Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012

Bài 7 : BỘ XƯƠNG

 

A – Mục tiêu

+ Nêu được ý nghĩa của hệ vận động trong đời sống.

- HS kể tên được các phần chính của bộ xương người và xác định được vị trí một số xương chính ngay trên cơ thể mình.

- Phân biệt được các loại xương dài, xương ngắn, xương dẹt về hình dáng và cấu tạo.

- Phân biệt được các loại khớp xương, nắm vững cấu tạo từng loại khớp.

+ Rèn kĩ năng quan sát tranh, mô hình, nhận biết kiến thức.

- Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát. Kĩ năng hoạt động nhóm.

+ Giáo dục ý thức bảo vệ và giữ gìn bộ xương bản thân.

B – ĐDDH

Tranh (mô hình) xương người, tranh cấu tạo một đốt sống điển hình.

C – Hoạt động dạy học

 + Ổn định tổ chức

 + Bài mới

HĐ 1- Tìm hiểu về bộ xương

a- Vai trò của bộ xương

GV treo tranh bộ xương người, yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu SGK

+ Bộ xương có vai trò gì ?

 

- Yêu cầu HS rút ra kết luận. HS nghiên cứu SGK tr 25 và quan sát H7.1 kết hợp với kiến thức lớp dưới trả lời câu hỏi.

- HS trình bày ý kiến, lớp bổ sung hoàn chỉnh kiến thức.

 KL1a: Bộ xương tạo khung giúp cơ thể có hình dạng

 nhất định (dáng đứng thẳng) là chỗ bám cho các cơ,

 giúp cơ thể vận động. Tạo khoang bảo vệ các nội quan.

 b- Thành phần của bộ xương.

+ Bộ xương gồm mấy phần ? Nêu đặc điểm của mỗi phần ?

- GV cho HS xác định vị trí các xương ngay trên chính cơ thể mình, trên mô hình.

 

- GV gọi đại diện lên trình bày tranh, trên cơ thể người, GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.

- Yêu cầu rút ra KL HS tự nghiên cứu SGK tr 25, quan sát H7.1; H 7.2; H 7.3 và mô hình xương người, xương thỏ.

Trao đổi nhóm hoàn thanh câu trả lời.

- Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét bổ sung.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 7 tháng 9 năm 2011
Tuần 4 
Tiết 7
CHƯƠNG II : VẬN ĐỘNG
Bài 7 : BỘ XƯƠNG 
A – Mục tiêu 
+ Nêu được ý nghĩa của hệ vận động trong đời sống.
- HS kể tên được các phần chính của bộ xương người và xác định được vị trí một số xương chính ngay trên cơ thể mình.
- Phân biệt được các loại xương dài, xương ngắn, xương dẹt về hình dáng và cấu tạo.
- Phân biệt được các loại khớp xương, nắm vững cấu tạo từng loại khớp.
+ Rèn kĩ năng quan sát tranh, mô hình, nhận biết kiến thức.
- Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát. Kĩ năng hoạt động nhóm.
+ Giáo dục ý thức bảo vệ và giữ gìn bộ xương bản thân. 
B – ĐDDH
Tranh (mô hình) xương người, tranh cấu tạo một đốt sống điển hình.
C – Hoạt động dạy học
 + Ổn định tổ chức
 + Bài mới
HĐ 1- Tìm hiểu về bộ xương
Vai trò của bộ xương 
GV treo tranh bộ xương người, yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu SGK
+ Bộ xương có vai trò gì ?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
HS nghiên cứu SGK tr 25 và quan sát H7.1 kết hợp với kiến thức lớp dưới trả lời câu hỏi.
- HS trình bày ý kiến, lớp bổ sung hoàn chỉnh kiến thức.
 KL1a: Bộ xương tạo khung giúp cơ thể có hình dạng
 nhất định (dáng đứng thẳng) là chỗ bám cho các cơ,
 giúp cơ thể vận động. Tạo khoang bảo vệ các nội quan.
 b- Thành phần của bộ xương.
+ Bộ xương gồm mấy phần ? Nêu đặc điểm của mỗi phần ? 
- GV cho HS xác định vị trí các xương ngay trên chính cơ thể mình, trên mô hình.
- GV gọi đại diện lên trình bày tranh, trên cơ thể người, GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- Yêu cầu rút ra KL
HS tự nghiên cứu SGK tr 25, quan sát H7.1; H 7.2; H 7.3 và mô hình xương người, xương thỏ. 
Trao đổi nhóm hoàn thanh câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét bổ sung.
 KL1b: Bộ xương người gồm: xương đầu, xương thân, xương chi. 
 Xương đầu : xương mặt, xương sọ.
 Xương thân: xương cột sống, xương lồng ngực.
 Xương cột sống có nhiều đốt, có 4 chỗ cong
GV yêu cầu HS quan sát tranh 1 đốt sống để tìm hiểu cấu tạo ống chứa tủy.
+ Bộ xương người thích nghi với dáng đứng thẳng thể hiện như thế nào ?
+ Xương tay và chân có đặc điểm gì ? Ý nghĩa ?
+ Có mấy loại xương ? Dựa vào đâu để phân biệt các loại xương ? 
+ Xương lồng ngực: xương sườn, xương ức.
-Xương chi: X. chi trên, X chi dưới
(đai xương: đai vai, đai hông)
HS trao đổi để thấy được: 
Các phần xương gắn khớp phù hợp trọng lực cân.
- Lồng ngực mở rộng sang hai bên nên tay được giải phóng. 
HĐ 2- Phân biệt các loại xương
 (Không dạy)
+ Hãy xác định các loại xương trên tranh hay trên cơ thể? 
+ Chia 3 loại xương: (dựa vào hình dạng và cấu tạo): Xương dài, xương ngắn, xương dẹt.
 HĐ 3- Khớp xương
- GV đưa câu hỏi lên bảng phụ:
 + Thế nào gọi là 1 khớp xương ? 
+ Nêu đặc điểm từng loại khớp ? Mô tả 1 khớp động ? (GV có thể sử dụng PHT dạng bảng để HS hoàn thiện dễ)
- GV gọi đại diện một vài nhóm trình bày trên tranh, hình.
- GV thông báo ý đúng sai và hoàn thiện kiến thức.
HS tự nghiên cứu thông tin trong SGK và quan sát H 7.4 SGK tr 26. 
-Trao đổi nhóm đi đến thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm lần lượt trả lời, nhóm khác theo dõi, bổ sung.
HS tự rút ra kiến thức.
 KL3: - Khái niệm khớp xương: Là nơi tiếp giáp giữa 
 các đầu xương.
 + Khớp động: Ở 2 đầu xương có lớp sụn, giữa là 
 dịch khớp, bên ngoài có dây chằng – Giúp cử động dễ dàng
 + Khớp bán động: Giữa hai đầu xương là đĩa sụn
 nên hạn chế cử độngcủa xương. 
 + Khớp bất động: Các xương gắn chặt bằng khớp răng cưa 
 nên không cử động được.
+ Trong bộ xương người, chiếm chủ yếu là loại xương nào ? Ý nghĩa đối với hoạt động sống của con người ? 
- Yêu cầu HS đọc KL chung cuối bài.
- Chiếm chủ yếu là khớp động và khớp bán động, giúp con người vận động dễ dàng.
- KL chung SGK 
 + Củng cố - KTĐG
HS lên xác định các phần của xương trên tranh.
 + HDVN 
+ Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục “ Em có biết ”. 
Mỗi nhóm chuẩn bị một mẩu xương đùi ếch (xương sườn gà), diêm (bật lửa ) 
---------------------------------------------------------------
Ngày 7 tháng 9 năm 2011
Tiết 8
Bài 8: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG.
A – Mục tiêu 
+ HS nêu được cấu tạo, thành phần, tính chất của một xương dài, từ đó nêu được cơ chế lớn lên và dài ra của xương.
- Xác định dược thành phần hóa học của xương để chứng minh được tính chất đàn hồi và cứng rắn của xương.
+ Quan sát tranh hình, thí nghiệm để tìm ra kiến thức.
- Biết tiến hành thí nghiệm đơn giản trong giờ học lí thuyết.
+ Giáo dục HS ý thức bảo vệ xương, liên hệ với thức ăn của lứa tuổi HS.
B – ĐDDH	
Tranh vẽ H 8.1 – cấu tạo một xương dài; H 8.2 – cấu tạo đầu xương dài.
 H 8.3 – Cấu tạo một xương ngắn (1 xương đốt sống); H 8.4 .
C – Hoạt động dạy học 
 + Ổn định tổ chức 
 + Kiểm tra bài cũ 
+ Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào ?
+ Nêu vai trò của từng loại khớp ?
 + Bài mới 
 HĐ 1- Cấu tạo xương 
ĐVĐ: Xương có cấu tạo ntn để phù hợp với chức năng của nó: (nâng đỡ cơ thể) 
 a- Cấu tạo một xương dài 
+ Xương dài có cấu tạo ntn ? 
+ Cấu tạo hình ống và đầu xương như vậy có ý nghĩa gì với chức năng của xương ?
-GV treo tranh H 8.1 
+ Cấu tạo và chức năng một xương dài ?
HS tìm hiểu SGK, ghi nhớ kiến thức.
Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến. 
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. 
 KL1a: Nội dung kiến thức ở bảng 8.1. 
 b- Cấu tạo và chức năng xương ngắn và xương dẹt.
+ Hãy kể một số xương ngắn và xương dệt ở cơ thể người ? 
GV yêu cầu HS quan sát H 8.2, H 8.3 và H 8.4 
+ Xương dẹt và xương ngắn có cấu tạo và chức năng gì ?
HS nghiên cứu thông tin SGK và H 8.3 trả lời câu hỏi.
-Một (vài) HS trả lời, HS khác bổ sung.
- Rút ra kết luận.
 KL1b: Đều cấu tạo: bên ngoài là mô xương cứng, 
 trong là mô xương xốp có chứa tủy đỏ.
GV yêu cầu liên hệ với thực tế.
+ Với cấu tạo hình trụ rỗng, phần đầu có nan hình vòng cung tạo các ô giúp các em liên hệ tới cấu trúc nào trong đời sống ? 
( Ứng dụng trong xây dựng đảm bảo bền vững và tiết kiệm vật liệu) 
- HS trao đổi với nhau để thấy được những ứng dụng của con người trong thực tế.
 HĐ 2- Thành phần hóa học và tính chất của xương
GV cho HS biểu diễn thí nghiệm.
 + Khi đốt, phần nào của xương cháy có mùi khét ? (chất gì cháy) 
+ Tại sao sau khi ngâm xương vào dung dịch axít, xương lại bị dẻo và có thể kéo dài, thắt nút lại được.
+ Thành phần hóa học và tính chất của xương ? 
HS biểu diễn thí nghiệm.
- Thả 1 xương đùi ếch vào cốc dung dịch Hcl 10%.
- Kẹp xương đùi ếch đưa đốt trên lửa đèn cồn.
- HS quan sát các hiện tượng xảy ra, nghi nhớ và thâý được :
- Chất hữu cơ cháy.
- Chất vô cơ tan trong dng dịch axít 
 KL2: Xương gồm: 
 + Chất vô cơ (muối canxi) và chất hữu cơ (cốt giao) 
 - Tính chất: rắn chắc và đàn hồi. 
 HĐ 3- Sự lớn lên và dài ra của xương. 
+ Xương dài ra và to lên là do đâu? 
- GV đánh giá phần trao đổi của các nhóm (bổ sung và giải thích để HS hiểu) 
HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp quan sát H 8.4 và H 8.5 tr 29, 30 
- Ghi nhớ kiến thức.
- HS trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi.
 KL3: Xương dài ra do sự phân chia tế bào ở lớp 
 sụn tăng trưởng
 Xương to thêm nhờ sự phân chia của các 
 tế bào màng xương. 
 HS đọc KL chung SGK. 
 + Củng cố - KTĐG 
 Kiểm tra 15 phút – Đề bài.
I. Đánh dấu ( ) vào đầu câu đúng nhất. 
1, Tế bào động vật khác tế bào thực vật:
 a, Không có màng tế bào.
 b, Không có ti thể.
 c, Không có diệp lục. 
 d, Không có dịch tế bào. 
2, Đây là nơi sản sinh năng lượng cho tế bào và co cơ thể.
 a, Nhân.
 b, ti thể.
 c, Màng tế bào
 d, Chất tế bào.
3, Cung phản xạ gồm các khâu:
 a, Cơ quan thụ cảm, trung ương thần kinh, nơron li tâm, nơron hướng tâm.
 b, Cơ quan phản ứng, nơron li tâm, trung ương thần kinh, nơron hướng tâm
 c, Cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, trung ương thần kinh, nơron li tâm, cơ quan phản ứng.
 d, Cơ quan trung ương thần kinh, dây thần kinh.
II. Hãy vẽ và chú thích một nơron.
III. Biện pháp bảo vệ bộ xương của mỗi người ?
 Đáp án – biểu điểm.
Câu I. 3đ; Mỗi ý đúng được 1đ.
 1, c; 2, b; 3, c; 
Câu II 5đ; Yêu cầu vẽ và chú thích được nơron.
Câu III. 2đ; HS liên hệ được với thực tế bản thân.
 + HDVN 
Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
Tìm hiểu về cơ.
---------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuần 4.lop 8.doc