Giáo án Sinh học Lớp 8 - Cả năm - Năm học 2011-2012

Bài 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI

A. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

 - Nêu được đặc điểm của cơ thể người

 - HS kể được tên và xác định được vị trí của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể trên mô hình.

 - Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan.

2. Kĩ năng.

 - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức.

 - Rèn tư duy tổng hợp logic, kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ.

 - Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số cơ quan quan trọng.

B. Chuẩn bị.

1. Phương pháp: Dạy học nhóm, hỏi chuyên gia, vấn đáp tìm tòi, động não, trực quan

2. Đồ dùng dạy học

 - Tranh phóng to hình 2.1; 2.2 SGK hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan của cơ thể người.

 - Bảng phụ kẻ sẵn bảng 2 và H 2.3 (SGK).PHT

C. Hoạt động dạy - học.

1. Ổn định lớp: 1 phút.

2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút.

 - Trình bày đặc điểm giống và khác nhau giữa người và thú? Từ đó xác định vị trí của con người trong tự nhiên.

 - Cho biết lợi ích của việc học môn “Cơ thể người và vệ sinh”

3. Bài mới.

Hoạt động 1: Cấu tạo cơ thể

 

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

 

20

phút 1.Các phần cơ thể

- Yêu cầu HS quan sát H 2.1 và 2.2, kết hợp tự tìm hiểu bản thân để trả lời:

- Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?

- Cơ thể chúng ta được bao bọc bởi cơ quan nào? Chức năng của cơ quan này là gì?

-Dưới da là cơ quan nào?

- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?

- Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực, khoang bụng?

(GV treo tranh hoặc mô hình cơ thể người để HS khai thác vị trí các cơ quan)

 

2, Các hệ cơ quan.

- Cho 1 HS đọc to  SGK và trả lời:-? Thế nào là một hệ cơ quan?

 

- Kể tên các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú?

- Yêu cầu HS trao đổi nhóm để hoàn thành bảng 2 (SGK) vào phiếu học tập.

 

 

- GV thông báo đáp án đúng.

 

- Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào khác?

- So sánh các hệ cơ quan ở người và thú, em có nhận xét gì? - Cá nhân quan sát tranh, tìm hiểu bản thân, trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày ý kiến.

 

 

 

 

 

 

- HS có thể lên chỉ trực tiếp trên tranh hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan cơ thể.

- 1 HS trả lời . Rút ra kết luận.

 

 

 

 

 

 

- Nhớ lại kiến thức cũ, kể đủ 7 hệ cơ quan.

- Trao đổi nhóm, hoàn thành bảng. Đại diện nhóm điền kết quả vào bảng phụ, nhóm khác bổ sung  Kết luận:

- 1 HS khác chỉ tên các cơ quan trong từng hệ trên mô hình.

- Các nhóm khác nhận xét.

- Da, các giác quan, hệ sinh dục và hệ nội tiết.

- Giống nhau về sự sắp xếp, cấu trúc và chức năng của các hệ cơ quan.

I.Cấu tạo cơ thể

1.Các phần cơ thể

- Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân.

- Da bao bọc bên ngoài để bảo vệ cơ thể.

- Dưới da là lớp mỡ  cơ và xương (hệ vận động).

- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành.

 

 

 

 

 

 

 

2. Các hệ cơ quan

- Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.

 

 

 

Hoạt động 2: Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

15

phút - Yêu cầu HS đọc  SGK mục II để trả lời :

- Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện trong trường hợp nào?

- Yêu cầu HS khác lấy VD về 1 hoạt động khác và phân tích.

- Yêu cầu HS quan sát H 2.3 và giải thích sơ đồ H 2.3 SGK.

- Hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các cơ quan nói lên điều gì?

 

- GV nhận xét ý kiến HS và giải thích: Hệ thần kinh điều hoà qua cơ chế phản xạ; hệ nội tiết điều hoà qua cơ chế thể dịch. - Cá nhân nghiên cứu  phân tích 1 hoạt động của cơ thể đó là chạy.

 

 

- Trao đổi nhóm để tìm VD khác. Đại diện nhóm trình bày.

- Trao đổi nhóm:

+ Chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan.

+ Thấy được vai trò chỉ đạo, điều hoà của hệ thần kinh và thể dịch

 1 HS đọc kết luận SGK.

II Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan

 

- Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động.

- Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo nên sự thống nhất của cơ thể dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết

 

4. Củng cố: 4 phút

HS trả lời câu hỏi:

- Cơ thể có mấy hệ cơ quan? Chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan?

Hoàn thành bài tập sau bằng cách khoanh vào câu em cho là đúng:

1. Các cơ quan trong cơ thể hoạt động có đặc điểm là:

a. Trái ngược nhau b. Thống nhất nhau. c. Lấn át nhau d. 2 ý a và b đúng.

2. Những hệ cơ quan nào dưới đây cùng có chức năng chỉ đạo hoạt động hệ cơ quan khác.

a. Hệ thần kinh và hệ nội tiết b. Hệ vận động, tuần hoàn, tiêu hoá và hô hấp.

c. Hệ bài tiết, sinh dục và nội tiết. d. Hệ bài tiết, sinh dục và hệ thần kinh.

5. Dăn dò: 1 phút

- Học bài và trả lời câu 1, 2 SGK.

- Ôn lại cấu tạo tế bào thực vât

 

doc149 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Cả năm - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 – Bài mới
Hoạt đồng I : Bài tập chương I, II
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
16
phút
1, Khái quát về cơ thể người
- GV đưa ra câu hỏi để hoc sinh trả lời 
? Cơ thể người gồm mấy phần kể tên các phần đó?
Cơ thể người gồm bao nhiêu hệ cơ quan?
? Trong cơ thể người có bao nhiêu loại mô?
2, Sự vận động của cơ thể
- GV đưa ra câu hỏi 
? Bộ xương gồm mấy phần?
? Nêu cấu tạo của bộ xương người?
? nêu cấu tạo và tính chất của cơ?
? Trả lời cấc câu hỏi trong SGK?
GV nhận xét -> KL
Học sinh từ những phần đã học suy nghĩ trả lời câu hỏi
1-> 2 học sinh trả lời các học sinh khác nhận xét bổ xung.
1, Khái quát về cơ thể người
+ Cơ thê người được chia làm 3 phần: đầu, thân , chân và tay.
+ Cơ thể người gồm 4 loại mô.
2, Sự vận động của cơ thể
+Bộ người gồm ba phần
 - Xương đầu
 - Xương thân
- xương chân, tay
Hoạt động III. Bài tập chương III,IV,V.
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
25
phút
1, Tuần hoàn 
GV yêu cầu HS tìm hiểu về thành phần của máu 
? Các nhóm máu ở người và nguyên tắc truyền máu 
? Cấu tạo của tim?cấu tạo mạch máu?
2, Hô hấp
GV yêu cầu hs suy nghĩ trả lời câu hỏi 
? Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?
? Thông khí ở phổi? Trao đổi khí ở tế bào?
4, Tiêu hóa
? Các cơ quan tiêu hóa
? nêu quá trình tiêu hóa ở khoang miệng, dạ dày, ruột non?
Học sinh từ những phần đã học suy nghĩ trả lời câu hỏi
Yêu cầu nêu được 
Máu gồm có 4 nhóm: O,A,B,AB
Học sinh từ những phần đã học suy nghĩ trả lời câu hỏi
Yêu cầu nêu được 
- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp ( Hít vào thở ra).
- Sự trao đổi khí ở phổi:
- Sự trao đổi khí ở tế bào:
1-> 2 học sinh trả lời các học sinh khác nhận xét bổ xung.
1, Tuần hoàn.
- Máu gồm huyết tương và tế bào máu.
- Cấu tạo Tm
+ Cấu tạo ngoài
- Màng tim bao bọc bên ngoài tim. - Tâm thất lớn -> phần đỉnh tim +Cấu tạo trong
- Tim 4 ngăn.
- Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ (Tâm thất trái có thành cơ dày nhất).
- Giữa tâm nhĩ với tâm thất và giữa tâm thất với động mạch có van -> máu lưu thông theo một chiều.
2, Hô hấp
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào 
4, Tiêu hóa 
+ Các cơ quan tiêu hóa 
- ống tiêu hóa gồm: Miệng, hầu
thực quản, dạ dày, ruột ( Ruột non, ruột già) hậu môn.
- Tuyến tiêu hóa gồm: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến vị, tuyến ruột
4 – Củng cố 
5 – Dặn dò: 2phút
 - GV yêu cầu HS trả lời thêm các câu hỏi trong SGK chương 1,2,3,4,5.
 - Chuẩn bị bài mới.
Kiểm tra - Đánh giá
Nhận xét.
 Hương Toàn, Ngày. tháng.năm 2011
 PHT Chuyên môn
 Hoàng Ngọc Kiểu
Tuần 16 Tiết 32 
Ngày soạn : 28/11/2010 
Chương VI : Trao đổi chất và năng lượng
 Bài 31:Trao đổi chất
I – Mục tiêu
1 – Kiến thức
 - Phân biệt được sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường với sự trao đổi ở tế bào.
 - Trình bày được mối liên quan giữa trao đổi chất của cơ thể với trao đổi chất ở tế bào.
2 – Kỹ năng
 - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
 - Rèn kỹ năng quan sát, liên hệ thực tế.
 - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3 – Thái độ
 - Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ sức khỏe.
II – Chuẩn bị
 - Tranh phóng to hình 31,1; 31.2. PHT
III – Tiến trình các hoạt động dạy và học
1 – ổn định tổ lớp: 1phút
2 – Kiểm tra bài cũ
3 – Bài mới: 3phút
 - Sự trao đổi chất ở động vật như thế nào?
 - Em hiểu thế nào là trao đổi chất? Vật không sống có trao đổi chất không? Trao đổi chất ở người diễn ra như thế nào?
Hoạt động 1:Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
15
phút
- GV yêu cầu HS quan sát hình 31.1 và trả lời câu hỏi.
+ Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường biểu hiện như thế nào?
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập.
- GV kẻ phiếu học tập gọi HS lên làm.
- GV hoàn chỉnh kiến thức.
- HS quan sát kỹ hình 31.1 cùng kiến thức đã học -> nêu được biểu hiện:
+ Lấy chất cần thiết vào cơ thể.
+ Thải CO2 và chất cạn bã ra môi trường.
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân -> làm bài tập.
- Một vài HS làm bài tập, lớp bổ sung.
Nội dung phiếu học tập
Hoạt động 2:Trao đổi chất gữa tế bào và môi trường trong
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
12
Phút
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 31.2 -> Thảo luận các câu hỏi:
+ Máu và nước mô cung cấp những gì cho tế bào?
+ Hoạt động sống của tế bào tạo ra những sản phẩm gì?
+ Các sản phẩm tế bào thải ra được đưa tới đâu?
+ Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- HS dựa vào hình 31.2 vận dụng kiến thức -> thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.
+ Máu mang O2 và chất dinh dưỡng qua nước mô vào tế bào.
+ Hoạt động của tế bào tạo ra năng lượng, khí CO2, chất thải.
+ Các sản phẩm đó qua nước mô vào máu -> đến hệ hô hấp, bài tiết -> thải ra ngoài.
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
II.Trao đổi chất gữa tế bào và môi trường trong
Sự trao đổi chấ giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện:
- Chất dinh dưỡng và O2 được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời các sản phẩm phân huỷ đưa đến các cơ quan thải ra ngoài.
- Sự trao đổi chất ở tế bào thông qua môi trường trong.
Hoạt động 3:Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể
Với trao đổi chất ở cấp độ tế bào
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
10
phút
- GV yêu cầu HS quan sát hình 31.2 -> trả lời câu hỏi:
+ Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể thực hiện như thế nào?
+ Trao đổi chất ở cấp tế bào được thực hiện như thế nào?
+ Nếu trao đổi chất ở một cấp độ ngừng lại sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về mối quan hệ giữa trao đổi chất ở hai cấp độ.
- HS dựa vào kiến thức ở mục 1 và 2 để trả lời câu hỏi:
+ Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể: là sự trao đổi giữa các hệ cơ quan với môi trường ngoài để lấy chất dinh dưỡng và O2 cho cơ thể.
+ Trao đổi chất ở cấp độ tế bào: là sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường bên trong.
+ Nếu trao đổi chất ngừng thì cơ thể sẽ chết 
- HS tự rút ra kết luận.
III. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào
 - Trao đổi chất ở hai cấp độ có liên quan mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
4 – Củng cố : 3phút
- ở cấp độ cơ thể sự trao đổi chất diễn ra như thế nào?
- Trao đổi chất ở tế bào có ý nghĩa gì đối với trao đổi chất của cơ thể?
- Nêu mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào?
5 – Dặn dò: 1phút
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 32.
Phiếu học tập
Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài
Hệ cơ quan
Vai trò rong sự trao đổi chất
- Tiêu hóa
- Hô hấp
- Bài tiết
- Tuần hoàn
- Biến đổi thức ăn -> chất dinh dưỡng thải các phân thừa qua hậu môn.
- Lấy O2 và thải CO2 
- Lọc từ máu chất thải -> bài tiết qua nước tiểu.
- Vận chuyển O2 và thải dinh dưỡng tới tế bào và vận chuyển CO2 tới phổi, chất thải tới cơ quan bài tiết.
Tuần 17 Tiết 33 
Ngày soạn : 06/12/2010 
Bài 32:Chuyển hóa
I – Mục tiêu
1 – Kiến thức
 - Xác định được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 qúa trình đồng hóa là hoạt động cơ bản của sự sống.
 - Phân tích được mối quan hệ giữa trao đổi chất với chuyển hóa vật chất và năng lượng.
2 – Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng phân tích, so sánh.
 - Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
 - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ các hệ cơ quan trong cơ thể
II – Chuẩn bị
 Tranh phóng to hình 32.1
III – Tiến trình các hoạt động dạy và học
1 – ổn định tổ lớp:1phút
2 – Kiểm tra bài cũ: 4phút
 - Trình bày vai trò của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường?
 - Hệ tuần hoàn có vai trò gì trong sự trao đổi chất ở tế bào?
3 – Bài mới
 Tế bào thường xuyên trao đổi vật chất với môi trường ngoài. Vật chất được té bào sử dụng như thế nào?
Hoạt động 1:Chuyển hóa vật chất và năng lượng
TG
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Nội dung 
18
phút
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin kết hợp quan sát hình 32.1 -> thảo luận câu hỏi:
+ Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng gồm những quá trình nào?
+ Phân biệt trao đổi chất với chuyển hóa vật chất năng lượng?
+ Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào?
- GV hoàn chỉnh kiến thức.
- GV yêu cầu HS tiếp tục nghiên cứu thông tin -> trả lời câu hỏi
- GV gọi HS lên bảng trả lời.
- GV hoàn chỉnh kiến thức.
- Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?
- HS nghiên cứu thông tin tự thu nhận kiến thức.
- Thảo luận nhóm thống nhất đáp án.
+ Gồm quá trình đối lập là đồng hóa và dị hóa.
+ Trao đổi chất là hiện tượng trao đổi các chất.
+ Chuyển hóa vật chất và năng lượng là sự biến đổi vật chất và năng lượng.
Năng lượng:
+ Co cơ -> sinh công.
+ Đồng hóa
+ Sinh nhiệt
-Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân tự thu nhận thông tin, kết hợp quan sát lại hình 32.1 -> hoàn thành bài tập ra giấy nháp.
- HS lập bảng so sánh.
- HS trình bày mối quan hệ.
+ Không có đồng hóa -> không có nguyên liệu cho dị hóa.
+ Không có dị hóa -> không có năng lượng cho đồng hóa.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
- HS nêu được:
+ Lứa tuổi:
. Trẻ em: Đồng hóa > dị hóa.
. Người già: Dị hóa > đồng hóa.
+ Trạng thái:
. Lao động: Dị hóa > đồng hóa.
. Nghỉ: Đồng hóa > dị hóa.
I.Chyển hóa vật chất và năng lượng
- Trao đổi chất là biẻu hiện bên ngoài của quá trình chuyên hóa trong tế bào.
- Mọi hoạt động sống của cơ thể đều bắt nguồn từ sự chuyển hoá trong tế bào.
Đồng hóa
Dị hóa
+ Tổng hợp chất
+ Tích luỹ năng lượng
+ Phân giải chất.
+ Giải phóng năng lượng.
- Mối quan hệ: Đồng hóa và dị hóa đối lập, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Tương quan giữa đồng hóa và dị hóa phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính và trạng thái cơ thể.
Hoạt động 2:Chuyển hóa cơ bản
TG
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Nội dung 
9
phút
- GV đặt câu hỏi:
+ Cơ thể ở trạng t

File đính kèm:

  • docGiao an sinh 8 Chuan KTKN 2011 2012 Lay ve la in.doc