Giáo án Sinh học Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2009-2010

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Mô tả được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học

- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen

- Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình

- Phát triển tư duy so sánh, phân tích

3. Thái độ:

- Xây dựng ý thức tự giác, thói quen học tập và yêu thích môn học

II.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp tìm tòi

III. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: Tranh phóng to hình 1.2

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

V.CỦNG CỐ:

- Học sinh đọc kết luận cuối bài

- Trình bày đối tượng. nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học?

- Nêu nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của MenĐen?

- Viết i sơ đồ lai đơn giản?

VI.DẶN DÒ:

- Đọc mục" Em có biết"

- Nghiên cứu bài học sau" Lai một cặp tính trạng"

- Soạn theo hướng dẫn :

+ Tóm tắt thí nghiệm của Men Đen bằng sơ đồ lai

+ Kẻ bảng 2

+ Nghiên cứu H 2.3 và phần lệnh ở trang 9 sgk

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình pt ADN , thảo luận:
- Vị trí tương đối của 2 mạch nucleotit
- Chiều xoắn của 2 mạch
- đường kính vòng xoắn? Chiều cao?
- Số cặp Nu trong 1 chu kỳ xoắn?
- Các loại Nu nào liên kết nhau từng cặp?
Giáo viên gọi học sinh lên trình bày trên mô hình à Nhận xét, ghi điểm
Quan sát mô hình, vận dụng kiến thức đã học, nêu được:
-ADN gồm 2 mạch song song, xoắn phải
-Đường kính 20A0 ,cao 34A0 gồm 10 cặp nuclêôtit /1 chu kỳ xoắn 
+Các (Nu) liên kết thành cặp theo NTBS : A - T ;G - X.
-Đại diện các nhóm trình bày và chỉ trên mô hình
Hoạt động 2: Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của pt ADN 
Giáo viên hướng dẫn học sinh lắp ráp
+ Lắp mạch 1:Theo chiều từ chân đế lên hoặc từ trên đỉnh trục xuống
Chú ý: Lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lý, đảm bảo khoảng cách với trục giữa
+ Lắp mạch 2: Tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song mang Nucleotit theo NTBS với mạch 1
+ Kiểm tra tổng thể 2 mạch
Cho đại diện các nhóm đánh giá chéo kết quả lắp ráp mô hình
Học sinh lắng nghe, quan sát và ghi nhớ cách tiến hành
Các nhóm lắp ráp mô hình theo hướng dẫn, sau khi lắp xong các nhóm kiểm tra tổng thể:
- Chiều xoắn 2 mạch
- Số cặp của mỗi chu kỳ xoắn
- Sự liên kết theoNTBS
Đại diện nhóm nhận xét, đánh giá kết quả lẫn nhau
V. Củng cố:
- Nhận xét chung về tinh thần , kết quả giờ thực hành
- Căn cứ vào phần trình bày của học sinh và kết quả lắp ráp mô hình ADN để ghi điểm cho từng nhóm
VI. Dặn dò:
Vẽ hình 15( sgk) vào vở
Ôn tập 3 chương( 1,2,3) 
Chuẩn bị kiểm ta 1 tiết vào giờ học sau
Tiết:21
KIỂM TRA 1 TIẾT
Ngày soạn:
21/10/09
I. Mục tiêu:
- HS nêu được những kiến thức cơ bản đã học trong các chương 
- Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức.khái quát hóa, tư duy tổng hợp
- Giáo dục tính cẩn thận, sắp xếp kiến thức khoa học.tính trung thực.
II. Thiết lập ma trận 2 chiều:
Chủ đề
Số câu
Các mức độ cần đánh giá
Tổng
số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I: 
 Các thí nghiệm của Men Đen
Số câu
1
1
1
3
Điểm
0.5đ
0,5đ
0,5đ
1.5đ
Chương II.
 Nhiễm sắc thể
Số câu
2
1
3
Điểm
1đ
3đ
4đ
Chương III.
 ADN và gen
Số câu
1
1
1
3
Điểm
0,5đ
2đ
2đ
4,5đ
III. Hệ thống câu hỏi theo ma trận:
I. TRẮC NGHIỆM: ( 5đ) Khoanh tròn vào câu đúng nhất .
Câu 1:( 0,5đ)Nếu gen trội là trội hoàn toàn thì kiểu gen nào có chung kiểu hình?
A. Aabb và aabb B. AAbb và AABB C. AABb và AaBb D. Cả B và C
Câu 2:(0,5đ) Thế nào là tính trạng?
A. Là những đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.
B. Là những đặc điểm về sinh lí, sinh hóa của cơ thể.
C. Là những biểu hiện về hình thái của cơ thể.
D. Là những đặc điểm về cấu tạo, sinh lí của cơ thể.
Câu 3:( 0,5đ) Biến dị tổ hợp là gì?
A. Là làm thay đổi những kiểu hình đã có.
B. Là sự tổ hợp lại những tính trạng đã có ở bộ mẹ.
C. Là tạo ra những biến đổi đồng loạt
D. Là xuất hiện những kiểu hình khác bố mẹ
Câu 4:( 0,5đ) Bộ NST của mỗi loài sinh vật được đặc trưng bởi:
A. Màu sắc B. Hình dạng C. Số lượng và kích thước D. Số lượng và hình dạng
Câu 5:( 0,5đ) Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?
A. Kì đầu B. Kì trung gian C. Kì sau D. Kì cuối
Câu 6:(0,5đ) Chiều dài của mỗi chu kì xoắn trên A DN là bao nhiêu?
A. 10 A0 B. 20A0 C. 34A0 D. 40A0
Câu 7:( 2đ) Chọn các cụm từ: Bổ sung, xoắn kép, nguyên tắc, nucleotit, từng cặp
điền vào chỗ trống thay cho các số 1,2,3,4 trong các câu sau:
A DN là một chuối........(1).............gồm hai mạch song song xoắn đều. Các .......(2).......giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành........(3).............đã tạo nên tính chất.......(4).............của 2 mạch đơn.
II. TỰ LUẬN: (5đ)
Câu 1:( 3đ) Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính? Ý nghĩa?
Câu 2:( 2đ) Một đoạn mạch ARN có trình tự các nucleotit như sau:
	-A - U - X- G - U -U - G - A - X - A -
Hãy xác định trình tự các nucleotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN trên?
IV. Đáp án:
I. TRẮC NGHIỆM: (5đ)
1C , 2A , 3B ,4D , 5B , 6C , 7Xoắn kép, nucleotit, từng cặp, bổ sung.
II. TỰ LUẬN: ( 5đ)
Câu1:(3đ) Viết sơ đồ ( 1đ) , Yếu tố: Môi trường ngoài (0,5đ) , môi trường trong (0,5đ), Ý nghĩa( 1đ)
Câu 2:(2đ) 
- Từ ARN à Mạch 1 của gen đúng theo nguyên tắc bổ sung( 1đ)
- Từ mạch 1 của genà mạch 2 của gen theo nguyên tắc bổ sung( 1đ)
( Sai 1 cặp trừ 0,25đ)
CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ
Tiết:22
ĐỘT BIẾN GEN
Ngày soạn: 21/10/09
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Trình bày được khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến gen
- Hiểu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và môi trường
2. Kĩ năng :
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm
II. Đồ dùng dạy học: Tranh phóng to h. 21.1 (sgk ) 
- Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến gen
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định:
2. Bài mới:Giới thiệu: Biến dị là hiện tượng gắn liền với quá trình sinh sản, biến dị có thể di truyền hoặc không di truyền. Loại biến dị di truyền có các biến đổi trong NST và ADN , tiết này chúng ta nghiên cứu “ Đột biến gen”
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của h s
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1:Đột biến gen là gì?
- Yêu cầu học sinh quan sát h21.1, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập
- Treo bảng phụ có kẻ phiếu học tập để đại diện nhóm lên điền vào
- Phát phiếu học tập cho mỗi nhóm
- Gọi đại diện nhóm lên điền
- Vậy đột biến gen là gì? Có những dạng nào?
- Giáo viên hoàn thiện kiến thức
- Quan sát h21.1, chú ý về trình tự và số cặp(Nu)
- Thảo luận, thống nhất ý kiếnà Điền vào phiếu
- Đại diện nhóm lên bảng điền vào
- Các nhóm khác bổ sung
Học sinh trả lời, cả lớp bổ sungà Kết luận
I.Đột biến gen là gì?
- Là những biến đổi trong cấu trúc của gen
- Các dạng đột biến gen: Mất, thêm, thay thế 1 cặp nucleotit
 * Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến gen
- Đoạn ADN ban đầu(a) có 5 cặp (Nu) . Đoạn ADN bị biến đổi:
ADN
Số cặp (Nu)
Điểm khác với(a)
đặt tên dạng biến đổi
b
4
Mất cặp G -X
Mất 1 cặp nucleotit
c
6
Thêm cặp T- A
Thêm 1 cặp nucleotit
d
5
Cặp A- T thay cặp G- X
Thay cặp.
* Hoạt động 2 :Nguyên nhân phát sinh đột biến gen
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk, nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen ?
- Giáo viên nhấn mạnh: Trong điều kiện tự nhiên do sao chép nhầm của phân tử ADN dưới tác động của môi trường
- Giáo viên bổ sungà Kết luận
*Hoạt động 3: Vai trò của đột biến gen:
- Yêu cầu học sinh quan sát h 21.2, 21.3, 21.4, trả lời câu hỏi:
+ Đột biến nào có lợi cho sinh vật và con người?
+ Đột biến nào có hại cho sinh vật?
- Cho học sinh thảo luận:
+ Tại sao đột biến gen gây biến đổi kiểu hình?
+ Nêu vai trò của đột biến gen?Ví dụ
- Giáo viên bổ sungà Kết luận
- Nghiên cứu thông tin, nêu được:
+ Do ảnh hưởng của môi trường
+Do con người gây đột biến nhân tạo
- Vài học sinh phát biểu, cả lớp bổ sung hoàn chỉnh
- Học sinh quan sát hình, nêu được:
+ Đột biến có lợi: Cây cứng, nhiều bông ở lúa
+ Đột biến có hại:Lá mạ màu trắng, đầu và chân sau của lợn bị dị dạng
- Giải thích được: Do biến đổi ADN à Biến đổi trình tự các a.aminà Biến đổi kiểu hình
- Học sinh báo cáo , cả lớp nhận xét
II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen:
- Tự nhiên: Do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN 
dưới ảnh hưởng của môi trường ngoài và trong cơ thể
- Thực nghiệm: Con người gây ra các đột biến bằng tác nhân lí, hoá
III. Vai trò của đột biến gen:
- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho sinh vật
- Đột biến gen đôi khi có lợi cho con ngườià Có ý nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt
IV. Củng cố:
- Học sinh đọc kết luận cuối bài
- Đột biến gen là gì? Kể tên các dạng đột biến gen?
- Tại sao đột biến gen thường có hại cho sinh vật?
- Hãy tìm thêm 1 số đột biến gen phát sinh trong tự nhiên hoặc do người tạo ra?
V. Dặn dò: 
Học bài ghi, trả lời các câu hỏi cuối bài
 Nghiên cứu bài mới” Đột biến cấu trúc NST”
- Vẽ hình 22, trả lời các câu hỏi dưới hình vào vở bài soạn
Tiết:23
ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
Ngày soạn: 28/10/09
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Trình bày được khái niệm và 1 số dạng đột biến cấu trúc NST
- Giải thích được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc NST đối với sinh vật và con người
2. Kĩ năng :
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ : Biết bảo vệ môi trường
II. Đồ dùng dạy học: Tranh phóng to h. 22 (sgk ) 
- Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Đột biến gen là gì? Có những dạng nào? Cho ví dụ
+ Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất?
3. Bài mới:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Ghi bảng
* Hoạt động 1:Đột biến cấu trúc NST là gì?
- Phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu quan sát h 22à Hoàn thành phiếu học tập
- Treo bảng phụ, gọi đại diện nhóm lên điền
- Chốt lại đáp án đúng
- Vậy đột biến NST là gì? có những dạng nào?
- Nhấn mạnh thêm: Ngoài 3 dạng trên còn có dạng đột biến chuyển đoạn
- Quan sát kĩ h 22, lưu ý các đoạn có mũi tên ngắn( đen)
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến
- Đại diện 1 nhóm lên điền, các nhóm nhận xét, bổ sung
- Vận dụng kiến thức ở phiếu học tập, vài học sinh nêu khái niệm
- Cả lớp nhận xét, bổ sung và hoàn thiện
I.Đột biến cấu trúc NST
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST
- Các dạng: Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn
* Phiếu học tập:Các dạng đột biến cấu trúc NST
TT
NST ban đầu
NST bị biến đổi cấu trúc
Tên dạng đột biến
a
Gồm các đoạn ABCDEFGH
Mất đoạn H
Mất đoạn
b
Gồm các đoạn ABCDEFGH
Lặp lại đoạn BC
Lặp đoạn
c
Gồm các đoạn ABCDEFGH
Đoạn BCD đổi thànhDCB
Đảo đoạn
*Hoạt động 2: Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk
+Có những nguyên nhân nào gây đột biến cấu trúc NST?
-Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ 1,2
+ Vd 1 là dạng đột biến nào?
+ Vd nào có hại, Vd nào có lợi cho sinh vật và người?
+ Hãy cho biết tính chất ( lợi, hại) của đột biến cấu trúc NST?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung

File đính kèm:

  • docSinh hoc 9 HK I.doc
Giáo án liên quan