Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 10

I-MỤC TIÊU BÀI HỌC :

- nêu được cấu tạo và đời sống của trai sông

- Rèn luyện kỹ năng quan sát hình vẽ và thu nhận kiến thức từ hình vẽ.

- Thấy được sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các bộ phận ở trai sông.

II-PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

 Vật mẫu : trai sông

 Tranh phóng to hình 18.1 – 18.4 SGK

III- TỔ CHỨC DẠY HỌC :

1. ổn định lớp

2. Sửa bài kiểm tra

3. Bài mới :

* Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng và cấu tạo

GV HS

* Vỏ trai:

Cho HS quan sát trai sông và tranh phóng to 18.1-18.2 SGK, yêu cầu các em đọc SGK để trả lời câu hỏi :

?Cấu tạo của trai sông?

 

 

?Tại sao khi mài mặt ngoài của vỏ trai lại có mùi khét?

* Cơ thể trai:

Cho HS quan sát tranh phóng to hình 18.3 SGK, tìm hiểu SGK để trả lời các câu hỏi :

?Cấu tạo trong của trai sông?

 

 

?Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể phải làm thế nào ?

 

 

 

 vỏ trai sông gồm hai mảnh gắn với nhau, được chia làm : đầu vỏ, đỉnh vỏ, bản lề vỏ, đuôi vỏ , vòng tăng trưởng vỏ.

 vì ngoài cùng là lớp sừng , nên khi mài nóng cháy phát sinh mùi khét.

 

 

 

 cấu tạo trong của trai sông gồm : cơ khép vỏ

 ( trước và sau), ống thoát, ống hút, mang , chân, thân, lỗ miệng, tấm miệng, áo trai.

 Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, phải luồn lưỡi dao qua khe vỏ, cắt cơ khép vỏ ( trước và sau). Cơ khép vỏ bị cắt, lập tức vỏ trai mở ra.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
TIẾT 19
CHƯƠNG IV : NGÀNH THÂN MỀM
BÀI 18 : TRAI SÔNG 
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- nêu được cấu tạo và đời sống của trai sông 
- Rèn luyện kỹ năng quan sát hình vẽ và thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
- Thấy được sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các bộ phận ở trai sông.
II-PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
	Vật mẫu : trai sông 
	Tranh phóng to hình 18.1 – 18.4 SGK
III- TỔ CHỨC DẠY HỌC :
ổn định lớp
Sửa bài kiểm tra
Bài mới :
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng và cấu tạo
GV
HS
* Vỏ trai:
Cho HS quan sát trai sông và tranh phóng to 18.1-18.2 SGK, yêu cầu các em đọc £ SGK để trả lời câu hỏi :
?Cấu tạo của trai sông?
?Tại sao khi mài mặt ngoài của vỏ trai lại có mùi khét?
* Cơ thể trai:
Cho HS quan sát tranh phóng to hình 18.3 SGK, tìm hiểu £ SGK để trả lời các câu hỏi :
?Cấu tạo trong của trai sông?
?Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể phải làm thế nào ?
ª vỏ trai sông gồm hai mảnh gắn với nhau, được chia làm : đầu vỏ, đỉnh vỏ, bản lề vỏ, đuôi vỏ , vòng tăng trưởng vỏ.
ª vì ngoài cùng là lớp sừng , nên khi mài nóng cháy phát sinh mùi khét.
ª cấu tạo trong của trai sông gồm : cơ khép vỏ
 ( trước và sau), ống thoát, ống hút, mang , chân, thân, lỗ miệng, tấm miệng, áo trai.
ª Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, phải luồn lưỡi dao qua khe vỏ, cắt cơ khép vỏ ( trước và sau). Cơ khép vỏ bị cắt, lập tức vỏ trai mở ra. 
KẾT LUẬN:
1/Vỏ trai:
gồm hai mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng, được chia làm : đầu vỏ, đỉnh vỏ, bản lề vỏ, đuôi vỏ, vòng tăng trưởng vỏ.
Mặt trong vỏ có dây chằng , cơ khép vỏ – điều chỉnh động tác đóng mở vỏ.
Vỏ trai có 3 lớp : sừng, đá vôi, xà cừ óng ánh.
2/ Cơ thể trai:
- cấu tạo trong của trai sông gồm : cơ khép vỏ ( trước và sau), ống thoát, ống hút, mang , chân, thân, lỗ miệng, tấm miệng, áo trai.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình di chuyển và dinh dưỡng của trai
GV
HS
Treo tranh phóng to hình 18.4 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em đọc thông tin £ SGK để trả lời các câu hỏi :
? Cơ chế nào giúp trai di chuyển trong bùn?
?Cách dinh dưỡng của trai sông ?
Gợi ý cho câu 2: 
+Dòng nước qua ống hút vào khoang áo mang theo những chất gì vào miệng trai và mang trai ?
+ Trai lấy mồi ( thường là vụn hữu cơ , động vật nguyên sinh) và oxi, chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước hút vào, vậy đó là kiểu dinh dưỡng gì ( chủ động hay thụ động)?
Yêu cầu các em lại tiếp tục đọc thông tin phần sinh sản để trả lời câu hỏi :
?Cơ thể trai như thế nào ?
? em hãy tóm tắt quá trình ss của trai sông ?
?Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ ?
?Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá?
Hỏi thêm : tại sao trong ao nuôi cá , đôi khi người ta bắt được trai ?
Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi 
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
Các nhóm nhận xét cho nhau
ª trai có chân vươn dài trong bùn ( về hướng đi tới) để mở đường, sau đó co chân kết hợp với khép vỏ trai, tạo lực đẩy do nước phụt ra ở rãnh phía sau, làm trai tiến về phía trước.
ª trai hút nước qua ống hút vào khoang áo, rồi qua mang vào miệng nhờ sự rung động của các lông trên tấm miệng. Ở mang oxi được hấp thụ, ở miệng thức ăn được giữ lại (đó là kiểu dd thụ động)
ª cơ thể trai phân tính
ªKhi ss : trai cái nhận tinh trùng của trai đực (theo dòng nứơc) để thụ tinh, trứng non đẻ ra được giữ trong tấm mang. Khi mới nở, ấu trùng sống trong mang trai mẹ một thời gian, rồi bám vào da hoặc mang cá một vài tuần mới rơi xuống bùn sống độc lập. 
KẾT LUẬN :
- Trai có chân vươn dài trong bùn ( về hướng đi tới) để mở đường, sau đó co chân kết hợp với khép vỏ trai, tạo lực đẩy do nước phụt ra ở rãnh phía sau, làm trai tiến về phía trước.
-Trai hút nước qua ống hút vào khoang áo, rồi qua mang vào miệng nhờ sự rung động của các lông trên tấm 
miệng. Ở mang oxi được hấp thụ, ở miệng thức ăn được giữ lại (đó là kiểu dd thụ động)
- cơ thể trai phân tính. Khi ss : trai cái nhận tinh trùng của trai đực (theo dòng nứơc) để thụ tinh, đẻ trứng.
4- Củng cố :
- Cho HS đọc chậm phần thông tin cuối bài để ghi nhớ kiến thức 
-Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập SGK :
	1.Trai tự vệ bằng cách co chân khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong. Nhờ có vỏ cứng và 2 cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể phá vỏ ra để ăn phần mềm của cơ thể trai.
	2.Cách dd theo kiểu hút nước để lọc nước lấy vụn hữu cơ , động vật nguyên sinh , các động vật nhỏ khác có tác dụng lọc sạch môi trường nước.
	3. Vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá ấu trùng trai lớn lên và phát triển bình thường.
5- Dặn dò :
- Đọc phần Em có biết ?
- Soạn bài mới với nội dung :
	1. Hãy nhận xét về môi trường sống của một số thân mềm khác .
	2. Thân mềm có những tập tính nào ?
RÚT KINH NGHIỆM :
...
...
...
...
...
TUẦN 10 
TIẾT 20
BÀI 19
MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC 
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Thấy được những đặc điểm cơ bản của thân mềm khác . Trên cơ sở đó, thấy được sự đa dạng của ngành thân mềm .
- Nêu được một số tập tính của thân mềm thường gặp.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát thu nhận kiến thức từ hình vẽ, hoạt động nhóm và làm việc với SGK
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
	Tranh phóng to hình 19.1 – 19.7 SGK
III-TỔ CHỨC DẠY HỌC :
1.ổn định lớp 
2. KTBC : Nêu cấu tạo ngoài và trong của trai sông ? Nêu quá trình di chuyển và sinh sản của trai sông ?
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Một số đại diện :
GV
HS
Treo tranh phóng to hình 19.1-19.5 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em tìm hiểu £ SGK để trả lời câu hỏi : Hãy nhận xét về môi trường sống và lối sống của một số thân mềm thường gặp ?
Quan sát tranh thảo luận , cử đại diện trả lời câu hỏi
Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau 
Yêu cầu nêu được :
+ lối sống 
+ cách tự vệ 
KẾT LUẬN: Thân mềm có số loài lớn ( khoảng 70 nghìn loài) 
Đại diện
Nơi sống
Lối sống
Cách tự vệ
ốc sên
Sống trên cạn 
Tự do 
Co rụt cơ thể vào trong vỏ ốc 
Mực
Sống ở biển 
Bơi lội tự do
Phun mực che mắt kẻ thù 
Bạch tuộc
Sống ở biển 
Bơi lội tự do
Săn mồi tích cực 
Sò
Sống ở ven biển 
Vùi mình trong cát 
Co rụt cơ thể vào trong vỏ ốc 
ốc vặn 
Sống ở ao ruộng 
Tự do 
Co rụt cơ thể vào trong vỏ ốc 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tập tính của thân mềm
GV
HS
Yêu cầu HS đọc thông tin SGK để thực hiện lệnh s SGK :
?Em thường gặp ốc sên ở đâu ? Khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào ?
? Oác sên tự vệ bằng cách nào ?
?Ý nghĩa SH của tập tính đào lỗ đẻ trứng của ốc sên ?
? Mực săn mồi như thế nào trong 2 cách : đuổi bắt mồi và rình mồi một chỗ (đợi mồi đến để bắt).
? Mực phun chất lỏng có màu đen để săn mồi hay tự vệ? Hỏa mù mực che mắt động vật nhưng bản thân mực có thể nhìn rõ để trốn chạy ?
?Nêu thêm tập tính của mực ?
* Tại sao thân mềm có một số tập tính như thế ? 
Đọc thông tin SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi .
Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau 
ª thường gặp ở nơi cây cối rậm rạp, ẩm ướt đôi khi sống được ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển; khi bò ốc sên tiết chất nhờn làm giảm ma sát. Khi khô chất nhờn tạo nên vết mờ trắng trên lá cây hoặc trên đường đi.
ª
ª để bảo vệ trứng không cho kẻ thù phá hại được 
ª rình mồi ở một chỗ ấn náu nơi có nhiều rong rêu, khi mồi đến mực vươn hai tua dài ra bắt mồi , rồi co về dùng tám tua ngắn đưa mồi vào miệng.
ª tự vệ che mắt kẻ thù và để chạy trốn 
ª chăm sóc trứng : mực đẻ trứng thành chùm như chùm nho bám vào rong rêu, đẻ xong mực lại cánh trứng. Thỉnh thoảng mực phhun nước vào trứng đề làm giàu oxi cho trứng phát triển. Ngoài ra con đực có một tua miệng đảm nhiệm chức năng giao phối ( tay giao phối), Tay giao phối này có thể đứt ra mang theo các bó tinh trùng đến để thụ tinh cho con cái.
ª Hệ thần kinh và tập trung hơn giun đốt, hạch não phát triển. Riêng mực có hộp sọ ( bảo vệ não) là hiện tượng duy nhất ở động vật KXS. Thần kinh phát triển là cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển.
KẾT LUẬN :
* Hệ thần kinh và tập trung hơn giun đốt, hạch não phát triển. Riêng mực có hộp sọ ( bảo vệ não) là hiện tượng duy nhất ở động vật KXS. Thần kinh phát triển là cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển.
* VD : ốc sên biết đào hang đẻ trứng ; mực giấu mình trong rong rêu bắt mồi bằng tua dài, tua ngắn đưa mồi vào miệng.
4- Củng cố :
- Đọc chậm phần tóm tắt cuối bài để ghi nhớ kiến thức 
5- Dặn dò :
- Đọc phần Em có biết ?
- tiết sau có thể đem theo ốc , trai , mực nang.
-Soạn bài mới với nội dung : 
	1. Cấu tạo vỏ 
	2. Cấu tạo ngoài 
	3. Cấu tạo trong 
	4. Hoàn thành chú thích các hình 20.1-20.6 ở nhà cùng bảng thu hoạch 
RÚT KINH NGHIỆM :
...
...
...
...
...

File đính kèm:

  • docTUAN 10.doc