Giáo án Sinh học Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2007-2008

TIẾT 38:

 TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG

 NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN

A.Phần chuẩn bị:

 I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể,xác định được giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn. Trình bày được nguyên tắc lập khẩu phần.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.

 II, Phương tiện:

 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 8

 Tranh vẽ phóng to các loại thực phẩm nếu có.

 Bảng phụ bảng, phiếu học tập

 Học sinh: Đọc trước bài mới

B. Phần thể hiện tiến trình bài dạy:

* Ổn định tổ chức: 8A .

 8B .

 8C .

 8D .

 8E .

I. Kiểm tra bài cũ:( 4’- kiểm tra miệng)

?HSTB: Vitamin có vai trò gì trong hoạt động sinh lý của cơ thể?

 2 điểm: VTM A: Nếu thiếu sẽ làm cho biểu bì kém bền vững, dễ nhiễm trùng, giác mạc của mắt bị khô có thể dẫn tới mù lòa

 2 điểm: Vitamin D: Cần cho sự trao đổi muối canxi và phôtpho. Nếu thiếu trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương, người lớn loãng xương

 1 điểm: Vitamin E: Cần cho sự trao đổi canxi và phôtpho, chống lão hóa, bảo vệ tế bào

 1điểm: Vitamin C: Chống lão hóa, ung thư. Thiếu làm cho mạch máu giòn, gây chảy máu, mắc bệnh Xcobut.

 1 điểm: Vitamin B1: Tham gia qúa trình chuyển hóa. Thiếu sẽ mắc bệnh tê phù, viêm dây thần kinh

 1 điểm: Vitamin B2: Thiếu sẽ gây loét niêm mạc

 1 điểm: Vitamin B6: Thiếu gây viêm da, suy nhược

 1 điểm: Vitamin B12: Thiếu gây bệnh thiếu máu

II. Bài mới:

1. Vào bài: Ăn uống rất quan trọng với đời sống hàng ngày. Vậy ăn uống như thế nào cho hợp lý, khoa học và đủ chất và đủ lượng để cơ thể có thể lao động và học tập một cách hiệu quả. Để hiểu được điều đó chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài hôm nay:

2. Nội dung bài mới:

 Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm

GV Chuyển: Để đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ lượng và đủ chất cần phải căn cứ vào tiêu chuẩn ăn uống. Vậy tiêu chuẩn ăn uống là gì? Các cơ sở nào giúp ta xác định được tiêu chuẩn ăn uống? Ta lần lượt xét: I. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể: (12’)

Hoạt động I: Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

 Mục tiêu: Học sinh nắm được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

 Thực hiện: Hoạt động độc lập của học sinh

 

 Theo sự hiểu biết của em thì tiêu chuẩn ăn uống là gì?

( Cơ thể lấy từ môi trường các chất dinh dưỡng định sẵn quy định cho từng đối tượng được gọi là tiêu chuẩn ăn uống)

Muốn xác định tiêu chuẩn ăn uống cần căn cứ vào những yếu tố nào?

(Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn)

Để biết nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể như thế nào? Cả lớp nghiên cứu thông tin mục I- sgk trang 113)

Từ thông tin cho biết nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau như thế nào?

(Các đối tượng khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng không giống nhau:

 Ở trẻ em: Nhu cầu dinh dưỡng thường lớn.

 Người trưởng thành: Nhu cầu dinh dưỡng thường thấp hơn. .

 Người già: Nhu cầu dinh dưỡng thường thấp hơn so với người trưởng thành và trẻ em.

 Ở nam: nhu cầu dinh dưỡng thường cao hơn so với nữ.

 Người lao động nặng: Có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn.

- Người lao động nặng trực tiếp 1 ngày cần 2600 đến 2800 kcal

- Người lao động gián tiếp 1 ngày chỉ cần 2000 đến 2400 kcal.

 Người bệnh mới khỏi cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhiều hơn.

 Người có kích thước lớn nhu cầu dinh dưỡng cao hơn.

Tại sao nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng lại không giống nhau?

- Ở trẻ em do ở độ tuổi đang phát triển nên nhu cầu dinh dưỡng rất quan trọng và cần thiết. Ví ngoài việc bù đắp năng lượng đã tiêu hao trong các hoạt động sống vần cần có dinh dưỡng để đảm bảo việc xây dựng các thành phần của cơ thể)

- Ở người trưởng thành chủ yếu để sử dụng vào các hoạt động sống nên có nhu cầu dinh dưỡng thường ít hơn.

- Ở người già do sự vận động thường ít hơn người trẻ nên thường có nhu cầu dinh dưỡng thấp.

- Người lao động vì tiêu tốn nhiều năng lượng hơn nên thường cần nhiều dinh dưỡng hơn.

- Người bệnh mới ốm dậy cần nhiều dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe.

 Vậy nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?

(Phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, dạng hoạt động, trạng thái của cơ thể)

Với nhu cầu dinh dưỡng như đã nghiên cứu, muốn cung cấp đày đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể cần chú ý tới yếu tố gì?

(Cần đảm bảo cung cấp cân đối thành phần các chất dinh dưỡng như Protein, gluxit, lipit. Nhu cầu Protein(đặc biệt là Protein động vật) ở trẻ em cao hơn người lớn)

Nếu ăn uống không đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ dẫn tới tình trạng gì?

(Tình trạnh suy dinh dưỡng)

Nghiên cứu thông tin bảng 36.2, em có nhận xét gì về mức độ suy dinh dưỡng ở trẻ em ở một số nước trên thế giới?

Ở các nước đang phát triển trong đó có Việt nam) có tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng lớn)

Vì sao trẻ em ở những nước đang phát triển thường có tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao?

Do ở những nước trên kinh tế chưa phát triên, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, việc chăm sóc trẻ còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu về chất với cơ thể trẻ nên tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thường lớn.

Việt nam đã có những cố gắng nào để giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng?

(Tuyên truyền vận động người dân quan tâm hơn đến việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ để giảm số trẻ suy dinh dưỡng)

Ngược lại với tình trạng suy dinh dưỡng, nêu nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì?

(Do trong khẩu phần ăn uống chứa nhiều loại thức ăn giàu năng lượng dễ hấp thụ và cơ thể ít vận động)

Từ nguyên nhân trên muốn hạn chế mắc bệnh béo phì cần có biện pháp gì?

(Cần thực hiện chế độ ăn kiêng hợp lý, trong khẩu phần ăn nên tăng cường các loại thức ăn nghèo năng lượng, ăn nhiều rau quả, hạn chế ăn thịt ,mỡ, kẹo, bánh ngọt, tăng cường lao động chân tay và rèn luyện thể dục thể thao)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau là không giống nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, trạng thái của cơ thể và mức độ hoạt động của cơ thể.

 

 

- Cần đảm bảo cung cấp cân đối thành phần các chất dinh dưỡng như Protein, gluxit, lipit.

 

doc206 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 rồi truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng căng của bầu dục và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của “ của tròn” gần ngay cửa bầu thông với khoang tai giữa.
Tùy theo sóng âm có tần số cao(âm bổng) hay thấp(âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng trên vỏ não giúp ta nhận biết được các âm thanh đó.
Từ thông tin mục em có biết trang 165, em có nhận xét gì về khả năng tiếp nhận âm thanh của tai người và tai một số động vật khác?
Tai người có thể nghe được các âm thanh trong giới hạn khoảng 20 – 20000 Hz
Tai cừu nghe được âm thanh có tần số dưới 20 Hz
Dơi và cá heo có thể nghe được những siêu âm với tần số 100000 Hz
Chó có thể nghe được những âm thanh mà tai người không nghe thấy.
Để biểu thị mức độ cao thấp của sóng âm, người ta thường biểu thị bằng các đồ thị
(GV treo tranh vẽ ở sgv hình 16)
Các âm nhỏ hay yếu chỉ gây hưng phấn các tế bào thụ cảm ở phía ngoài cùng ngay đầu ốc tai vì ngưỡng kích thích của các tế bào này thấp.
Với các âm có tần số cao gây hưng phấn các tế bào thụ cảm thính giác ở đoạn gần ngay cửa bầu.
Với âm có tần số thấp gây hưng phấn mạnh các tế bào thụ cảm thính giác ở gần đỉnh ốc tai.
Þ Như vậy: Tùy theo âm có tần số cao hay thấp, mạnh hay yếu, to hay nhỏ mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, rồi truyền về vùng thính giác trên vỏ não cho ta nhận biết được các âm thanh đó.
GV
Chuyển:Ta vừa xét xong cấu tạo và chức năng thu nhận sóng âm ở tai. Để tai nói riêng cũng như cơ quan phân tích thính giác nói chung thực hiện tốt chức năng của mình, ta cần thực hiện những biện pháp nào để đảm bảo vệ sinh tai? Ta tìm hiểu nội dung cuối cùng của bài hôm nay:
III. Vệ sinh tai: ()
Hoạt động II: Tìm hiểu về vệ sinh tai
Mục tiêu: HS nắm được các biện pháp vệ sinh tai
Thực hiện: Hoạt động độc lập
TB
KG
KG
Cả lớp nghiên cứu thông tin mục III/ sgk trang 164)
Từ thực tế hãy nêu những tổn thương thường gặp ở tai?
viêm tai (ngoài, giữa, trong) 
Màng nhĩ (thủng, rách) dẫn đến tổn thương các tế bào thụ cảm thính giác dẫn tới điếc.
Dựa vào thông tin và hiểu biết thực tế, cho biết những tác nhân nào có thể gây hại cho tai?
Do vật nhọn sắc
Do viêm họng lâu ngày không điều trị kịp thời
Do tiếng ồn, tiếng động mạnh.
Để tránh những tổn thương về tai cần có những biện pháp gì?
Ráy tai do các tuyến ráy trong thành ống tai tiết ra . thông thường ráy tai hơi ướt và dính do có tác dụng giữ bụi không lọt vào tai, do vậy phải thường xuyên vệ sinh tai bằng cách lau rửa ống tai thường xuyên bằng tăm bông, không dùng vật sắc nhọn để lấy ráy tai hay ngoáy tai dễ làm thủng màng nhĩ.
Trẻ em cần được giữ vệ sinh để tránh viêm họng. Viêm họng có thể qua vòi nhĩ dẫn tới viêm tai giữa.
Tránh nơi tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh tác động thường xuyên ảnh hưởng tới thần kinh làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ nghe không rõ. Nếu tiếng động quá, tác động bất thường có thể làm rách màng nhĩ và tổn thương các tế bào thụ cảm thính giác dẫn tới điếc.
Có biện pháp để chống hoặc giảm tiếng ồn ( dùng xốp phủ tường nhà hoặc trần nhà)
Thường xuyên lau rửa tai bằng tăm bông, không dùng vật sắc nhọn chọc vào tai hoặc lấy ráy tai.
Tránh viêm họng dẫn tới viêm tai giữa.
Tránh nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh, có biện pháp cản trở đường truyền của sóng âm.
(HS đọc kết luận chung- sgk trang 164)
* KLC/ trang 164
* Củng cố: 5’
? HSTB: Chọn đáp án theo em là đúng và đủ nhất cho các nội dung sau:
Ốc tai có cấu tạo gồm:
Ốc tai xương, trong đó có ốc tai màng.
Ốc tai màng gồm màng tiền đình ở trên, màng cơ sở ở dưới và màng bên
Màng cơ sở có cơ quan Coocti, trên có tế bào thụ cảm thính giác.
Cả a, b, c đều đúng
Cả a, b, c đều sai.
(ĐÁP ÁN PHẢI CHỌN LÀ d)
? HSKG: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào?
 (Nội dung kết luận chung sgk trang 164)
III. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 164.
- Làm bài tập 3/sgk trang 164.
BÀI TẬP 3: Xác định được nguồn âm phát ra từ phía nào(phải hay trái) là nhờ nghe bằng hai tai. Nếu ở bên phải thì sóng âm truyền đến tai phải trước tai trái và ngược lại, nếu ở bên trái thì sóng âm truyền đến tai trái trước tai phải.
BÀI TẬP 4: Qua thí nghiệm dùng hai ống cao su dài ngắn khác nhau, dù phễu ở phía nào thì ta cùng có cảm giác âm phát ra từ phía tương ứng với ống cao su ngắn.
- Đọc mục” Em có biết”
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới
Ngày soạn:..../...../........... Ngày dạy: dạy lớp 8A 
 Ngày dạy: dạy lớp 8B 
TIẾT 54: 
 PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ 
 CÓ ĐIỀU KIỆN.
1.Mục tiêu :
a) Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được khái niệm phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Phân biệt được hai loại phản xạ dựa vào tính chất, sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện. Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống của các động vật và con người.
b) Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. Rèn kỹ năng nhận biết và so sánh.
c) Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
2. Chuẩn bị của Gv và Hs:
a) Chuẩn bị của Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học 8
	Tranh vẽ phóng to các hình 51.1 đến 51.4.
	Bảng phụ bảng 51.1 và 51.2, phiếu học tập
b) Chuẩn bị của Học sinh: Đọc trước bài mới
3.tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 8A:..
 8B:..
a)Kiểm tra bài cũ:( 6’- kiểm tra miệng)
?HSTB: Trình bày quá trình thu nhận sóng âm diễn ra ở tai?
Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng căng của bầu dục và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của “ của tròn” gần ngay cửa bầu thông với khoang tai giữa. 5 điểm
Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng trên vỏ não giúp ta nhận biết được các âm thanh đó. 5 điểm
Vào bài: Mọi sinh vật đều có khả năng thích nghi cao với dự thay đổi của môi trường trong cũng như môi trường ngoài cơ thể. Có được điều đó là nhờ có phản xạ bao gồm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Vậy chúng phân biệt nhau ở những điểm nào? Ta xét nội dung bài hôm nay: 
b) Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
Chuyển:Để tìm hiểu sự khác biệt giữa hai loại phản xạ này ta đi nội dung thứ nhất của bài:	
I. Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện: (13’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về các loại phản xạ.
Mục tiêu: Học sinh phân biệt được hai loại phản xạ.
Thực hiện: Hoạt động cả lớp.
TB
TB
TB
TB
KG
 Một em nhắc lại khái niệm phản xạ? Phản xạ có ý nghĩa gì trong đời sống?
Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường trong hay môi trường ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh.
Nhờ có phản xạ giúp cơ thể thích nghi được với điều kiện sống luôn thay đổi của môi trường.
Hãy xác định xem trong các ví dụ sau đây đâu là phản xạ có điều kiện và đâu là phản xạ không điều kiện bằng cách đánh dấu × vào cột tương ứng của bảng 52.1 trang 166.
(GV dành thời gian cho các nhóm thảo luận, sau đó gọi nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh theo đáp án)
 ĐÁP ÁN CỦA BẢNG 52.1 LÀ:
PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN: 2, 4.
P.XẠ KHÔNG CÓ ĐIỀU KIỆN: 1, 3, 5, 6.
Tìm thêm ví dụ cho mỗi loại phản xạ?
Phản xạ không điều kiện: bú, nuốt ở trẻ sơ sinh, ho, sặc, ngủ, tiết nước bọt khi có thức ăn vào miệng, khóc, cười 
Phản xạ có điều kiện: tiết nước bọt khi nghe nói hay tả một món ăn ngon, ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ
Dựa vào thông tin sau bảng hãy cho biết thế nào là phản xạ không điều kiện? Thế nào là phản xạ có điều kiện? 
Phản xạ không điều kiện là phản xạ khi sinh ra đã có không cần phải học tập hay rèn luyện.
Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của việc học tập và rèn luyện.
Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện được phân biệt với phản xạ có điều kiện ở điểm nào?
Phản xạ không điều kiện là phản xạ mang tính bẩm sinh, không cần phải học tập rèn luyện đã có.
Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của việc học tập và rèn luyện.
GV
Chuyển:Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của việc học tập và rèn luyện. Vậy sự hình thành phản xạ có điều kiện diễn ra như thế nào?
II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện: (10’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về sự hình thành phản xạ có điều kiện
Mục tiêu: HS nắm được điều kiện phải có để có được một phản xạ có điều kiện.
Thực hiện: Hoạt động cả lớp
TB
TB
TB
TB
GV
TB
KG
KG
KG
Cả lớp nghiên cứu thông tin mục II/ trang 166 kết hợp quan sát tranh vẽ hình 52.1 đến 52.3.
Nhà sinh lí học người Nga I. P. Páp lôp .
Dựa vào tranh vẽ em hãy mô tả lại thí nghiệm gây phản xạ có điều kiện tiết nước bọt ở chó bằng ánh đèn hoặc với kích thích bất kỳ?
Bật đèn: vùng thị giác ở thùy chẩm tiếp nhận kích thích và gây phản xạ định hướng với ánh đèn Þ chó quay đầu về phía có ánh đền.
Cho ăn: thức ăn là tín hiệu kích thích tác động lên cơ quan thụ cảm ở lưỡi làm phát sinh luồng xung thần kinh theo dây thần kinh tới trung khu ăn uống trên vỏ não gây hưng phấn làm trung khu ăn uống tiết nước bọt.
Khi bật đèn kết hợp với cho ăn cả trung khu thị giác và trung khu ăn uống đều hưng phấn, dẫn tới việc hình thành đường liên hệ tạm thời trên vỏ não.
Làm nhiều lần: bật đèn lên rồi cho ăn Þ Ánh đèn sẽ trở thành tín hiệu của ăn uống.
Sau đó chỉ cần bật đèn lên mà không cho ăn chó cũng có phản xạ tiết nước bọt. Đường liên hệ tạm 

File đính kèm:

  • docGiaoan sinh8_KiII.doc
Giáo án liên quan