập, trả lời câu hỏi:
- Chuỗi thức ăn gồm các SV: SV sản xuất, SV tiêu thụ, SV phân huỷ.
- Thu nhận kiến thức.
Tiểu kết: 
Chuỗi thức ăn là 1 dãy nhiều loài SV có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là 1 mắt xích, vừa là SV tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là SV bị mắt xích ở phía sau tiêu thụ.
*Thế nào là 1 lưới thức ăn ?
	Hoạt động của GV
- GV treo tranh phóng to H.50.2 SGK cho HS quan sát, nghiên cứu T.tin SGK, thảo luận nhóm để trả lời 2 câu hỏi:
 + Sâu ăn lá tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?
 + Xếp các SV theo từng thành phần chủ yếu của hệ ST.
- GV lưu ý HS: trong tự nhiên 1 loài SV không phải chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn mà tham gia nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi có mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.
- GV nhận xét, giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV liên hệ thực tế: trong thực tiễn sản xuất người nông dân có biện pháp kĩ thuật gì để tận dụng nguồn thức ăn của SV ?
- Nhận xét và kết luận.
Hoạt động của HS
Quan sát tranh, đọc T.tin trong SGK, thảo luận nhóm, trả lời:
 + Sâu ăn lá tham gia vào những chuỗi thức ăn: Cây gỗ ® sâu ăn lá ® bọ ngựa.
 Cây

File đính kèm:

  • docsinh hoc 9 k2.doc