Giáo án Sinh học 8 - Tiết 70

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết: Nêu được một số bệnh lây qua đường tình dục. Nêu được tác hại của AIDS và biện pháp phòng tránh.

- Hiểu: Phân tích được những triệu chứng, tác hại và con đường truyền bệnh Phân tích được những con đường truyền bệnh và cách phòng tránh.

- Vận dụng: Nhận dạng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục và cách phòng tránh. Nêu được nguyên nhân, cách phòng tránh bệnh AIDS.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa, thu thập thông tin, VD thực tế.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức tự phòng tránh các bệnh lây qua đường sinh dục. Giáo dục ý thức tự phòng tránh các bệnh AIDS.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tiết 70, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược nguyên nhân, cách phòng tránh bệnh AIDS.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa, thu thập thông tin, VD thực tế. 
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức tự phòng tránh các bệnh lây qua đường sinh dục. Giáo dục ý thức tự phòng tránh các bệnh AIDS.
II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu vì sao HIV/AIDS là đại dịch thảm hoạ của loài người, từ đó ra quyết định cần phải làm gì góp phần ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS.
- Kĩ năng giao tiếp: cảm thông chia sẻ và động viên, giúp đỡ người không may bị AIDS/HIV và người thân của họ.
- Kĩ năng kiên định: biết cách từ chối những hành vi dụ dỗ. chống lại sự ép buộc, lừa gạt trong sinh hoạt tình dục không an toàn, tiêm chích ma tuý....
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Thảo luận nhóm nhỏ. Hỏi chuyên gia. Trực quan. Vấn đáp tìm tòi.
- Chúng em biết 3 (làm việc theo nhóm 3 HS). Viết tích cực.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: 
- Nghiên cứu tài liệu trên trang : Cục Phòng chống HIV/AIDS của Bộ y tế.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:	 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới: 
* Mở bài
- Ở Việt Nam, các bệnh lây qua đường tình dục phổ biến là: lậu, giang mai, AIDS,…
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HOẠT ĐỘNG 1:
Tìm hiểu lịch sử bệnh AIDS
- HIV/AIDS là gì ?
- Bệnh AIDS được phát hiện khi nào ? Ở đâu ? Trên thế giới hiện có bao nhiêu người mắc căn bệnh này ?
Theo qui định tại Điều 2 của Pháp lệnh phòng chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), thuật ngữ HIV và AIDS được hiểu như sau: 
- HIV là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú. 
- AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến chết người. 
- Nhiễm trùng cơ hội là những nhiễm trùng xảy ra nhân cơ hội cơ thể bị suy giảm miễn dịch do bị nhiễm HIV. 
Hiện nay, dưới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, HIV/AIDS được hiểu sâu sắc hơn như sau: 
- HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người. 
- AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong khoảng thời gian trung bình là 5 năm.
- Mẫu máu có HIV dương tính được phát hiện đầu tiên vào năm 1959 tại Zaize - châu Phi. Mãi đến năm 1981, bệnh AIDS trên lâm sàng được phát hiện đầu tiên tại Mỹ. Đó là 5 trường hợp đồng tính luyến ái nam bị viêm phổi nặng ở Los Angeles (Califonia, Mỹ) do P. Carini phát hiện. Tháng 3 năm 1981 nhiều trường hợp ung thư da Kaposi được báo cáo ở New York. Một điều đáng lưu ý là tất cả các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch trầm trọng này đều là những người trẻ, đồng tính luyến ái, trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. Nguyên nhân của tình trạng này lúc đó chưa được 
- Ở nước ta dịch nhiễm HIV/AIDS được phát hiện vào năm nào ? Diễn biến phát triển của đại dịch này ở nước ta như thế nào ?
- HIV lây truyền qua đường máu như thế nào và cách phòng chống ?
biết song dựa trên các yếu tố địa lý người ta cho rằng đây là một bệnh truyền nhiễm hoặc có liên quan đến môi trường. 
- Tính đến ngày 30/10/2002, toàn cầu có khoảng 42 triệu người nhiễm HIV/AIDS, tăng 15% so với năm 2001, trong đó có 38,6 triệu người lớn (từ 15 - 49 tuổi), phụ nữ 19,2 triệu, 3,2 triệu trẻ em (dưới 15 tuổi).
- Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở nước ta được phát hiện vào tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng thực sự dịch HIV/AIDS đã bắt đầu bùng nổ từ năm 1993 trong nhóm những người nghiện chích ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó dịch bắt đầu lan ra các tỉnh. Đến cuối tháng 12/1998, toàn bộ 61 tỉnh, thành trực thuộc Trung ương trong cả nước đều đã phát hiện có người bị nhiễm HIV. Tính đến tháng 13/12/2002, theo số liệu báo cáo của các tỉnh thành, cả nước đã phát hiện 58490 trường hợp nhiễm HIV, 8718 trường hợp biến chuyển thành bệnh AIDS và 4834 trường hợp đã tử vong. 
- Phân tích các trường hợp nhiễm HIV cho thấy: Độ tuổi bị nhiễm HIV cao nhất là ở nhóm tuổi 20 -29. Nam giới chiếm 53%. Đối tượng bị nhiễm chủ yếu hiện nay là những người nghiện chích ma túy (60%) song tỷ lệ lây nhiễm qua đường tình dục đang gia tăng.
Virus HIV lây truyền qua đường máu do: 
- Truyền máu không được sàng lọc HIV. 
- Các dụng cụ xuyên chích qua da không được vô khuẩn như dùng bơm kim tiêm, kim xăm, kim xâu tai và các dụng cụ sắc nhọn khác. Người nghiện ma túy dùng bơm kim tiêm chung. 
- Người chăm sóc bệnh nhân AIDS có nguy cơ bị lây nhiễm HIV qua các vết hở rỉ nước khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của người bệnh hoặc bị kim tiêm đâm phải tay, dao kéo cứa phải tay... do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. 
* Để phòng chống lây truyền HIV qua đường máu, chúng ta phải thực hiện các biện pháp sau: 
- Bảo đảm 100% các chai máu được sàng lọc HIV trước khi truyền, cũng như kiểm tra tình trạng nhiễm HIV của những người cho máu trước khi lấy máu. 
- Khi thực hiện tiêm chích, châm cứu, các thủ thuật qua da, thực hiện thụ tinh nhân tạo....phải bảo đảm các dụng cụ được tiệt khuẩn. Tuyệt đối phòng ngừa hiện tượng lây chéo xảy ra trong chăm sóc dịch vụ y tế.
- Đã có thuốc chữa khỏi bệnh AIDS chưa ?
- Nếu muốn xét nghiệm tự nguyện phát hiện nhiễm HIV/AIDS thì có thể xét nghiệm ở đâu ?
- Việc xét nghiệm bắt buộc phát hiện nhiễm HIV/AIDS được tiến hành trong những trường hợp nào ?
- Chưa có thuốc chữa khỏi bệnh AIDS. Tuy nhiên với tiến bộ của khoa học y dược, một số thuốc ức chế men sao chép ngược và ức chế men Protease đã được phối hợp sử dụng nhằm làm chậm lại quá trình phát triển của HIV trong cơ thể nhưng những thuốc này rất đắt tiền. Bởi vậy, hiện nay AIDS được coi là vô phương cứu chữa.
- Việc xét nghiệm có thể tiến hành nhanh chóng với kết quả đáng tin cậy và chi phí xét nghiệm không lớn lắm. Pháp luật cũng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để bạn tự nguyện đến xét nghiệm. Cụ thể: điều 16 của Pháp lệnh phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) qui định trách nhiệm của cơ sở y tế phải xét nghiệm cho người tự nguyện xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS; người tự nguyện xét nghiệm được giữ bí mật về tên, tuổi, địa chỉ, được tư vấn.....Việc xét nghiệm có thể giúp bạn giải tỏa những băn khoăn, lo lắng, bất ổn về tâm lý, giúp bạn biết được thực trạng sức khỏe của mình và có cách đối phó 
- Ví dụ, bạn có thể chấm dứt lối sống không lành mạnh của mình mà vì nó bạn đã bị lây nhiễm, dùng thuốc hoặc các biện pháp can thiệp y tế khác để hạn chế, làm chậm sự phát triển của bệnh, đồng thời chủ động phòng ngừa không làm lây nhiễm cho người khác. 
- Tuy nhiên, việc có đi xét nghiệm hay không vẫn là một vấn đề có tính chất riêng tư và hoàn toàn thuộc quyền quyết định của bạn. Bạn nên suy nghĩ kỹ, lường trước mọi khả năng có thể xảy ra và chuẩn bị tốt về mặt tâm lý để đón chờ bất cứ kết quả xét nghiệm âm tính hay dương tính. 
- Về nơi xét nghiệm, tùy theo địa phương nơi bạn đang sống và theo nguyện vọng của bạn, bạn có thể đến xét nghiệm tại các phòng xét nghiệm của Viện vệ sinh dịch tễ học Trung ương, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang, phòng xét nghiệm của Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố hoặc Khoa huyết học của các bệnh viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bệnh viện da liễu. Các thông tin về bạn luôn được các cơ sở y tế giữ bí mật.
- Theo qui định tại điều 14 Pháp lệnh phòng chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) thì việc xét nghiệm bắt buộc phát hiện nhiễm HIV/AIDS đối với các trường hợp cho máu, cho tinh dịch, cho mô, cho một bộ phận của cơ thể người. 
 - Sau khi xét nghiệm, nếu là bị nhiễm HIV thì tôi nên làm gì ?
- Các trường hợp xét nghiệm bắt buộc này nhằm mục đích loại trừ một cách tuyệt đối khả năng lây nhiễm HIV/AIDS trong quá trình truyền máu, các sản phẩm máu, truyền tinh dịch, ghép mô hoặc một bộ phận của cơ thể con người. Cũng vì lý do đó, điều 14 còn nghiêm cấm việc truyền máu, các chế phẩm máu, truyền tinh dịch, ghép mô hoặc một bộ phận của cơ thể của người bị nhiễm HIV cho người khác. 
- Bạn không nên hoảng hốt, bi quan. Nhiễm HIV không phải là tội hay tệ nạn xã hội xấu xa đáng bị xã hội ruồng bỏ mà chỉ đơn thuần là một căn bệnh cho đến nay khoa học chưa tìm ra thuốc chữa trị. Kết quả xét nghiệm dương tính chỉ có nghĩa là bạn đang có HIV trong máu. Thực tế cho thấy nhiều người nhiễm HIV vẫn sống hoàn toàn bình thường khỏe mạnh trong nhiều năm và bạn hoàn toàn có quyền được hy vọng rằng trong thời gian đó khoa học sẽ phát triển và sẽ tìm ra thuốc chữa. 
- Các cơ sở khám chữa bệnh, các trung tâm tư vấn về HIV/AIDS sẵn sàng chỉ dẫn cho bạn thêm những điều cần thiết để đối phó với tình huống này. 
- Pháp luật qui định bạn phải thông báo cho vợ hoặc chồng mình về việc bạn bị nhiễm HIV, nhưng bạn không có nghĩa vụ phải nói điều đó cho bất cứ người nào khác. Bạn vẫn có thể làm việc, tham gia các hoạt động xã hội bình thường.
- Bạn cũng cần chủ động hạn chế bớt một số hoạt động hoặc áp dụng các biện pháp phòng ngừa để không làm lây nhiễm HIV/AIDS cho người khác, ví dụ như khi có quan hệ tình dục phải dùng bao cao su và đặc biệt không nên có con. Bạn nên đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe, tránh bị cảm cúm hay các bệnh thông thường khác có thể làm cơ thể suy yếu. định kỳ bạn nên đi khám sức khỏe, tham khảo ý kiến của bác sỹ để được chỉ dẫn một số loại thuốc, ví dụ AZT (Zidovudine), DDI (Didanosin), Lamivudine, Indinaviz có tác dụng

File đính kèm:

  • docGIAO AN SINH 8 T70.doc
Giáo án liên quan