Đề cương hướng dẫn ôn tập học kì I môn Sinh học lớp 8

Câu2:Nêu hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng ?

 Nhờ hoạt động phối hợp của răng,lưỡi,

 các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt

làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mềm,

 nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt

Một phần tinh bột được enzim Amilaza biến đổi thành đường Mantôzơ

Câu3:Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch ?

-Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật.

-Sống sao cho vui vẻ, tránh lo âu, sợ hãi

Không sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, hêrôin

Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim như bạch hầu.

-Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp.

-Cần kiểm tra sức khẻo định kì.

-Tập TD thường xuyên, vừa sức

-Cần điều trị kịp thời các bệnh như cúm

Câu4: a.Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp trong hệ mạch càng nhỏ?

 b.Ở một người có huyết áp là 120 / 80, em hiểu điều đó như thế nào?

a.Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, tính tương đương mmHg / cm2

Càng xa tim huyết áp trong hệ mạch lại càng nhỏ vì năng lượng do tâm thất co đẩy máu lên thành mạch càng giảm

b. Huyết áp là 120 / 80 là cách nói tắt được hiểu:

 + Huyết áp tối đa là 120 mmHg/cm2 ( lúc tâm thất co )

 + Huyết áp tối thiểu là 80 mmHg/cm2 ( lúc tâm thất giãn )

 Đó là người có huyết áp bình thường.

Câu 5. a/ Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu ?

 b/ Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào ? Trong tuyến nước bọt có enzim nào ? enzim này có tác dung gì?

 

doc6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương hướng dẫn ôn tập học kì I môn Sinh học lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc ,mạch) và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
b/Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động: ăn và uống ,vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa,tiêu hóa thức ăn ,hấp thụ các chất dinh dưỡng ,thải phân.
Trong tuyến nước bọt có enzim amilaza ,enzim này biến đổi một phần tinh bột thành đường mantôzơ
Câu 6. a/ Máu gồm những thành phần nào ? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu?
 b/ Một chu kì co dãn của tim kéo dài bao nhiêu giây ? Kể các pha trong một chu kì tim ?
a/ Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%).Các tế bào máu gồm hồng cầu ,bạch cầu và tiểu cầu.
Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch ;vận chuyển các chất dinh dưỡng ,các chất cần thiết và các chất thải.
Hồng cầu :vận chuyển ôxi và cacbonic . .
b/ Một chu kì co dãn tim kéo dài 0,8 giây.Gồm 3 pha:pha nhĩ co,pha thất co, pha dãn chung.
Câu 7. a/Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ ?
b/Vì sao những người nghiện rượu thường mắc các chứng bệnh về gan (gan nhiễm mỡ, xơ gan ,ung thư gan )?
a/ Do cơ thể không được cung cấp đủ ôxi nên tích tụ axit lactic đầu độc cơ 
b/Khả năng khử độc của gan là rất lớn,nhưng không phải là vô tận ,người uống nhiều rượu ,gan làm việc quá sức sẽ suy kiệt dần ,các tế bào gan sẽ thoái hóa
Câu 8. Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả ?
-Cần hình thành thói quen ăn uống hợp vệ sinh
-Ăn khẩu phần ăn hợp lí 
-Ăn uống đúng cách 
-Vệ sinh răng miệng sau khi ăn để bảo vệ hệ tiêu hóa tránh các tác nhân có hại và hoạt động tiêu hóa có hiệu quả
Câu 9. Hoàn chỉnh sơ đồ truyền máu sau: 
 	A
	 A 
 O O	AB AB 	
	B
	B
 Khi truyền máu cần tuân thủ những nguyên tắc nào? 	
Sơ đồ truyền máu: 
	A
	 A 
 O O	AB AB 	
	B
	B
Khi truyền máu cần tuân thủ những nguyên tắc: 
- Cần xét nghiệm máu trước khi truyền để: 
+ Lựa chọn nhóm máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch) 
+Tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh. 
Câu 10. Về mặt sinh học “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì? 
Về mặt sinh học “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa: 
-Nếu thức ăn được nhai kĩ, thì thức ăn sẽ được làm nhuyễn hơn, đảo trộn kĩ hơn. 
-Thức ăn sẽ thấm đều nước bọt và các dịch tiêu hóa. 
-Lúc bấy giờ các thành phần trong thức ăn được biến đổi và được hấp thụ kĩ hơn. 
-Vì thế các hoạt động biến đổi và hấp thụ này cần nhiều thời gian hơn nên ta cảm thấy no lâu. 
Câu 11. a.Hô hấp là gì?
b.Hoạt động trao đổi khí ở phổi và ở tế bào diễn ra như thế nào? 
c.Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?
a.Hô hấp: là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. 
b.Trao đổi khí ở phổi: là sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí qua phế nang.
Trao đổi khí ở tế bào: là sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào, và của CO2 từ tế bào vào máu. 
c.Quá trình hô hấp gồm: 
 + Sự thở 
 + Trao đổi khí ở phổi 
 + Trao đổi khí ở tế bào 
Câu 12. Trình bày sự vận chuyển máu qua hệ mạch?
-Sự vận chuyển máu qua hệ mạch:
-Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ sức đẩy của tim, áp lực trong mạch và vận tốc máu.
-Ở động mạch: vận tốc máu lớn nhờ sự co dãn của thành mạch.
-Ở tỉnh mạch: máu vận chuyển nhờ:
+ Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch. 
+ Sức hút của lồng ngực khi hít vào. 
+ Sức hút của tâm nhỉ khi dãn ra 
 + Nhờ có van tim một chiều. 
Câu 13.Là học sinh, em cần làm gì để vệ sinh hệ vận động?
 Để vệ sinh hệ vận động:
-Cần phải thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao. 
-Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, kết hợp tắm nắng. 
-Không mang vát vật nặng về một bên, phải đổi bên.
-Đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn, không cúi gò lưng, không nghiêng vẹo khi ngồi học và làm việc 
Câu 14 Ở người có những nhóm máu nào? Vẽ sơ đồ truyền máu? Khi truyền máu cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Ở người có 4 nhóm máu: A, B, AB và O
Sơ đồ truyền máu(câu 9)
Những nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu là:
- Truyền nhóm máu phù hợp đảm bảo hồng cầu người cho không bị ngưng kết trong máu người nhận.
- Truyền máu không có mầm bệnh.
- Truyền từ từ.
Câu 15: Trình bày các hoạt động của quá trình tiêu hóa? Vai trò của tiêu hóa với cơ thể người là gì?
Vai trò của tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruộtvà thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được.
Câu 16. Để có bộ xương chắc khỏe và hệ cơ phát triển cân đối chúng ta cần phải làm gì? Nêu các biện pháp để chống cong vẹo cột sống.
*Để có bộ xương chắc khỏe và hệ cơ phát triển cân đối cần:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lí.
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng sáng.
- Rèn luyện thân thể, lao động vừa sức.
*Để chống cong vẹo cột sống cần:
- Mang vác đều ở 2 vai.
- Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn.
Câu 17.Tại sao nói “Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của hầu hêt các ca ung thư phổi”?
“Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của các ca ung thư phổi” vì: trong khói thuốc lá có các tác nhân độc hại như nicôtin, nitrôzamin...
 làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí có thể gây ung thư phổi.
Câu 18. Sự tiêu hoá ở ruột non diễn ra như thế nào?
Biến đổi lí học:
 - Tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột tiết dịch giúp thức ăn được trộn và thấm đều dịch. 
 - Muối mật tách lipit thành giọt nhỏ biệt lập tạo nhũ tương hoá giúp phân nhỏ thức ăn 
Biến đổi hoá học:
 - Tinh bột enzim amilaza đường mantôzơ enzim amilaza đường glucôzơ. 
 - Prôtêin enzim tripsin peptit enzim tripsin axit amin. 
 - Lipit dịch mật các giọt lipit nhỏ enzim lipaza axit béo & glixerin.
Câu 19 Em hãy giải thích câu: “ Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”
Giải thích câu: “ Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”:
- Khi trời nóng, nước trong cơ thể bị mất nhanh, nhiều để giảm nhiệt, làm cho cơ thể thiếu nước nên ta thấy mau khát. 
- Khi trời lạnh, quá trình chuyển hoátrong cơ thể tăng (để tăng sinh nhiệt) nên ta mau đói.
Câu 20. Nêu các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp?
 - Cần tích cực xây dựng môi trường sống và làm việc có bầu không khí trong sạch, trồng nhiều cây xanh.
 - Không hút thuốc lá. 
 - Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi 
 - Không xả rác bừa bãi
Câu 21. Trình bày các thành phần cấu tạo của máu? Cho biết chức năng của máu và hồng cầu?
. Câu 22.Trình bày cơ chế của hiện tượng động máu?
Cơ chế hiện tượng đông máu :
- Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương các tiểu cầu sẽ bị vỡ và giải phóng enzim. 
- Enzim này sẽ làm cho chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. 
- Tơ máu sẽ kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông
- YÙ nghóa: baøo veä cô theå choáng maát maùu khi maïch maùu bò toån thöông
Câu 23. Các chất như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì phải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hóa? Con người có thể nhận những chất này theo con đường nào khác không?
* Các chất như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì phải qua những hoạt động của hệ tiêu hóa: ăn và uống. 
* Con người có thể nhận những chất này theo con đường khác: tiêm qua đường máu
Câu 24.Nêu diễn biến hoạt động nuốt và đẩy thức ăn xuống thực quản?
: Diễn biến của hoạt động nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản:
- Khi viên thức ăn được đặt trên mặt lưỡi, đầu tiên lưỡi nâng viên thức ăn lên chạm vòm miệng rồi hơi rụt lại đẩy viên thức ăn chuyển xuống họng và thực quản (phản xạ nuốt) 
- Khi nuốt, lúc lưỡi nâng lên thì đồng thời kéo nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản 
- Khi thức ăn lọt vào thực quản thì các cơ vòng ở thực quảnlần lượt co bóp đẩy dần viên thức ăn xuống dạ dày.
Câu 25 Giải thích hiện tượng liền xương khi gãy xương?
Khi xương bị gãy sẽ đựơc cố định lại thì màng xương sẽ phân chia tạo nên các tế bào xương mới,các tế bào này liên kết với nhau hình thành lớp màng xương nối hai phần xương gãy . Lớp màng này ngày một dày đồng thời với quá trình canxi hóa làm cho xương gãy được hàn lại
Câu 26. Miễn dịch là gì? Miễn dịch có những loại nào? Nêu khái niệm từng loại?
Miễn dịch là khả năng cơ thể không mắc một bệnh nào đó
- Có hai loại miễn dịch:
+ Miễn dịch tự nhiên(Bẩm sinh hoặc tập nhiễm) :Khả năng tự chống bệnh của cơ thể
+ Miễn dịch nhân tạo: Tạo cho cơ thể có khả năng miễn dịch bằng vắc xin
Câu 27. Thở sâu có lợi gì? Làm thế nào để có một hệ hô hấp khỏe mạnh. 
Thở sâu làm tăng dung tích sống và làm giảm lượng khí cặn trong phổi, do đó hoạt động hô hấp cũng hiêu quả hơn
 Để có một hệ hô hấp khỏe mạnh cần luyện tập thể dục thể thao phối hợp với tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé
Câu 28. Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào?
Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như sau:
-Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza( đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị.
-Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn gồm( 3-10 axitamin)
Câu 29. Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm lâu thì bở?
Giải thích xương động vật được hầm lâu thì bở: Khi hầm xương bò, lợn chất cốt giao bị phân hủy, vì vậy nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên xương bở
Câu 30. Thế nào là phản xạ ? cho ví dụ ?
Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh 
ví dụ : tay ta chạm vào nước nóng ta liền rụt tay lại 
Câu 31. Mẹ có nhóm máu B, có 3 người con: một người có nhóm máu A, một người có nh

File đính kèm:

  • docDE CUONG SINH8.doc