Giáo án Sinh học Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2011-2012

Bài 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI

 

I. MỤC TIÊU.

- Nêu được đặc điểm cơ thể người.

- Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trên mô hình. Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết

- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức.

- Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số cơ quan quan trọng.

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên:

- Học sinh:

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1. ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Nội dung bài mới :

Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần đạt Bổ sung

- Yêu cầu Hs đọc sgk, qsh 2.1 và 2.2 và trả lời:

? Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?

+ Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân.

? Cơ thể chúng ta được bao bọc bởi cơ quan nào? Chức năng của cơ quan này là gì?

+ Da bao bọc bên ngoài để bảo vệ cơ thể

? Dưới da là cơ quan nào?

+ Dưới da là lớp mỡ

? Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?

+ Cơ hoành

? Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực, khoang bụng?

 

- Yêu cầu Hs đọc sgk và trả lời:

? Thế nào là một hệ cơ quan?

? Kể tên các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú?

? Hoàn thành bảng 2 (SGK) vào phiếu học tập.

? Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào khác?

+ Da, các giác quan, hệ sinh dục và hệ nội tiết

? So sánh các hệ cơ quan ở người và thú, em có nhận xét gì?

+ Giống nhau về sự sắp xếp, cấu trúc và chức năng của các hệ cơ quan.

 

- Yêu cầu Hs đọc sgk và trả lời :

? Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện trong trường hợp nào?

+ Hs phân tích 1 hoạt động của cơ thể đó là chạy.

- Yêu cầu HS khác lấy VD về 1 hoạt động khác và phân tích.

+ Chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan

- Yêu cầu Hs qsh 2.3 và giải thích sơ đồ H 2.3 SGK.

? Hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các cơ quan nói lên điều gì?

+ Thấy được vai trò chỉ đạo, điều hoà của hệ thần kinh và thể dịch

- GV nhận xét ý kiến HS và giải thích: Hệ thần kinh điều hoà qua cơ chế phản xạ; hệ nội tiết điều hoà qua cơ chế thể dịch. I. Cấu tạo cơ thể

1. Các phần cơ thể

 

- Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân.

 

- Da bao bọc bên ngoài để bảo vệ cơ thể.

 

- Dưới da là lớp mỡ  cơ và xương (hệ vận động).

- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành.

 

2. Các hệ cơ quan

 

Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.

 

 

 

 

 

 

II. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan

 

 

- Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động.

 

- Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo nên sự thống nhất của cơ thể dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết

 

 

4. Kiểm tra đánh giá:

- HS trả lời câu hỏi:

 ? Cơ thể có mấy hệ cơ quan? Chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan?

? Hoàn thành bài tập sau bằng cách khoanh vào câu em cho là đúng:

1. Các cơ quan trong cơ thể hoạt động có đặc điểm là:

a. Trái ngược nhau b. Thống nhất nhau.

c. Lấn át nhau d. 2 ý a và b đúng.

2. Những hệ cơ quan nào dưới đây cùng có chức năng chỉ đạo hoạt động hệ cơ quan khác.

a. Hệ thần kinh và hệ nội tiết

b. Hệ vận động, tuần hoàn, tiêu hoá và hô hấp.

c. Hệ bài tiết, sinh dục và nội tiết.

d. Hệ bài tiết, sinh dục và hệ thần kinh.

5. Hư¬ớng dẫn về nhà:

 - Học bài và trả lời câu 1, 2 SGK.

 - Ôn lại cấu tạo tế bào thực vât

6. Rút kinh nghiệm:

 

doc68 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m máu A, B, O vì:
a. Hồng cầu có A, B	
b. Huyết tương có α, β
c. Nhóm máu AB rất hiếm	
d. Huyết tương không có α, β
I. Đông máu
- Đông máu là hiện tượng hình thành khối đông máu bịt kín vết thương
- Ý nghĩa: Giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất máu khi bị thương
- Cơ chế: Nhờ tiểu cầu giải phóng enzim giúp hình thành búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết thương ở mạch máu
II. Các nguyên tắc truyền máu
a) Tìm hiểu các nhóm máu ở người.
- Ở người có 4 nhóm máu A, B, AB, O.
- Sơ đồ: Mối quan hệ cho nhận và nhận giữa các nhóm máu
b) Tìm hiểu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu.
+ Lựa chọn nhóm máu cho phù hợp.
+ Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu
- Hs làm bài tập:
1b
2a
3b
5. Hướng dẫn về nhà:
	- HS học bài và trả lời câu hỏi SGK
	- Đọc mục: “ Em có biết”
	- Chuẩn bị bài 16
6. Rút kinh nghiệm:
BÀI 16 : TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT
I. MỤC TIÊU
- Trình bày được sơ đồ vận chuyển máu và bạch huyết trong cơ thể
- Vẽ sơ đồ tuần hoàn máu
- Giáo dục ý thức bảo vệ tim mạch, tránh tác động mạnh vào tim.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên :
- Học sinh :
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Nội dung bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
Bổ sung
- Gv yêu cầu Hs đọc sgk, qsh và trả lời:
? Hệ tuần hoàn gồm những thành phần nào?
+ Tim và hệ mạch
? Cấu tạo mỗi thành phần đó như thế nào?
? Số ngăn tim, vị trí, màu sắc.
+ Nửa phải chứa máu đỏ thẫm, nửa trái chứa máu đỏ tươi.
? Trên động mạch, tĩnh mạch chính.
+ Không phải màu xanh là tĩnh mạch, màu đỏ là máu động mạch
- GV yêu cầu Hs trả lời 3 câu hỏi trong SGK tr. 51.
? Mô tả đường đi của máu trong 2 vòng tuần hoàn
? Phân biệt vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch
+ Tim co bóp tạo lực đẩy máu đi
+ Mạch máu: Dẫn máu
? Nhận xét vai trò của hệ tuần hoàn
- GV quan sát các nhóm -> nhắc nhở nhóm yếu để hoàn thành bài tập.
- GV cho HS qsh -> giới thiệu về hệ bạch huyết để HS nắm được một cách khái quát hệ bạch huyết.
- GV nêu cấu hỏi:
? Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào ?
- GV giảng giải thêm Hạch bạch huyết như một máy lọc, khi bạch huyết chảy qua các vật lạ lọt vào cơ thể được giữ lại. Hạch thường tập trung ở cửa vào các tạng, các vùng khớp.
? Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn và nhỏ?
? Hệ bạch huyết có vai trò gì ?
- GV giảng giải thêm: Bach huyết có thành phần tương tự như huyết tương, không chứa hồng cầu và bạch cầu. Bạch huyết liên hệ mật thiết với hệ tĩnh mạch của vòng tuần hoàn và bổ sung cho nó.
4. Kiểm tra đánh giá:
- Yêu cầu Hs đọc ghi nhớ sgk
- GV hệ thống kiến thức toàn bài:
? Cấu tạo và vai trò của hệ tuần hoàn
? Cấu tạo và vai trò của hệ bạch huyết
I. Khái quát về hệ tuần hoàn máu
a. Cấu tạo hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch.
- Tim:
+ Có 4 ngăn: 2 tâm thất, 2 tâm nhĩ.
+ Nửa phải chứa máu đỏ thẫm, nửa trái chứa máu đỏ tươi.
- Hệ mạch:
+ Động mạch: Xuất phát từ tâm thất
+ Tĩnh mạch: Trở về tâm nhĩ.
+ Mao mạch: Nối động mạch và tĩnh mạch.
b. Vai trò của hệ tuần hoàn
- Tim làm nhiệm vụ co bóp tạo lực đẩy đẩy máu đi
- Hệ mạch: Dẫn máu từ tim đến các tế bào và từ các tế bào trở về tim.
+ Vòng tuần hoàn lớn: Từ tâm thất trái -> cơ quan ( trao đổi chất) -> tâm nhĩ phải.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Từ tâm thất phải -> phổi ( trao đổi khí) -> tâm nhĩ trái.
- Máu lưu thông trong toàn bộ cơ thể là nhờ hệ tuần hoàn.
II. Tìm hiểu về hệ mạch huyết
a. Cấu tạo hệ bạch huyết
- Mao mạch bạch huyết.
- Mạch bạch huyết, tĩnh mạch máu.
- Hạch bạch huyết.
- ống bạch huyết tạo thành 2 phân hệ: Phân hệ lớn và phân hệ nhỏ.
b. Vai trò của hệ bạch huyết
- Phân hệ bạch huyết nhỏ:
Thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể đổ vào tĩnh mạch máu.
- Phân hệ bạch huyết lớn: Thu bạch huyết ở phần còn lại của cơ thể.
* Vai trò: Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài trả lời câu hỏi SGK
 - Đọc mục “ Em có biết”
- Ôn tập lại cấu tạo của tim và mạch ở động vật.
6. Rút kinh nghiệm:
BÀI 17 : TIM VÀ MẠCH MÁU
I. MỤC TIÊU
- Trình bày được cấu tạo của tim và hệ mạch liên quan đến chức năng của chúng
- Nêu được chu kì hoạt động của tim (nhịp tim, thể tích/phút)
- Giáo dục ý thức bảo vệ tim mạch, trong các hoạt động tránh làm tổn thương tim, mạch máu.
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên :
- Học sinh :
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Nội dung bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
Bổ sung
- Yêu cầu Hs qsh 17.1 sgk và trả lời:
? Trình bày cấu tạo ngoài của tim ?
- GV bổ sung thêm: Có màng tim bao bọc bên ngoài.
? Hoàn thành bảng 17.1
? Ngăn tim nào có thành cơ dày nhất và ngăn nào có thành cơ tim mỏng nhất?
+ Thành tâm thất trái dày nhất vì đẩy máu vào động mạch chủ đi khắp
? Giữa các ngăn tim và trong các mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ bơm theo một chiều?
+ Có van 1 chiều
? Trình bày cấu tạo trong của tim?
? Vậy cấu tạo tim phù hợp với chức năng thể hiện như thế nào?
- GV yêu cầu Hs:
? Hoàn thành nội dung phiếu học tập
? Chỉ ra sự khác nhau giữa các loại mạch ?
? Sự khác nhau được giải thích như thế nào ?
- Yêu cầu Hs làm bài tập SGK
? Chu kỳ tim gồm mấy pha ?
+ Một chu kì gồm ba pha.
? Sự hoạt đông co dãn của tim liên quan đến sự vận chuyển máu như thế nào ?
? Tại sao tim hoạt động suốt cuộc đời mà không mệt mỏi
+ Thời gian hoạt động bằng thời gian nghỉ
- GV đánh giá kết quả hoạt động nhóm -> hoàn thành kiến thức.
4. Kiểm tra đánh giá:
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
a) Có 2 loại mạch mau là động mạch và tĩnh mạch.
b) Có 3 loại mạch là động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
c) Động mạch có lòng lớn hơn tĩnh mạch. 
d) Mao mạch có thành mỏng chỉ gômg 1 lớp biểu bì.
I. Cấu tạo của tim
- Màng tim bao bọc bên ngoài tim.
- Tim 4 ngăn.
+ Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ (Tâm thất trái có thành cơ dày nhất)
+ Giữa tâm nhĩ với tâm thất và giữa tâm thất với động mạch có van -> máu lưu thông theo một chiều. 
II. Cấu tạo mạch máu
Kết luận: Trong phiếu học tập.
III. Chu kì co dãn của tim
 Chu kì tim gồm 3 pha.
- Pha co tâm nhĩ (0,1s): máu từ tâm nhĩ -> tâm thất.
- Pha co tâm thất (0,3s): máu từ tâm thất vào động mạchchủ.
- Pha dãn chung (0,4s): máu được hút từ tâm nhĩ -> tâm thất.
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài trả lời theo câu hỏi và bài tập SGK
 - Đọc mục: “ Em có biết”
6. Rút kinh nghiệm:
Phiếu học tập
Nội dung
Động mạch
Tĩnh mạch
Mao mạch
1- Cấu tạo
- Thành mạch
- Lòng trong
- Đặc điểm
 Mô LK
- 3 lớp Cơ trơn 
Dày 
 Biểu bì 
- Hẹp
- Động mạch chủ lớn, nhiều động mạch nhỏ
 Mô LK
- 3 lơp Cơ trơn 
 Mỏng 
 Biểu bì 
- Rộng
- Có van 1 chiều
- 1 lớp biểu bì mỏng.
- Hẹp nhất
- Nhỏ phân nhánh nhiều
Chức năng
đảy máu từ tim đến các cơ quan, vận tốc và áp lực lớn
Dẫn máu từ khắp các tế bào về tim, vân tốc và áp lực nhỏ
Trao đổi chất với các té bào
BÀI 18: VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH. VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU
- Nêu được khái niệm huyết áp
- Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch
- Trình bày điều hòa tim và mạch bằng thần kinh
- Kể tên 1 số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng
- Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim
- Rèn luyện để tăng khả năng làm việc của tim
- Có ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện hệ tim mạch.
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên :
- Học sinh :
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Nội dung bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
Bổ sung
- GV nêu câu hỏi:
? Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?
+ Sức đẩy của tim, áp lực trong mạch và vận tốc máu.
? Huyết áp là gì ? Tại sao huyết áp là chỉ số biểu thị sức khỏe ?
? Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ tác động chủ yếu nào ?
+ Lực đẩy ( Huyết áp).
+ Vận tốc máu trong hệ mạch.
+ Phối hợp với van tim
? Máu vận chuyển qua động mạch nhờ đâu?
? Vân tốc máu ở động mạch, tĩnh mạch khác nhau là do đâu?
- GV nêu câu hỏi:
? Hãy chỉ ra tác nhân gây hại cho hệ tim mạch ?
+ Chất kích thích mạnh, thức ăn nhiều mỡ động vật, 1 số vi rút, vi khuẩn
? Trong thực tế em đã gặp người bị tim mạch chưa ? và như thế nào ?
+ nhồi máu cơ tim, mỡ cao trong máu, huyết áp cao, huyết áp thấp.
? Cần bảo vệ tim mạch như thế nào ?
+ Tránh các tác nhân gây hại, tạo cuộc sống tinh thần thoải mải, vui vẻ
? Có những biện pháp nào rèn luyện tim mạch ?
+ Cần rèn luyện thường xuyên để nâng dần sức chịu đựng của tim mạch và cơ thể.
? Bản thân em đã rèn luyện chưa ? và đã rèn luyện như thế nào ?
? Nếu em chưa có hình thức rèn luyện thì qua bài học này em sẽ làm gì ?
+ Lựa chọn cho mình một hình thức rèn luyện phù hợp.
- Nhận xét và kết luận
4. Kiểm tra đánh giá:
- Đọc ghi nhớ sgk
- Trả lời câu hỏi:
? Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều tronghệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế nào ?
? Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch.
? Nêu các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch.
I. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
- Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ: sức đẩy của tim, áp lực trong mạch và vận tốc máu.
- Huyết áp: áp lực của máu lên thành mạch (Do tâm thất co và dãn, có huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu).
- Ở động mạch: Vận tốc máu lớn nhờ sự co dãn của thành mạch.
- Ở tĩnh mạch: Máu vận chuyển nhờ:
+ Co bóp của các cơ quanh thành mạch.
+ Sức hút của lồng ngực khi hít vào.
+ Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.
+ Van 1 chiều.
2. Vệ sinh hệ tim mạch
a) Các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch
Có nhiều tác nhân bên ngoài và trong có hại cho tim mạch.
- Khuyết tật tim, phổi xơ.
- Sốc mạnh, mất máu nhiều, sốt cao
- Chất kích thích mạnh, thức ăn nhiều mỡ động vật.
- Do luyện tập thể thao quá sức.

File đính kèm:

  • docGA sinh hoc 8 2011.doc