Giáo án Sinh học bài 39: Sinh sản của vi sinh vật

Bài 39: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

- Nêu được khái niệm sinh sản.

- Liệt kê được các hình thức sinh sản của VSV.

- Nêu được các cơ chế của các hình thức sinh sản của VSV.

- Phân biệt được các đặc điểm khác biệt của sinh sản ở VSV nhân sơ và VSV nhân thực.

2. Kĩ năng:

Sau khi học xong bài này học sinh rèn luyện được kĩ năng:

- Phân tích, so sánh, tổng hợp.

- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho HS ý thức an toàn trong ăn uống.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học bài 39: Sinh sản của vi sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Đà Lạt Ngày soạn: 11/02/2009
Lớp Sinh Học K29.	 Ngày dạy : 24/02/2009
GVHD: Cô Nguyễn Thị Vinh.
SVTH : Hàn Thị Thanh Tâm.
MSSV: 0510630.
Bài 39: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Nêu được khái niệm sinh sản.
Liệt kê được các hình thức sinh sản của VSV.
Nêu được các cơ chế của các hình thức sinh sản của VSV.
Phân biệt được các đặc điểm khác biệt của sinh sản ở VSV nhân sơ và VSV nhân thực.
2. Kĩ năng:
Sau khi học xong bài này học sinh rèn luyện được kĩ năng:
Phân tích, so sánh, tổng hợp.
Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS ý thức an toàn trong ăn uống.
 II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM:
Sinh sản chủ yếu của VSV là phân đôi, sinh sản bằng bào tử, nảy chồi.
III. CHUẨN BỊ:
 - Tranh hình phóng to.
Kiểu sinh sản
Đặc điểm
Sinh sản bằng nảy chồi
Sinh sản bằng bào tử
- Phiếu học tập 1:
Kiểu sinh sản
Đặc điểm
Sinh sản bằng bào tử vô tính
Sinh sản bằng bào tử hữu tính
 - Phiếu học tập 2:
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Hệ thống câu hỏi SGK1,2
2.Đặt vấn đề vào bài mới:
Sinh sản của sinh vật trên trái đất là vô cùng đa dạng và phong phú như đẻ con, đẻ trứng sau đó trứng nở thành con non. Vậy VSV có sinh sản không? Chúng làm thế nào để duy trì nòi giống? Bài học hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: SINH SẢN CỦA VSV NHÂN SƠ:
Mục tiêu: HS hiểu và trình bày được các hình thức sinh sản ở VSV nhân sơ đó là phân đôi và nảy chồi.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Treo tranh quan sát hình, đọc thông tin trong sách giáo khoa trả lời các câu hỏi sau:
+VSV nhân sơ có mấy hình thức sinh sản đó là những hình thức nào?
+ Sự phân đôi của VSV nhân sơ xảy ra như thế nào?
+ Kết quả của quá trình nhân đôi như thế nào?
- Nhận xét đánh giá kết quả giúp HS hoàn thiện kiến thức.
GV bổ sung: phân đôi là hình thức sinh sản đặc trưng của các loại tế bào vi khuẩn vì vi khuẩn chỉ có một vòng đơn ADN trần và cấu tạo đơn giản.
- Đọc thông tin trong sách giáo khoa thảo luận nhóm nhỏ hoàn thành phiếu học tập1 và trả lời câu hỏi:
+ Nảy chồi ở VSV có ý nghĩa gì trong sự thích nghi môi trường?tại sao?
- Nhận xét đánh giá kết quả giúp HS hoàn thiện kiến thức
.
- Quan sát hình, đọc thông tin trong sách giáo khoa trả lời các câu hỏi.
- 1→2 HS trả lời.
- Các học sinh khác bổ sung.
- Đọc thông tin trong sách giáo khoa thảo luận nhóm nhỏ,
- 1→2 HS trả lời.
- Các học sinh khác bổ sung.
+HS trả lời được:Chúng không có ý nghĩa trong sự thích nghi với môi trường vì sự thích nghi của chúng giống cơ thể mẹ, nghĩa là nếu môi trường thay đổi đột ngột chúng sẽ bị tiêu diệt.
1. Phân đôi:
a. Diễn biến
- Tạo thành và màng.
- Tổng hợp mới riboxom và nhân đôi ADN.
- Vách ngăn xuất hiện tách hai ADN và tế bào chất thành hai phần riêng biệt.
b. Kết quả: 1 TB mẹ →2 TB con.
2. Nảy chồi và tạo thành bào tử:
Tiểu kết:
Kiểu sinh sản
Đặc điểm
Sinh sản bằng nảy chồi
Tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần và tách ra tạo thành vi khuẩn mới.
Sinh sản bằng bào tử
+ Phân đỉnh của sợi khí sinh phân cắt tạo thành một chuỗi bào tử.
+ Bào tử nảy mầm tạo thành cơ thể mới.
Hoạt động 2: SINH SẢN Ở VSV NHÂN THỰC.
Mục tiêu: HS trình bày được các hình thức sinh sản ở VSV nhân thực đó là: Phân đôi, nảy chồi, sinh sản hữu tính và vô tính
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 - Đọc thông tin trong sách giáo khoa trả lời các câu hỏi sau:
+ Trình bày kiểu sinh sản nảy chồi của VSV nhân thực?
- Nhận xét đánh giá hoàn thiện kiến thức.
- Đọc thông tin trong sách giáo khoa trả lời các câu hỏi sau:
+ Ở cơ thể nào của VSV nhân thực xảy ra hiện tượng phân đôi?
- Nhận xét đánh giá hoàn thiện kiến thức.
- Đọc thông tin trong sách giáo khoa trả lời câu hỏi sau:
+ Nấm men sinh sản bằng cách nào?
- Nhận xét đánh giá hoàn thiện kiến thức.
- Quan sát hình đọc thông tin trong sách giáo khoa thảo luận nhóm lớn hoàn thành phiếu học tập 2.
- Nhận xét đánh giá hoàn thiện kiến thức.
- Đọc thông tin trong sách giáo khoa trả lời câu hỏi.
- 1→2 HS trả lời.
- Các học sinh khác bổ sung.
- Đọc thông tin trong sách giáo khoa trả lời câu hỏi.
- 1→2 HS trả lời.
- Các học sinh khác bổ sung.
- Đọc thông tin trong sách giáo khoa trả lời câu hỏi.
- 1→2 HS trả lời.
- Các học sinh khác bổ sung.
- Đọc thông tin trong sách giáo khoa thảo luận nhóm lớn hoàn thành phiếu học tập
- nhóm 2,3 trả lời
- Các nhóm khác bổ sung.
1. Phân đôi và nảy chồi:
a. Nảy chồi: Chủ yếu là nấm men 
- Từ tế bào mẹ mọc ra một hay nhiều chồi nhỏ, mỗi chồi nhận được một phần chất nhân và tế bào chất của tế bào mẹ.
- Chồi tách khỏi cơ thể mẹ hình thành cơ thể độc lập.
b. Phân đôi: Chỉ xảy ra ở cơ thể nấm men.
2. Sinh sản hữu tính và vô tính:
a. Sinh sản của nấm men:
TB lưỡng bội giảm phân bào tử đơn bội (chứa trong túi bào tử)
Bào tử đực bào tử cái
 Tế bào lưỡng bội nảy chồi.
b. sinh sản của nấm sợi:
 Tiểu kết:
Kiểu sinh sản
Đặc điểm
Sinh sản bằng bào tử vô tính
+ Tạo thành chuỗi hoặc tạo thành bên trong các túi nằm ở đỉnh của các sợi nấm khí sinh.
+ Bào tử áo có vách dày.
Sinh sản bằng bào tử hữu tính
+ Bào tử đảm: ở mặt dưới có mũ nấm( nấm rơm).
+ Bào tử túi: nằm trong một túi.
+ Bào tử tiếp hợp: được bao bọc bằng vách dày có thể kháng khô hạn và nhiệt độ cao(nấm sợi).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Vận dụng hiểu biết và kiến thức đã học trả lời các câu hỏi sau:
+Trong công nghệ sinh học và đời sông con người lợi dụng khả năng sinh sản nhanh của vi khuẩn để làm gì?
+ Để hạn chế vi khuẩn cần có các biện pháp nào?
+ So sánh hình thức phân đôi của vi khuẩn với quá trình nguyên phân?
-HS vận dụng hiểu biết và kiến thức đã học trả lời các câu hỏi 
+ Con người tạo môi trường thuần lợi để vi khuẩn sinh sản và thu sản phẩm với chất lượng mong muốn.
+Tăng nồng độ đường, muối để bảo quản thực phẩm.
+ Không hình thành thoi vô sắc, không có các kì như nguyên phân.
V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
Câu 1: Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách nào?
a. Phân đôi b. Nảy chồi
c. Tiếp hợp d. Hữu tính
Câu 2: VSV nào sau đây sinh sản theo lối nảy chồi:
a. nấm men b. xạ khuẩn
c. trực khuẩn d. tảo lục
Câu 3: Bào tử tiép hợp thấy ở loại VSV nào:
a. nấm rơm b. vi khuẩn 
c. nấm sợi d. xạ khuẩn.
Câu 4: Ở người thường bị những bệnh gì do VSV gây ra:
- cúm, ghẻ lở, tiêu chảy, đau mắt đỏ, HIV, H5N1.........
VI. DẶN DÒ:
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
- Soạn trước bài 40, chuẩn bị bài, trả lời các lệnh trong SGK.
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:

File đính kèm:

  • docbai 39.doc
Giáo án liên quan