Giáo án Sinh học 8 - Tiết 3: Tế bào - Năm học 2011-2012

I/ Mục tiêu:

 Học xong bài này hs phải:

 1/ Kiến thức:

 - Hs phải nắm được thành phần cấu trúc cơ bản của Tb

 - Hs phân biệt được chức năng từng cấu trúc của Tb

 - Chứng minh được Tb là đơn vị chức năng của cơ thể

 2/ Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng Qs tranh hình, mô hình tìm kiến thức

 - Kỹ năng suy luận lôgic, kỹ năng hoạt động nhóm

 3/ Thái độ:

 - Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học

II/ Phương tiện dạy học:

 1/ Chuẩn bị của giáo viên:

 - Tranh vẽ cấu tạo Tb

 - Bảng phụ

 2/ Chuẩn bị của học sinh:

 - Đọc trước bài

 - Ôn lại cấu tạo Tb thực vật

III/ Hoạt động dạy học:

 1/ Kiểm tra bài cũ (5’)

 Câu 1 : Kể tên các hệ cơ quan và chức năng của mỗi hệ cơ quan trong cơ thể?

 Câu 2: Tại sao nói cơ thể là một khối thống nhất? Sự thống nhất của cơ thể do đâu? cho 1 VD chứng minh?

 2/ Bài mới

 a- Mở bài: (1’) mọi bộ phận, cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ Tb vì vậy Tb có cấu trúc và chức năng như thế nào? Có phải Tb là đơn vị nhỏ nhất trong cấu tạo và hoạt động sống của cơ thể?

 b- Triển khai bài :

Nội dung 1 : I/ CẤU TẠO TẾ BÀO

* Hoạt động 1: (7’) Tìm hieåu caùc thaønh phaàn chính cuûa teá baøo : maøng, nhaân, chaát nguyeân sinh

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tiết 3: Tế bào - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 2 	NS: 23/8/2011
Tiết: 3	 	ND: 30/8/2011
 Bài 3: TẾ BÀO
I/ Mục tiêu: 
 	Học xong bài này hs phải:
	1/ Kiến thức:
	- Hs phải nắm được thành phần cấu trúc cơ bản của Tb
	- Hs phân biệt được chức năng từng cấu trúc của Tb
	- Chứng minh được Tb là đơn vị chức năng của cơ thể
	2/ Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng Qs tranh hình, mô hình tìm kiến thức
	- Kỹ năng suy luận lôgic, kỹ năng hoạt động nhóm
	3/ Thái độ:
	- Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học
II/ Phương tiện dạy học:
	1/ Chuẩn bị của giáo viên:
	- Tranh vẽ cấu tạo Tb
	- Bảng phụ
	2/ Chuẩn bị của học sinh:
	- Đọc trước bài
	- Ôn lại cấu tạo Tb thực vật
III/ Hoạt động dạy học:
	1/ Kiểm tra bài cũ (5’) 
	Câu 1 : Kể tên các hệ cơ quan và chức năng của mỗi hệ cơ quan trong cơ thể?
	Câu 2: Tại sao nói cơ thể là một khối thống nhất? Sự thống nhất của cơ thể do đâu? cho 1 VD chứng minh?
	2/ Bài mới
	a- Mở bài: (1’) mọi bộ phận, cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ Tb vì vậy Tb có cấu trúc và chức năng như thế nào? Có phải Tb là đơn vị nhỏ nhất trong cấu tạo và hoạt động sống của cơ thể?
	b- Triển khai bài : 
☺ Nội dung 1 : I/ CẤU TẠO TẾ BÀO
* Hoạt động 1: (7’) Tìm hieåu caùc thaønh phaàn chính cuûa teá baøo : maøng, nhaân, chaát nguyeân sinh
TỔ CHỨC CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Gv thông tin: có nhiều loại Tb khác nhau về hình dạng, kích thước, chức năng nhưng Tb nào cũng có 3 phần cơ bản
- Gv treo tranh cấu tạo Tb
(?) Một Tb điển hình gồm những thành phần cấu tạo nào?
- Yc hs lên xác định trên tranh 
 MR: + Màng sinh chất có lổ để liên hệ với máu và dịch mô
 + Chất Tb có nhiều bao quan: tị thể, lưới nội chất, trung thể, bộ máy gôngi
 + Trong nhân có nhân con và NST
- Nghe → hiểu
- Qs tranh
- Dựa vào hình 3-1 SGK, lưu ý phần chú thích → ghi nhớ kiến thức →trả lời:
- Yc nêu được 3 phần cơ bản của Tb
 + Màng sinh chất
 + Chất Tb
 + Nhân
 Tiểu kết 1
	- Tế bào gồm 3 phần:
	+ Màng sinh chất
	+ Chất Tb: các bào quan
	+ Nhân: NST và nhân con
☺ Nội dung 2 :II/ CHỨC NĂNG CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG TẾ BÀO * Hoạt động 2: (10’)Tìm hieåu chöùc naêng cuûa caùc boä phaän trong teá baøo 
- Gv treo bảng phụ ghi nội dung bảng 3-1: giới thiệu chức năng các bộ phận của Tb
 Lưu ý: Chữ in nghiên ở bảng là chức năng của từng bộ phận Tb
- Yc Hs thảo luận (5’) trả lời các câu hỏi sau:
(?) Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của Tb? 
(?) Năng lượng để tổng hợp prôtêin lấy từ đâu?
(?) Màng sinh chất có vai trò gì?
 GV kết luận: các bào quan trong Tb có sự phối hợp hoạt động để Tb thực hiện chức năng sống
(?) Tại sao nói Tb là đơn vị chức năng của cơ thể?
 Nếu Hs không trả lời được thì Gv giảng giải
Vì: cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản như trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền đều được tiến hành ở Tb
 MR: Trong nhân có dịch nhân có chất nhiễm sắt khi tập trung lại làm thành NST, chứa chất AND đóng vai trò di truyền của cơ thể. Nhân con chứa ARN cấu tạo nên ribôxôm
- Nghe → ghi nhớ
- Thảo luận → thống nhất câu trả lời
 Tổng hợp và vận chuyển các chất
 NST trong nhân quy định đặc điểm cấu trúc prôtêin được tổng hợp trong Tb ở ribôxôm
 Trao đổi chất
 - Hs tự suy → nghĩ trả lời
 Tiểu kết 2
	 - Bảng 3-1 SGK
☺ Nội dung 3 : III/ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
* Hoạt động 3: (8’) Tìm hieåu 2 thaønh phaàn hoùa hoïc cuûa teá baøo
- Yc Hs dọc thông tin SGK
MR: axit nuclêic có 2 loại là ADN và ARN mang thông tin di truyền và được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học là C, H, O, N, P
(?) Các em có nhận xét gì về thành phần hóa học của Tb so với các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên?
(?) Từ nhận xét đó có thể rút ra kết luận gì?
LHTT: Tại sao trong khẩu phần ăn của mỗi người cần có đủ: prôtêin, lipit, gluxit, vitamin, muối khoáng?
Lưu ý: 2 thành phần hóa học chính của Tb là chất vô cơ và hữu cơ
- YC Hs rút ra kết luận về thành phần hóa học của Tb
- Hs đọc → ghi nhớ
 Các nguyên tố hóa học có trong Tb là những nguyên tố có sẵn trong tự nhiên
 Cơ thể luôn có sự trao đổi chất với môi trường
 Ăn đủ các chất để xây dựng Tb
- Ghi bài
 Tiểu kết 3
	Tế bào là hổn hợp gồm các chất hữu cơ và chất vô cơ
	- Chất hữu cơ:
	 + Prôtêin: C, O, H, N, S, P
	 + Gluxit: C, H, O
	 + Lipit: C, H, O
	 + Axit nuclêic: ADN, ARN
	- Chất vô cơ: gồm các muối khoáng: Ca, K, Na,Fe, Cu
☺ Nội dung 4 : IV/ HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA TẾ BÀO
* Hoạt động 4: (8’) Tìm hieåu hoaït ñoäng soáng cuûa teá baøo
- Gv treo bảng phụ ghi nội dung hình 3-2
- Gv hướng dẫn Hs nhận biết sơ đồ bằng cách gợi ý 
(?) Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường thể hiện như thế nào?
Gợi mở:
+ Cơ thể lấy thức ăn từ đâu?
+ Thức ăn được biến đổi và chuyển hóa như thế nào trong cơ thể?
+ Cơ thể lớn lên được do đâu?
KL: Hoạt động sống của cơ thể đều có ở Tb
MR: Quá trình sinh sản của Tb ở người trưởng thành thường chậm lại, trong quá trình sống nhiều Tb chết đi và được thay thế bằng các Tb mới
- Qs sơ đồ
- Hs thảo luận (5’) trả lời câu hỏi
- Yc nêu được:
Chức năng của Tb là thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Sự phân chia của Tb giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản
 Tiểu kết 4 
	 Hoạt động sống của Tb là: trao đổi chất, lớn 
 lên, phân chia và cảm ứng
IV/ Tổng kết đánh giá: (5’)
	1/ Tổng kết:
	- Đọc phần tóm tắt SGK
	- Làm bài tập 1
	2/ Đánh giá:
	Câu 1: Gv treo tranh câm “ cấu tạo Tb” Yc Hs lên chú thích
	Câu 2: Đánh dấu đúng sai vào các câu sau:
Đ a. TB có chức năng thực hiện trao đổi chất giữa Tb với môi trường trong cơ thể
Đ b. Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của Tb
S c. Ti thể có chức năng liên hệ giữa các bào quan trong Tb
S d. Lưới nội chất nơi tổng hợp prôtêin
	Câu 3 : Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
 Nói Tb là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì :
Các cơ quan trong cơ thể đều được cấu tạo bởi Tb
 B- Các hoạt động sống của Tb là cơ sở cho các hoạt động của cơ thể
 C- Khi toàn bộ Tb chết thì cơ thể sẽ chết
 D- Câu A và B đúng
	(Đáp án : D)
V/ Tổ chức tự học : ( 2’)
	- Học bài, trả lời câu hỏi SGK:
	+ Câu 1: làm bài tập 1-c, 2-a, 3-b, 4-e, 5-d.
	+ Câu 2: Ở hoạt động 2
	- Vẽ hình 3-1 SGK trang 11
	- Đọc mục em có biết
	- Chuẩn bị bài mới: + Đọc trước bài
	 + Qs các hình trong bài
	 + Ôn tập phần mô ở TV
VI/ Rút kinh nghiệm giáo án:

File đính kèm:

  • doctiet 3.doc