Giáo án Sinh học Lớp 11 Chương trình nâng cao - Học kì II - Năm học 2008-2009

BÀI 27. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (tt)

I.MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS cần phải:

 -Trình bày được những đặc điểm về nguồn gốc và các thành phần của hệ thần kinh dạng ống ở động vật có xương sống.

 -phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

 -Trình bày được “Phản xạ là thuộc tính cơ bản của mọi cơ thể có hệ thần kinh”.

 -Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá và khái quát hoá.

II.TRỌNG TÂM: -Nguồn gốc và các bộ phận của hệ thần kinh dạng ống.

 -Phân biệt hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

 -Khái quát hoá chức năng của các tổ chức thần kinh.

III.CHUẨN BỊ:

 1.GV: Tranh hình 26.1, 27.1 SGK, sơ đồ cung phản xạ tự vệ ở người.

 2.HS:Chuẩn bị bài 27:Tìm các ví dụ về cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống?Nêu chiều hướng tiến hoá về cảm ứng ở động vật?

IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1.On định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục

 2.Kiểm tra bài cũ:

 Câu 1: Cảm ứng là gì? Cảm ứng ở động vật có gì khác so với cảm ứng ở thực vật?

 Câu 2: Đặc điểm cấu tạo, hoạt động của hệ thần kinh lưới và chuỗi hạch?

 3.Bài mới: Mở bài:HS quan sát hình 26.1,27.1 SGK,nhận xét hướng tiến hoá về cấu tạo hệ thần kinh của giới động vật?(Từ hệ thần kinh dạng lướiDạng chuỗiDạng ống)

c.Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

-Cho HS nghiên cứu mục 2c SGK,thảo luận nhóm,trả lời các câu hỏi :

 +Nhóm động vật nào có hệ thần kinh dạng ống?

 +Nêu những đặc điểm về nguồn gốc và các thành phần của hệ thần kinh dạng ống ở động vật?

 +Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng?

 +Thực hiện lệnh :Hệ thống hoá bằng sơ đồ các thành phần của hệ thần kinh dạng ống ở động vật có xương sống?

-Nhận xét,hoàn thiện kiến thức. -Nghiên cứu mục 2c SGk,thảo luận nhóm,trả lời các câu hỏi.

 

-Ghi kết quả thảo luận lên bảng phụ.

 

 

 

-Các nhóm nhận xét,bổ sung

 

 

- Hệ thần kinh ống có ở các động vật có xương sống.

- Các tế bào thần kinh tập trung thành ống nằm ở phía lưng, có nguồn gốc từ lá phôi ngoài.

- Phân hoá thành não,tuỷ sống (thuộc thần kinh trung ương),dây thần kinh (thuộc thần kinh ngoại biên),hạch thần kinh.

- Liên hệ với thần kinh trung ương là các cơ quan thụ cảm (giác quan,nội thụ quan) và cơ quan phản ứng (cơ,tuyến) nhờ các dây thần kinh.

- Dựa vào chức năng,chia hệ thần kinh thành:

 + Hệ thần kinh vận động (hệ thần kinh cơ,xương):điều khiển hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động,là những hoạt động có ý thức,do sự điều khiển của vỏ não và chất xám (sừng trước của tuỷ sống).

 + Hệ thần kinh sinh dưỡng: Điều khiển và điều hoà hoạt động các nội quan (cơ quan sinh dưỡng,cơ quan sinh sản),là những hoạt động tự động,không theo ý muốn. Do sự điều khiển của trụ não và đoạn cùng của tuỷ (trung ương đối giao cảm) hoặc sừng bên của chất xám tuỷ sống (trung ương giao cảm).Bộ phận thần kinh giao cảm và đối giao cảm hoạt động độc lập nhau nhưng phối hợp với nhau trong điều hoà hoạt động sinh lí của các cơ quan nội tạng,đáp ứng nhu cầu hoạt động tuỳ lúc,tuỳ nơi một cách chính xác và tiết kiệm.

III.PHẢN XẠ-MỘT THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA MỌI CƠ THỂ CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

-Nghiên cứu mục III SGK,phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện?Mỗi loại phản xạ nêu 3 ví dụ?

-Chiều hướng tiến hoá về cảm ứng ở động vật?

-Nhận xét,bổ sung,hoàn thiện kiến thức cho HS. -Đọc mục III trả lời các câu hỏi.

 

 

-Nêu chiều hướng tiến hoá về cảm ứng ở động vật.

-Động vật có hệ thần kinh ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ.

-Phản xạ gồm 2 loại:

Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện

-Bẩm sinh,di truyền,đặc trưng cho loài,bền vững

 

-Sống lượng tế bào thần kinh tham gia ít.

 

-Số lượng hạn chế

-Chỉ trả lời những kích thích tương ứng (kích thích không điều kiện)

-VD:Các phản xạ tự vệ ở người -Học được,không di truyền,mang tính cá thể,có tính mềm dẻo,thích nghi được với điều kiện sống.

-Số lượng tế bào thần kinh tham gia lớn,nhất là các tế bào vỏ não.

-Số lượng không hạn định

-Trả lời các kích thích bất kì được kết hợp với kích thích không điều kiện.

-Phản xạ khi gặp chó dại,gặp rắn,

-Chiều hướng tiến hoá về cảm ứng ở động vật:

 +Từ chưa có tổ chức thần kinh đến có tổ chức thần kinh.

 +Tổ chức thần kinh ngày càng tập trung hoá, số lượng tế bào thần kinh ngày càng lớn, có hiện tượng đầu hoá (từ hệ thần kinh dạng lưới hệ thần kinh dạng chuỗi hạch hệ thần kinh dạng ống )

 +Hình thức cảm ứng từ phản ứng toàn thân, không chính xác, tốn nhiều năng lượng phản ứng cục bộ, chính xác hơn, tốn ít năng lượng hơn số lượng các phản xạ ngày càng nhiều và phản ứng càng chính xác, tiêu tốn càng ít năng lượng, cách thức phản ứng càng da dạng, phong phú, số lượng nơron tham gia vào cung phản xạ càng nhiều.

4.Củng cố và hoàn thiện:

- So sánh đặc điểm khác nhau ở các nhóm động vật và hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật?

Nhóm động vật Đặc điểm tổ chức thần kinh Hình thức cảm ứng Ưu và nhược điểm

Động vật nguyên sinh

Động vật có hệ thần kinh lưới

Động vật có hệ TK chuỗi hạch

Động vật có HTK ống

 -Nêu chiều hướng tiến hoá về cảm ứng ở động vật?

5.Dặn dò:-Trả lời các câu hỏi SGK, đọc mục “Em có biết”.

 -Chuẩn bị bài mới:đọc trước bài “điện thế nghỉ và điện thế hoạt động”,phân biệt điện thế nghỉ và điện thế hoạt động?

 

doc59 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 11 Chương trình nâng cao - Học kì II - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cào, gián, bọ ngựa,
4. Củng cố và hoàn thiện: 
 - Phân biệt sinh trưởng với phát triển ở động vật? Mối liên qua giữa sinh trưởng với phát triển?
 - Phân biệt phát triển qua biến thái và không qua biến thái? Mỗi loại lấy 3 loài động vật thuộc kiểu phát triển đó?
- Phát triển của ếch, rắn thuộc kiểu phát triển nào? Tại sao?
5. Dặn dò: - Học bài và làm các câu hỏi và bài tập cuối bài.
 - Chuẩn bị bài mới: Xem trước bài 38 SGK: Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống?
V. RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 30	Ngày soạn : 18 / 03/ 2009
Tiết 40	Ngày dạy : 23/ 03/ 2009
BÀI 38. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS cần phải:
 - Liệt kê được và giải thích cơ chế tác động của nhóm hoocmôn sinh trưởng (tuyến yên) và tirôxin (tuyến giáp) đối với sự sinh trưởng.
 -Liệt kê được các nhóm hoocmôn và vai trò của chúng trong sự điều hoà biến thái ở sâu bọ, ở ếch nhái; điều hoà sự tạo thành các tính trạng sinh dục thứ sinh; điều hoà chu kỳ sinh sản.
 -Giải thích được sơ đồ các hiện tượng trong chu kỳ kinh nguyệt.
 -Nâng cao ý thức và hiểu biết các biện pháp bảo vệ sức khoẻ sinh sản.
II. TRỌNG TÂM: - Hoocmôn sinh trưởng, hoocmôn tirôxin.
 - Hoocmôn ecđixơn (ở sâu bọ), tirôxin (ở ếch).
 - Hoocmôn FSH, LH, ơstrôgen, prôgestêrôn, HCG.
III. CHUẨN BỊ:
 1. GV:	 - Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo, soạn bài giảng.
 - Tranh vẽ hình 38.1 à 38.2 SGK và một số tranh ảnh minh hoạ khác.
 2. HS:	 - Xem trước bài 38 SGK: Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống?
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:	
 1. Oån định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Phân biệt sinh trưởng và phát triển ở động vật? Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật. Lấy VD minh hoạ.
 - Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa phát triển không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
3. Bài mới: 
 Mở bài: Tại sao nòng nọc có thể biến thái thành ếch?
Hoạt động 1: I. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG:
1.Giới tính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Nghiên cứu mục I.1, hình 38.1 SGK, trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu nhận xét về tốc độ sinh trưởng của con trai và con gái?
+Hãy lấy VD chứng minh sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng của các cá thể đực và cái? Vì sao có sự khác nhau như vậy?
+ Nêu các VD chứng tỏ trong chăn nuôi tuỳ mục đích để chọn con đực hay con cái?
- Hoàn thiện kiến thức cho HS.
- Nghiên cứu mục I.1, hình 38.1 SGK để trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
- Trong cùng một loài sự sinh trưởng và phát triển của con đực và con cái có sự khác nhau,do giữa con đực và con cái có sự khác nhau về chức năng sinh sản.
- Con cái thường có tốc độ lớn nhanh hơn và sống lâu hơn.
- VD: SGK
2.Các hoocmôn sinh trưởng và phát triển:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Nghiên cứu mục I.2, hình 38.2 SGK, trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoocmôn nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng ở động vật và người?
+Vai trò của GH và tirôxin?
+ Giải thích nguyên nhân xuất hiện người khổng lồ và người tí hon?
+Vì sao trong khẩu phần ăn của trẻ em nếu thiếu iốt thì dẫn tới hậu quả trẻ em chậm lớn,trí tuệ kém phát triển?
+Nêu tên các hoocmôn ảnh hưởng tới sự phát triển của động vật?
+Vai trò của từng loại hoocmôn?
+Vì sao gà trống thiến thì mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục?
- Hoàn thiện kiến thức cho HS.
- Nghiên cứu mục 38.2, hình 38.2 SGK để trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
a.Hoocmôn điều hoà sinh trưởng:
- GH và tirôxin là các hoocmôn quan trọng điều hoà sự sinh trưởng ở người.
 + GH: Do thuỳ trước tuyến yên tiết ra có tác dụng tăng cường quá trình tổng hợp prôtêin trong tế bào, mô và cơ quan, do đó làm tăng tốc độ sinh trưởng, nhưng hiệu quả sinh trưởng còn phụ thuộc loại mô và giai đoạn phát triển của chúng.VD: SGK
 + Tirôxin: Do tuyến giáp tiết ra,có tác dụng làm tăng tốc độ chuyển hoá cơ bản, do đó tăng cường sinh trưởng.VD: SGK
b.Hoocmôn điều hoà sự phát triển:
* Điều hoà sự biến thái: 
 - Ở sâu bọ,ecđixơn và juvenin do tuyến ngực tiết ra,điều hoà sự biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn:
 +Ecđixơn:Gây lột xác,kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
 +juvenin:Phối hợp với ecđixơn gây lột xác,ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm.
 - Ở Ếch nhái,tirôxin của tuyến giáp ở nòng nọc tiết ra, điều hoà sự phát triển qua biến thái hoàn toàn.
* Điều hoà sự tạo thành các tính trạng sinh dục thứ sinh:
 +Người và động vật, ở giai đoạn thành thục sinh dục, do tác dụng của các hoocmôn sinh dục đực và cái làm xuất hiện các tính trạng sinh dục thứ sinh , dẫn đến sự khác nhau về hình thái, sinh lí giữa con đực và con cái. VD: Con đực có sừng (hươu), có bườm (sư tử), bộ lông đẹp (công),tiếng gáy ( gà),
 + Các tính trạng sinh dục thứ sinh được điều hoà bởi hai loại hoocmôn sinh dục :
 .Ơstrôgen: Do buồng trứng tiết ra,điều hoà phát triển các tính trạng sinh dục cái.
 .Testôsterôn: Do tinh hoàn tiết ra, điều hoà phát triển các tính trạng sinh dục đực.
* Điều hoà chu kỳ kinh nguyệt:
 + Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển trong đó trẻ em đã phát triển thành người lớn,có khả năng sinh sản (Nữ khoảng 13-14 tuổi,nam 14-15 tuổi).Tuổi dậy thì dưới tác dụng của hoocmôn sinh dục,cơ thể có những biến đổi,xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ sinh.
 + Chu kỳ kinh nguyệt và điều hoà chu kỳ kinh nguyệt:
 .Kéo dài 21-31 ngày,trung bình 28 ngày. Thời gian có kinh khoảng 5 ngày, tuỳ thuộc từng cá nhân.
 .Hoocmôn tác động: FSH (kích thích nang trứng), LH (hoocmôn tạo thể vàng) kết hợp với Ơstrôgen kích thích phát triển nang trứng và gây rụng trứng xảy ra trong 14 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
 .Thể vàng tiết ra prôgessterôn,phối hợp với ơstrôgen có tác dụng ức chế tiết ra FSH và LH của tuyến yên.,kích thích niêm mạc dạ con dày,phồng lên,tích đầy máu trong mạch chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con nếu trứng thụ tinh.Nhau thai hình thành tiết hoocmôn kích dục nhau thai (HCG) giúp duy trì thể vàng tiết Prôgestêrôn®thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng trứng, không có kinh nguyệt.
 .Nếu trứng không được thụ tinh,thể vàng teo đi,niêm mạc dạ con bong ra là hiện tượng có kinh.
4. Củng cố và hoàn thiện: 
 - Sự sinh trưởng được điều hoà bởi những loại hoocmôn nào?
 -Tuổi dậy thì có những đặc điểm gì và do tác động của những loại hoovmôn nào?
 -Nếu cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì nòng nọc có biến thành ếch được không,tại sao?
 -Dựa vào sơ đồ hình 38.2, hãy chỉ ra những ngày nào trong chu kỳ kinh nguyệt là có thể thụ thai?
5. Dặn dò: - Học bài và làm các câu hỏi và bài tập cuối bài. Đọc mục “Em có biết”.
 - Chuẩn bị bài mới: Xem trước bài 39 SGK: Nêu các biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người?
V. RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 30	Ngày soạn : 20 / 03/ 2009
Tiết 41	Ngày dạy : 25/ 03/ 2009
BÀI 39. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (tt)
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS cần phải:
 - Liệt kê và phân tích được các yếu tố môi trường (thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, các chất độc hại,) ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Nhận thức được con người có khả năng điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật phụ vụ chăn nuôi gia cầm, gia súc, thuỷ sản,Ở người,thực hiện kế hoạch hoá gia đình cải thiện dân số.
- Rèn luyện ý thức và thực hiện chính sách kế hoạch hoá gia đình.
II. TRỌNG TÂM: - Phân tích các yếu tố bên ngoài gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật như: nhiệt độ, thức ăn, ánh

File đính kèm:

  • docgiao an 11nc hk2.doc