Giáo án Sinh học 9 - Chương trình giảng dạy học kỳ I

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết được thế nào là hiện tượng DT, BD.

- Biết được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của DTH.

- Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, kí hiệu cơ bản của DTH.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Phái triển tư duy phân tích so sánh.

3. Thái độ:

Xác định được những đặc điểm thuộc hiện tượng BD và DT trong tự nhiên.

II. Phương tiện:

- GV: + Tranh hay ảnh chân dung của Menđen, tiểu sử Menđen.

 + Tranh phóng to H 1.2: các cặp TT trong thí nghiệm của Menđen.

- HS: + Xem trước nội dung trong SGK.

 + Quan sát 1 số hiện tượng DT và BD trong tự nhiên.

III. Thông tin bổ sung:

- BD và DT diễn ra ở cấp độ phân tử và TB. T.tin DT được lưu giữ trong ADN ở TB. Sự nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự nhân đôi NST. Sự nhân đôi và phân li của NST phân bào sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Nhờ đó các TT của thế hệ trước được truyền đến thế hệ sau. Sự biến đổi và sắp xếp lại vật chất DT (ADN, NST) là cơ sở đưa đến sự khác nhau về TT giữa thế hệ sau so với thế hệ trước.

- Menđen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu do dễ trồng, phân biệt rõ ràng các TT tương phản, tự thụ phấn nghiêm ngặt, dễ tạo dòng thuần. Lai hoa là công việc hết sức tỉ mỉ và cẩn thận.

 IV. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định:

- GV điểm danh, sinh hoạt 1 số nội quy – phương thức học tập bộ môn.

- Chia nhóm cho hoạt động dạy và học ( sử dụng lâu dài).

2. Bài mới:

a/ Mở bài:

Trong đàn gà con mới nở, quan sát 1 số đặc điểm bên ngoài ta thấy 1 số gà con giống hệt gà mẹ, ngược lại 1 – 2 con có đặc điểm khác so với bố mẹ. Vì sao con được sinh ra lại có những TT giống hay khác bố, mẹ ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở bài hôm nay “Menđen và DTH”.

b/ Phát triển bài:

I – DI TRUYỀN HỌC:

Mục tiêu: Biết được DT, BD. Mối quan hệ giữa DT và BD, nhiệm vụ và ý nghĩa của DTH.

3. Củng cố – đánh giá:

1. Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của DTH.

2. Nội dung cơ bản của PP phân tích các thế hệ lai của Menđen.

3. Em hãy khoanh tròn vào 1 trong các chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.

a. TT: Đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lí của 1 cơ thể.

b. Cặp TT tương phản: 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng 1 TT.

c. Dòng TC: Giống có đặc tính DT đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước.

d. Cả a, b, c đều đúng.

Đáp án: Câu d.

4. Dặn dò – hướng dẫn về nhà:

- Học bài, trả lời câu hỏi 4* trong SGK (không bắt buộc).

- Đọc mục “Em có biết”.

- Xem trước bài 2 “Lai 1 cặp TT”

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được các khái niệm KH, KG, thể đồng hợp, thể dị hợp.

- Phát biểu được nội dung quy luật phân li và mô tả được thí nghiệm lai 1 cặp TT của Menđen.

2. Kỹ năng:

- Phân tích được thí nghiệm lai 1 cặp TT của Menđen.

- Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen. Hiểu cách làm thí nghiệm của Menđen với cây đậu Hà Lan.

- Rèn luyện được kĩ năng phân tích số liệu và kênh hình.

3. Thái độ:

Vận dụng kiến thức đã học giải thích sự thoái hoá giống

 II. Phương tiện:

- GV: Tranh phóng to H 2.1 và 2.2 SGK (Sơ đồ thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan và sơ đồ sự di truyền màu hoa ở đậu Hà Lan)

- HS: Xem trước nội dung trong SGK; các kiến thức về DT (tiết 1).

III. Thông tin bổ sung:

- Kết quả theo dõi ở 7 cặp TT đều chỉ tỉ lệ KH ở F2 là 3 : 1. Đây là kết quả thuận lợi giúp cho Menđen nhanh chóng phát hiện ra quy luật phân li về KH là 3 trội : 1 lặn.

- Theo Menđen, các TB sinh dục hay giao tử là thuần khiết, nghĩa là mỗi giao tử chỉ chứa 1 gen trong cặp.

- Sự hình thành các loại giao tử ở cơ thể lai F1, sự phân phối các gen trội và lặn với tần số như nhau ở các giao tử đực và cái là điều chủ yếu nhất trong phát minh của Menđen. Vì vậy bản chất của quy luật phân li chính là sự phân li của cặp nhân tố DT (cặp gen) trong quá trình hình thành giao tử của cơ thể lai F1 Aa với xác suất như nhau, nghĩa là tỉ lệ 1A : 1a. Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đực và giao tử cái với tỉ lệ như trên đã tạo ra F2 có tỉ lệ 1AA : 2Aa : 1aa.

- Trường hợp Aa có KH trội hoàn toàn là do gen A át hoàn toàn gen a.

 IV. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định:

KTSS – ghi tên HS vắng.

2. Kiểm tra bài cũ:

Trình bày nội dung cơ bản của PP phân tích các thế hệ lai của Menđen.

3. Bài mới:

a/ Mở bài:

 

doc119 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Chương trình giảng dạy học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIỮA GEN VÀ ARN
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-	HS mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN.
-	Biết xác định những đặc điểm giống và khác nhau cơ bản giữa ARN và ADN.
-	Trình bày đặc điểm sơ bộ quá trình tổng hợp ARN và nguyên tắc quá trình này.
2. Kỹ năng:
-	Rèn luyện tư duy phân tích, so sánh.
-	Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
II. Phương tiện:
- GV: Tranh phóng to H17.1, 2.
- HS:	 Quan sát trước H17.1, 2 + Xem trước nội dung trong SGK.
III. Thông tin bổ sung:
-	Các dạng ARN tham gia quá trình sinh tổng hợp prôtêin: mARN, tARN, rARN.
-	Một số điểm khác biệt trong quá trình phiên mã ở SV nhân sơ và nhân chuẩn: Các gen ở SV nhân sơ đều được phiên mã bởi 1 polimeraza duy nhất, còn SV nhân chuẩn có 3 loại ARN polimeraza tham gia phiên mã cho các loại gen khác nhau.
IV. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định: 
KTSS – ghi tên HS vắng.
2. Kiểm tra bài cũ:
Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN.
3. Bài mới:
a/ Mở bài: 
Axit nuclêic gồm 2 loại: ADN và ARN. ARN giống và khác ADN ở điểm nào ? ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào ?
b/ Phát triển bài:
I – ARN: 
Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo và chức năng của ARN. Trình bày được những điểm giống và khác nhau trong cấu trúc giữa ARN và ADN.
Hoạt động của GV
- GV yêu cầu HS đọc T.tin SGK, quan sát H17.1. Nêu câu hỏi:
 + ARN có thành phần hóa học ntn ?
 + Trình bày cấu tạo của phân tử ARN.
- GV dẫn dắt, gợi ý HS trả lời, GV nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức.
- GV yêu cầu HS đọc lệnh, thảo luận nhóm (2’) điền vào bảng 17 SGK.
- GV treo bảng phụ kẻ sẵn bảng 17.
- GV nhận xét, hoàn chỉnh nội dung ở bảng phụ.
Hoạt động của HS
- HS đọc, thu nhận T.tin SGK, trả lời câu hỏi:
 + ARN cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P.
 + ARN cấu tạo gồm 4 loại nuclêôtit là: A(Ađênin), G(Guanin), X(Xitôzin), U(Uraxin). Phân tử ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là Nuclêôtit.
- HS khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh kiến thức.
- 1 HS đọc lệnh SGK. Thảo luận nhóm hoàn chỉnh kiến thức. Đại diện nhóm điền vào bảng phụ.
- Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS ghi nhớ kiến thức.
Bảng 17: So sánh ARN và ADN
Đặc điểm
ARN
ADN
Số mạch đơn
1
2
Các loại đơn phân
A, U, G, X
A, T, G, X
- GV phân tích: Tùy theo chức năng mà ARN chia thành các loại khác nhau: mARN, tARN, rARN.
 + ARN có cấu tạo và chức năng ntn?
- HS ghi nhớ kiến thức.
- HS tự ghi tiểu kết.
Tiểu kết: 
ARN là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do nhiều đơn phân là 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X liên kết tạo thành 1 chuỗi xoắn đơn. ARN cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P.
II – ARN ĐƯỢC TỔNG HỢP THEO NGUYÊN TẮC NÀO? 
Mục tiêu: Trình bày được quá trình tổng hợp và nguyên tắc tổng hợp ARN.
Hoạt động của GV
- GV tiếp tục yêu cầu HS đọc và nghiên cứu T.tin SGK, nêu câu hỏi:
 + ARN được tổng hợp ở kì nào của chu kì TB ?
-GV mô tả quá trình tổng hợp ARN dựa vào H17.2.
- GV yêu cầu HS vận dụng H17.1, thảo luận nhóm (5’) trả lời 3 câu hỏi SGK.
- GV gọi lần lượt 3 nhóm trình bày.
 + 1 phân tử ARN được tổng hợp dựa vào 1 hay 2 mạch đơn của gen ?
 + Các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau để tạo cặp trong quá trình hình thành mạch ARN ?
 + Có nhận xét gì về trình tự các loại đơn phân trên mạch ARN so với mỗi mạch đơn của gen ?
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
- Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn T.tin còn lại. Hỏi:
 + Quá trình tổng hợp ARN theo nguyên tắc nào ?
 + Nêu mối quan hệ gen – ARN.
- GV hoàn chỉnh tiểu kết.
Hoạt động của HS
- HS đọc T.tin, tự thu nhận kiến thức, vận dụng trả lời câu hỏi của GV:
 + ARN được tổng hợp ở kì trung gian tại NST. ARN được tổng hợp từ ADN.
- HS nhận xét, ghi nhận kiến thức.
- HS quan sát và vận dụng H17.2, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm nêu kết quả:
 + ARN tổng hợp dựa vào 1 mạch đơn.
 + Liên kết theo nguyên tắc bổ sung: A – U, T – A, G – X, X – G.
 + ARN có trình tự tương ứng với mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. ARN tách khỏi gen ® chất TB.
- HS khác nhận xét, bổ sung kiến thức.
- HS đọc tiếp T.tin, vận dụng trả lời:
 + Theo nguyên tắc bổ sung: A – U, T – A, G – X, X – G.
- HS trả lời theo SGK. Ghi tiểu kết.
Tiểu kết: 
- Quá trình tổng hợp ARN tại NST ở kì trung gian.
- ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là 1 mạch của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. Do đó, trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các nuclêôtit trên mạch ARN.
HS đọc kết luận khung màu hồng trong SGK.
4. Củng cố – đánh giá: 
Chọn phương án đúng trong các câu sau:
1. Loại ARN có chức năng truyền đạt T.tin DT ?
a. tARN.	b. mARN.	c. rARN.	d. Cả a, b và c.
2. Chọn các chữ, các từ phù hợp để điền vào bảng sau:
a. A, T, G, X.	b. A, U, G, X.	c. Một.	d. Hai.
Đặc điểm
ARN
ADN
Số mạch đơn
1..............
3..............
Các loại đơn phân
2..............
4..............
Đáp án: 	1a;	2.	1c; 2b; 3d; 4a.
5. Dặn dò – hướng dẫn về nhà: 
-	Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK, làm BT.
-	Đọc phần “Em có biết”.
-	Xem trước bài mới “Prôtêin”. Quan sát trước H18.
Tuần 9
Tiết 18
Ngày soạn:..
Ngày dạy:
Bài 18. PRÔTÊIN
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-	HS nêu được thành phần hóa học của prôtêin, phân tích được tính đặc thù và đa dạng của nó.
-	Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân tạo ra tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin.
-	Trình bày được các chức năng của prôtêin.
2. Kỹ năng:
-	Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
-	Rèn tư duy phân tích, hệ thống hóa kiến thức.
3. Thái độ:
Có ý thức tốt trong ăn uống, cung cấp đủ lượng prôtêin cho cơ thể.
II. Phương tiện:
- GV: Tranh phóng to H.14 tr 58 SGK.
- HS:	+ Quan sát trước H.13 + Xem trước nội dung trong SGK.
	+ Chuẩn bị 1 số loại prôtêin: lòng trắng trứng, da, lông vũ, móng, guốc của ĐV.
III. Thông tin bổ sung:
Prôtêin là loại đa phân tử (pôlime) mà đơn phân là axit amin, thuộc 20 loại khác nhau. Vì vậy, nó là chất dị trùng hợp SH.
Công thức khái quát của axit amin là: NH2 – CHR – COOH. Các axit amin được nối với nhau bằng liên kết peptit. Một chuỗi polipeptit có từ hàng chục đến hàng trăm axit amin.
Cấu trúc bậc 1 chính là mạch polipeptit có tính đặc thù do các axit amin được sắp xếp theo 1 trật tự xác định. Ở đầu mạch polipeptit là nhóm amin, cuối mạch là nhóm cacbôxyl.
Cấu trúc bậc 2 là mạch polipeptit tạo các vòng xoắn lò xo (xoắn a).
Cấu trúc bậc 3 là hình dạng của phân tử prôtêin trong không gian 3 chiều do xoắn bậc 2 cuộn nếp, ở dạng sợi hay dạng cầu.
Cấu trúc bậc 4 là cấu trúc của prôtêin gồm 2 hoặc nhiều polipeptit kết hợp với nhau.
Prôtêin có chức năng vận chuyển, chuyển động, bảo vệ, cung cấp năng lượng, chống đỡ cơ học, truyền xung thần kinh.
IV. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định: 
KTSS – ghi tên HS vắng.
2. Kiểm tra bài cũ: 
ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào?
3. Bài mới:
a/ Mở bài: 
Prôtêin đảm nhận nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ cấu trúc và hoạt động sống của TB, biểu hiện thành các TT của cơ thể. Cấu trúc của prôtêin ntn mà có thể đảm nhận những chức năng trên ?
b/ Phát triển bài:
I – CẤU TRÚC CỦA PRÔTÊIN: 
Mục tiêu: - Phân tích được tính đa dạng và đặc thù của prôtêin.
	 - Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin.
Hoạt động của GV
- GV yêu cầu HS đọc và nghiên cứu T.tin SGK. Nêu câu hỏi:
 + Thành phần hóa học và cấu tạo của prôtêin ntn ?
- GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh kiến thức. 
- Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn T.tin còn lại, chia nhóm, thảo luận (3’) trả lời các câu hỏi:
 + Tính đặc thù của prôtêin được thể hiện ntn ?
 + Yếu tố nào xác định sự đa dạng của prôtêin ?
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS quan sát H18, thông báo: Tính đa dạng và đặc thù còn biểu hiện ở cấu trúc không gian.
- GV nêu tiếp câu hỏi:
 + Tính đặc trưng của prôtêin còn được thể hiện thông qua cấu trúc không gian ntn ?
- GV nêu câu hỏi tổng kết lại kiến thức:
 + Vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù? Tính đặc thù của prôtêin được thể hiện thông qua cấu trúc không gian ntn ?
Hoạt động của HS
- 1 HS đọc T.tin, sử dung T.tin SGK để trả lời:
 + Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm các nguyên tố: C, H, O, N. Prôtêin là đại phân tử được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là axit amin.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc T.tin, thảo luận nhóm thống nhất kiến thức. Đại diện nhóm trả lời câu hỏi:
 + Tính đặc thù thể hiện ở số lượng, thành phần, trình tự của axit amin.
 + Sự đa dạng do cách sắp xếp khác nhau của 20 loại axit amin.
- Đại diện các nhóm bổ sung.
- HS quan sát H18, đối chiếu các bậc cấu trúc. Ghi nhớ kiến thức.
- HS xác định được:
 + Tính đặc trưng của prôtêin được thể hiện ở cấu trúc bậc 3 và bậc 4.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS tóm lại những kiến thức đã nêu từ đầu, HS khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh tiểu kết. Ghi tiểu kết vào vở.
Tiểu kết: 
- Prôtêin là 

File đính kèm:

  • docGA Sinh 9 HKI.doc