Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 24: Vệ sinh hô hấp - Năm học 2009-2010

A./ MỤC TIÊU :

1./ HS biết được nguồn gốc, tác hại và các tác nhân gây hại hệ hô hấp.

- Nêu được các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại.

- Vận dụng các phương pháp rèn luyện hệ hô hấp .

* Trọng tâm: Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại.

2./ Kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

3./ Giáo dục HS ý thức bảo vệ và giũ gìn cơ quan hô hấp, ý thức bảo vệ môi trường.

B./ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :

 Giáo viên : Tranh ảnh về ô nhiễm môi trường, tác hại của việc ô nhiễm môi trường.

 Bảng phụ: bảng 22/ 72. và bảng nhóm.

 Học sinh: Sưu tầm thông tin, tranh ảnh .về ô nhiễm môi trường.

 Nghiên cứu bài trước và xem lại cấu tạo hệ hô hấp.

C./ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :

1. On định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

1. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào được diễn ra ntn? ( GV treo hình 21.4/ 70 )

2. Những yếu tố nào tham gia vào cử động hô hấp ? Dung tích phổi phụ thuộc vào các yếu tố nào?

3. Cứ một lần hít vào và một lần thở ra được coi là một số trong 1 phút là

3. Bài mới.

GV đặt vấn đề: Khói thuốc lá, bụi, khí thải giao thông, công nghiệp. gây hại gì cho hệ hô hấp = > Vào bài.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 24: Vệ sinh hô hấp - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Tiết: 24 Ngày soạn : 08/11/2009
Bài 22 :	VỆ SINH HÔ HẤP
A./ MỤC TIÊU :
1./ HS biết được nguồn gốc, tác hại và các tác nhân gây hại hệ hô hấp.
Nêu được các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại.
Vận dụng các phương pháp rèn luyện hệ hô hấp .
* Trọng tâm: Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại.
2./ Kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
3./ Giáo dục HS ý thức bảo vệ và giũ gìn cơ quan hô hấp, ý thức bảo vệ môi trường.
B./ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :
 Giáo viên : Tranh ảnh về ô nhiễm môi trường, tác hại của việc ô nhiễm môi trường.
	Bảng phụ: bảng 22/ 72. và bảng nhóm.
 Học sinh: Sưu tầm thông tin, tranh ảnh.về ô nhiễm môi trường.
	Nghiên cứu bài trước và xem lại cấu tạo hệ hô hấp.	
C./ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
Oån định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
1. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào được diễn ra ntn? ( GV treo hình 21.4/ 70 )
2. Những yếu tố nào tham gia vào cử động hô hấp ? Dung tích phổi phụ thuộc vào các yếu tố nào?
3. Cứ một lần hít vào và một lần thở ra được coi là một số trong 1 phút là  
3. Bài mới.
GV đặt vấn đề: Khói thuốc lá, bụi, khí thải giao thông, công nghiệp... gây hại gì cho hệ hô hấp = > Vào bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại.
GV treo bảng phụ: Bảng 22/ 72 
HS QS nội dung bảng phụ và hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sau:
? Những tác nhân nào gây hại cho hoạt động hệ hô hấp ? và nguồn gốc của những tác nhân đó?
? Những tác nhân đó gây hại cho hệ hô hấp như thế nào? 
HS trả lời – HS khác NX, bổ sung.
GV phát bảng phụ cho các nhóm và treo nội dung thảo luận nhóm.
HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau: ( ghi vào bảng phụ)
? Không khí có thể bị ô nhiễm và gây tác hại tới hoạt động hô hấp từ những loại tác nhân như thế nào? 
? Hãy đề ra những biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh những tác nhân gây hại?
? Bản thân em phải làm gì để bảo vệ môi trường sống trong sạch? 
HS treo kết quả thảo luận nhóm – GV hướng dẫn HS NX, bổ sung.
+ Làm cho môi trường sống trong sạch hơn, không hút thuốc lá, trồng rừng 
+ Không vứt rác bừa bãi, xé giấy, không khạc nhổ bừa bãi tuyên truyền cho các bạn và mọi xung quanh em cùng thực hiện.
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sau:
? Ý kiến của em như thế nào về việc hút thuốc lá?
? Đường dẫn khí có cấu trúc và cơ chế nào để chống bụi và bảo vệ phổi? Vậy tại sao khi lao động vệ sinh hay đi đường ta vẫn phải đeo khẩu trang chống bụi?
( Do mật độ bụi quá lớn, vượt khỏi khả năng làm sạch của đường dẫn khí)
HS trả lời – HS khác NX, bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu các biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khỏe mạnh.
HS xem lại mục “em có biết”/ 72 và hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
? Dung tích sống là gì?
HS trả lời – HS khác NX, bổ sung.
HS đọc thông tin/ 72, 73.
GV phát bảng nhóm và yêu cầu HS hoạt động nhóm
HS hoạt động nhóm hoàn thành các ND sau:
? giải thích tại sao khi tập TDTT đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lý tưởng? 
? Vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong 1 phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp?
? Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có thể có một hệ hô hấp khỏe mạnh?
HS treo kết quả thảo luận – GV hướng dẫn HS NX, bổ sung để có đáp án đúng.
+ Làm tăng thể tích lượng khí hít vào, giảm tối đa lượng khí cặn trong phổi 
+ Dung tích sống phụ thuộc vào dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập từ đều bé.
+ Một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400ml không khí.
Khí lưu thông/phút:400ml X 18 = 7200ml.
Khí vô ích ở khoảng chết: 150ml X 18 = 2700ml.
Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200 – 2700=4500ml.
+ Nếu thở sâu: 12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 600ml.
Khí lưu thông/phút:600ml X 12 = 7200ml.
Khí vô ích ở khoảng chết: 150ml X 12 = 1800ml.
Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200 – 1800 =5400ml. 
=> thở sâu và giảm nhịp thở trong 1 phút sẽ tăng hiệu quả H2
+ Tích cực tập TDTT phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở trong 1 phút thường xuyên, từ bé.
I. Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh những tác nhân gây hại.
Xây dựng môi trường sống trong sạch: trồng cây xanh, không xả rác bừa bãi, .
Không hút thuốc lá.
Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi.
Hạn chế sử dụng các thiết bị gây ô nhiễm môi trường.
II. Cần tập luyện để có hệ hô hấp khoẻ mạnh.
Cần luyện tập thể dục thể thao phối hợp với tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên, từ bé sẽ có hệ hô hấp khoẻ mạnh.
	Luyện tập TDTT phải vừa sức, từ từ.
4. Kiểm tra đánh giá
HS: Đọc mục “em có biết”/ 74
? Các tác nhân nào gây hại cho hệ hô hấp ? Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại?
? Thuốc lá có hại như thế nào đến hệ hô hấp.
- CO chiếm chỗ Oxi trong hồng cầu => thiếu Oxi.
- NOx : viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở TĐK, gây chết ở liều cao.
- Nicotin: Tê liệt lớp lông rung trong phế quản => ung thư phổi.
? Đường dẫn khí có cấu trúc và cơ chế nào để chống bụi và bảo vệ phổi? Vậy tại sao khi lao động vệ sinh hay đi đường ta vẫn phải đeo khẩu trang chống bụi?
- Mật độ bụi quá lớn => vượt khả năng làm sạch của đường dẫn khí.
5. Hướng dẫn về nhà
Học bài, trả lời câu hỏi SGK/ 73
Đọc mục “ Em có biết”/ 74
Xem trước bài “ Thực hành hô hấp nhân tạo”
Chuẩn bị theo nhóm: chiếu, gối, gạc, vải.
Tìm hiểu thêm về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp phòng chống.
D. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docT24_Ve sinh ho hap.doc
Giáo án liên quan